Không thể 'một mình một chợ'

Không thể 'một mình một chợ'
(PLO) - Liên tiếp trong 2 ngày 25 và 26/7 tại Hà Nội diễn ra hai hội nghị quốc tế quan trọng. Đầu tiên, ngày 25/10, Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Khu vực Mekong (WEF-Mekong). Đây cũng là lần đầu tiên Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức một hội nghị riêng về khu vực Mekong.

Với chủ đề “Phát triển khu vực Mekong: Đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và kết nối”, hội nghị gồm 5 phiên họp tập trung thảo luận nhiều vấn đề về phát triển và hội nhập của các nước Mekong trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4…

Tiếp đó, sáng 26/10, hai Hội nghị cấp cao ACMECS 7 và CLMV 8 đã chính thức khai mạc tại Hà Nội. Phát biểu khai mạc hai hội nghị, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Các nước Mekong đã trở thành động lực quan trọng của kinh tế Đông Nam Á, được đánh giá là một trong những khu vực năng động hàng đầu trên thế giới… Việt Nam rất coi trọng CLMV và ACMECS, sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với các nước thành viên cũng như các đối tác phát triển vì hòa bình và thịnh vượng chung của khu vực chúng ta”. 

Người đứng đầu Chính phủ đã nêu các đề xuất của Việt Nam. Thứ nhất, kết nối kinh tế nên được coi là một trọng tâm ưu tiên thông qua việc đẩy mạnh kết nối giao thông trên các hành lang kinh tế tiểu vùng như Hành lang Kinh tế Đông-Tây (EWEC), Hành lang Kinh tế Bắc - Nam, Hành lang Kinh tế phía Nam…Thứ hai, hợp tác thương mại, đầu tư và du lịch là động lực quan trọng: Các nước Mekong cùng với các nước ASEAN đang nỗ lực thực hiện mục tiêu xây dựng một thị trường thống nhất vào năm 2025, theo đó cần hợp tác tạo thuận lợi cho lưu chuyển thương mại, đầu tư và du lịch qua biên giới, đơn giản hóa và hài hòa quy trình, thủ tục trên các tuyến hành lang kinh tế.

Thứ ba, Thủ tướng cho rằng, các nước Mekong không thể chỉ dựa vào khai thác tài nguyên, lao động giản đơn, mà cần mở rộng đầu tư mạnh mẽ vào đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu. Thứ tư, coi phát triển bền vững và bao trùm là mục tiêu hàng đầu. 

Tuyên bố Hà Nội Hội nghị Cấp cao ACMECS 7 được phát đi chiều 26/10 khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường quan hệ hợp tác hướng tới tăng trưởng bền vững và bao trùm. “Hướng tới Tiểu vùng Mekong năng động và thịnh vượng” chính là chủ đề xuyên suốt trong Tuyên bố Hà Nội Hội nghị cấp cao ACMECS 7.

Không thể nào phát triển và thịnh vượng nếu không kết nối. Để kết nối, ngoài hạ tầng cứng truyền thống, yếu tố “thắng bại” là hạ tầng “mềm” trong bối cảnh “cách mạng công nghiệp lần thứ 4”. Rõ ràng đã đến lúc không thể “một mình một chợ”, giá trị gia tăng phải được chia đều trong kết nối khu vực và toàn cầu. Mỗi một doanh nhân, mỗi cấp chính quyền và hệ thống chính trị đã chuẩn bị gì chưa?.

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.