Khu đèn đỏ ở Pakistan đảo lộn

 Những vũ công hiếm hoi còn sót lại tại Heera Mandi.
Những vũ công hiếm hoi còn sót lại tại Heera Mandi.
(PLO) - Từng là khu đèn đỏ nổi tiếng, tấp nập khách đến nghe hát, xem múa và mua dâm của Pakistan nhưng khu Heera Mandi giờ đây vắng bóng người qua lại. Những gái bán dâm cũng bỏ đi gần hết vì không có khách. Nguyên nhân của hiện tượng này được cho là do sự phát triển của công nghệ hiện đại, của thương mại điện tử.

Huy hoàng thời quá khứ

Heera Mandi là khu đèn đỏ và cũng là một khu chợ nổi tiếng tại thành phố Lahore, bang Punjab, Pakistan. Khu vực này ra đời dưới triều đại Mughal – đế chế Hồi giáo nắm quyền cai quản gần như cả Ấn Độ và Pakistan trong thế kỷ thứ 15 và 16. 

Heera Mandi trong tiếng Urdu có nghĩa là “Chợ kim cương”, hay còn được biết đến với tên khác là Shahi nghĩa là Khu dân cư hoàng gia. Nhiều người nói rằng sở dĩ khu vực này có cái tên “mỹ miều” như vậy là bởi ở đây có rất nhiều cô gái đẹp.

Tuy nhiên, cũng có ghi chép nói rằng thực chất cái tên Heera Mandi của khu vực này được đặt theo tên của Heera Singh – con trai của Bộ trưởng Ranjit Singh trong thời Mughal.

Khi mới được lập ra, khu chợ này là nơi tụ tập của những vũ công (trong tiếng Urdu là tawaif) chuyên ca ca hát và nhảy múa để phục vụ nhu cầu giải trí của tầng lớp thượng lưu ở các nước thuộc khu vực Nam Á lúc bấy giờ.

Khi đó, các vũ công tham gia biểu diễn phải những thành viên nữ ưu tú của cộng đồng. Được đứng trên sân khấu là niềm tự hào của họ và để có được niềm tự hào đó, họ phải trải qua quá trình đào tạo tương đối lâu dài và nghiêm ngặt.

Những vũ công này cũng đóng vai trò gần giống với các geisha của Nhật Bản, tức giảng dạy về các nghi lễ, phổ biến văn học và các điệu múa của người Urdu và người Nam Á cho người xem. Do vậy, họ có ảnh hưởng tương đối lớn trong cộng đồng và được nhiều người nể trọng. 

Các ghi chép thậm chí cho biết những người sắp kế nhiệm ngôi vương ở Pakistan ngay từ khi còn trẻ cũng đã được đưa đến khu Heera Mandi để các vũ công ở đây chăm sóc và truyền dạy về di sản và văn hóa. Hoạt động của những vũ công này cũng được duy trì qua cách thức truyền nghề, thế hệ này nối tiếp thế hệ kia.

Đến điểm nóng mại dâm

Tuy nhiên, Pakistan sau đó bị Anh đô hộ. Tại khu chợ này, quân Anh cho xây nhiều nhà thổ để phục vụ cho nhu cầu giải trí của các binh sỹ Anh. Các chuyên gia cho rằng, hành động của người Anh là cách để họ trấn áp về văn hóa và làm giảm lòng yêu nước của người Pakistan, khiến họ mất đi tinh thần kháng cự và nổi loạn. 

Và khu vực từng là trung tâm văn hóa truyền thống của Pakistan sau đó đã dần mất đi vẻ duyên dáng đầy tự hào của mình và trở thành trung tâm mại dâm, ban đầu dưới vỏ bọc của điệu nhảy truyền thống nhưng về sau trở nên rất công khai.

Thực chất những người sống tại khu vực này cho biết, cho đến nay, ở Heera Mandi có 2 loại phụ nữ, một là những vũ công chân chính – những người chọn tiếp tục bám trụ ở đây chỉ để biểu diễn những điệu nhảy truyền thống của người Pakistan, từ đó giữ gìn văn hóa và truyền thống đã được truyền qua các thế hệ của họ. 

Nhóm người thứ 2 chính là những người hành nghề mại dâm, những người không còn cách nào khác để kiếm tiền ngoài việc tiếp tục bám trụ ở đây. Cô Nargis – mẹ của 3 đứa con nhỏ - cho biết cô từng là một vũ công giỏi, thường xuyên được mời tham gia biểu diễn tại các sự kiện lớn nhưng sau khi kết hôn, cô đã từ bỏ công việc để trở thành một bà nội trợ, chăm lo cho gia đình. 

Tuy nhiên, mọi việc không như cô mong muốn. Nargis thường xuyên bị chồng đánh đập dù phải làm việc cả ngày lẫn đêm. Cuối cùng, không còn lựa chọn nào khác, cô đã phải ôm con bỏ trốn. Không nghề nghiệp, không tiền bạc, cô cuối cùng đành trở về Heera Mandi và hiện là gái bán dâm ở khu vực này.

