"Không quyền anh, quyền tôi" khi xây dựng pháp luật về an toàn giao thông

Thủ tướng khẳng định việc xây dựng Luật Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ là cần thiết. Ảnh; VOV Giao thông
Thủ tướng khẳng định việc xây dựng Luật Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ là cần thiết. Ảnh; VOV Giao thông
(PLVN) - Thủ tướng yêu cầu trong xây dựng luật Bảo đảm an toàn giao thông và sửa đổi  Luật Giao thông đường bộ, “cái gì có lợi cho dân, làm gì để xã hội phát triển tốt thì nên tiến hành, không quyền anh, quyền tôi mà làm chậm trễ sự phát triển của đất nước”.

Tại phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7/2020 sáng nay (12/8), Chính phủ đã nghe lãnh đạo Bộ Công an trình bày báo cáo tóm tắt về Dự án Luật Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải trình bày báo cáo tóm tắt Dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi).

Sau khi lắng nghe các ý kiến phát biểu, kết luận phần thảo luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, an toàn giao thông là vấn đề lớn, rất quan trọng vì “tính mạng con người là trên hết”. Việc xây dựng Luật Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ là cần thiết, trên cơ sở tách ra từ Luật Giao thông đường bộ.

Thủ tướng yêu cầu trong xây dựng luật, “cái gì có lợi cho dân, làm gì để xã hội phát triển tốt thì nên tiến hành, không quyền anh, quyền tôi mà làm chậm trễ sự phát triển của đất nước”.

Về phạm vi điều chỉnh, Thủ tướng nêu rõ, không để chồng chéo, tầng nấc, nêu ra các nguyên tắc, cái gì thuộc giao thông tĩnh, xây dựng công trình thì thuộc Bộ Giao thông vận tải, cái gì liên quan an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì giao cho Bộ Công an.

Về quản lý hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ, để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác, tổ chức thực thi, nên thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) là hợp lý, trừ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Về nội dung quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, Thủ tướng đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tiếp tục rà soát, tập trung hoàn thiện hơn, bảo đảm tính bao quát, toàn diện, thống nhất, không chồng chéo, trùng lắp với lĩnh vực giao thông đường bộ đã được quy định trong Luật Giao thông đường bộ. Cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn về phân quyền chính quyền địa phương các cấp trong quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Để phù hợp với tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý, cần phải có lộ trình, bước đi trên cơ sở tổng kết thực tiễn, đánh giá tác động cụ thể, nếu quy định cụ thể ngay trong luật sẽ gây khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành. Do vậy, nhất trí với các ý kiến đề xuất, Luật này chỉ mang tính nguyên tắc.

Cần tiếp tục làm rõ, xử lý hợp lý mối quan hệ giữa Luật Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và Luật Giao thông đường bộ; tiếp tục làm rõ các quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ trong các luật khác như Luật Hàng hải, Luật Đường sắt, Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật Hàng không dân dụng để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật.

Đọc thêm

Quy định mới từ 1/7, người lái xe cần biết khi làm việc với CSGT

Ảnh minh họa: VietNamNet.
(PLVN) - Cục Cảnh sát giao thông (CSGT - Bộ Công an) cho biết, từ 1/7, khi người dân xuất trình thông tin các giấy tờ đã được tích hợp, cập nhật trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử từ ứng dụng VNeID, CSGT sẽ thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát thông tin giấy tờ trên VNeID...

'Muốn làm giàu trước tiên hãy làm đường'

Ảnh minh họa (Ảnh: Báo giao thông).
(PLVN) - “Muốn làm giàu trước tiên hãy làm đường” là một trong những quan điểm được nêu lên tại Hội nghị hợp tác Việt Nam - Trung Quốc về phát triển hạ tầng chiến lược giao thông và vai trò của các doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc, vừa diễn ra tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Hội nghị có sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính.

Công nghệ quản lý giao thông và ý thức tài xế

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Tại một cuộc gặp gỡ báo chí mới đây, Sở GTVT TP HCM cho biết, sau thời gian áp dụng một số công nghệ vào quản lý giao thông, đã cho thấy sự hiệu quả, minh bạch và tính răn đe chấn chỉnh ý thức tài xế, chủ xe rất cao.

Cảng hàng không Liên Khương chính thức thành sân bay quốc tế

Cảng hàng không Liên Khương chính thức thành sân bay quốc tế
(PLVN) - Sáng 23/6, Bộ GTVT và UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức công bố quyết định chuyển Cảng Hàng không (CHK) Liên Khương thành CHK  quốc tế Liên Khương. Với sự kiện này, Liên Khương chính thức trở thành sân bay quốc tế đầu tiên của khu vực Tây Nguyên