Nargis cho hay cô không dạy con về tôn giáo và cũng không cho phép chúng đi học vì nghĩ rằng nếu chúng được đến trường, chúng sẽ nhận thức được sự thực về công việc của mẹ chúng, sẽ không còn kính trọng, thậm chí ruồng rẫy mẹ mình dù công việc mà cô đang làm chính là sinh kế của cả gia đình.

Điều trớ trêu là, Heera Mandi nằm ngay cạnh nhà thờ Hồi giáo. Giáo lý của đạo Hồi cấm phô diễn quá nhiều thân thể và quan hệ tình dục trước hôn nhân nhưng hoạt động mại dâm lại diễn ra công khai ở đây, không chỉ đi ngược lại các giá trị mà phần lớn người dân Pakistan tuân thủ và cũng trái với pháp luật của nước này.

Tác động mạnh mẽ của công nghệ

Tuy nhiên, sự bùng nổ của thương mại điện tử đang làm thay đổi đáng kể phương thức hoạt động mua bán dâm ở Pakistan và quận đèn đỏ Heera Mandi nổi tiếng hiện đang có nguy cơ bị xóa sổ.

Những ban công vốn là nơi những phụ nữ xinh đẹp đứng để chào mời khách nay trống không. Đến những ổ khóa ở những căn phòng để những người bán dâm tiếp khách cũng bị sét rỉ vì chẳng mấy khi được đụng đến.

Lý do là, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, những người đàn ông giờ đây hoàn toàn có thể đặt lịch hẹn “vui vẻ” với phụ nữ thông qua các trang web hẹn hò hoặc liên lạc trực tiếp với phụ nữ thông qua các trang mạng xã hội thay vì phải đích thân ra đường để lựa chọn người mà họ muốn đi cùng trong số những cô gái đang đứng mời chào. 

Reema Kanwal – một người có bà, mẹ đều hành nghề mại dâm và bản thân cô cũng tiếp bước – cho biết, những người bán dâm hiện nay chỉ cần 1 chiếc điện thoại là đã có thể tự “tiếp thị”, rao bán thân qua các trang mạng xã hội như Facebook, Locanto hay Skype với giá bán dâm mỗi lần chỉ khoảng 3 USD. 

Bên cạnh đó, hàng chục trang chuyên về dịch vụ môi giới mại dâm cũng đã được lập ra để phục vụ hàng chục nghìn khách hàng ở Karachi, Lahore, Islamabad hoặc thậm chí ở cả Dubai và Singapore. 

Dù Pakistan là một đất nước Hồi giáo bảo thủ sâu sắc, nơi hoạt động mại dâm bị cấm và quan hệ tình dục ngoài hôn nhân vẫn được quy định là tội hình sự nhưng một trong những trang web môi giới mại dâm ở nước này khẳng định họ đã phục vụ cho khoảng 50.000 khách hàng.

Chủ của những cửa hàng bán các loại nhạc cụ cuối cùng ở Heera Mandi cũng đang nghĩ đến việc phải rời bỏ nơi này bởi với những cô gái hiện hoàn toàn có thể học các điệu nhảy đầy khiêu khích qua YouTube trên nền nhạc được phát trực tiếp trên mạng. 

“Họ mang theo USB hoặc đôi khi cũng chẳng cần đến thiết bị này vì họ có thể copy nhạc vào điện thoại và phát qua loa” – ông Soan Ali, chủ của một cửa hàng nhạc cụ, cho biết.

Mehak – một chuyên gia nổi tiếng về phẫu thuật thẩm mỹ của Pakistan – cũng xác nhận việc truyền thông hiện đại đã thay đổi hoàn toàn hoạt động mua bán dâm ở Heera Mandi. “Những đứa con gái bây giờ không cần ma cô dẫn khách bởi chúng có Facebook, Twitter” – bà này nói.

Ít người biết được rằng Mehak – một phụ nữ ngoài 50 tuổi, đang sinh sống trong một căn biệt thự xa hoa ở khu dành cho người giàu tại Lahore – ngoài nghề chính còn có thêm một nghề phụ là môi giới mại dâm.

Bà ta cho biết, trái ngược với sự ảm đạm ở Heera Mandi, hoạt động mua bán dâm bên ngoài khu vực này lại đang rất nhộn nhịp. Bản thân bà ta cũng phất lên nhanh chóng từ hoạt động điều hành đường dây bán dâm qua mạng. 

“Những sinh viên y khoa và những người có bằng thạc sỹ là những người được trả cao nhất. Họ có thể nhận được 100.000 rupee (1.000 USD) cho mỗi đêm đi tiếp khách” – bà này nói. 

Người phụ nữ này cũng cho biết đang có kế hoạch mở rộng quy mô hoạt động, đồng thời cung cấp thêm dịch vụ môi giới nam. “Nhiều đứa con gái đến từ những gia đình ở tầng lớp thượng lưu tìm đến tôi và hỏi tôi về những cậu bé. Chúng nói rằng chúng sẵn sàng trả tiền nhưng chúng cần là cần những chàng trai mạnh mẽ” – Mehak tiết lộ.

Tin cùng chuyên mục

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Đọc thêm

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024
(PLVN) - Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã được Euromonitor International vinh danh là thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, nhờ vào kỷ lục đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt xa thành phố đứng thứ hai là Istanbul, nơi đón 23 triệu lượt khách nước ngoài.

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.