“Không phải của mình thì nên buông hết, mới được an vui”

“Không phải của mình thì nên buông hết, mới được an vui”
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - "Đối với vật không phải của mình, phải xả bỏ hết; khi đã xả bỏ những pháp này rồi, thì được an vui lâu dài. Những gì không phải sở hữu của các ông? Mắt, không phải của các ông, nên xả bỏ; khi đã xả bỏ rồi, thì được an vui lâu dài. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy."

Các Tỳ-kheo đang tu học trong rừng cây Kỳ-đà. Chợt có người đến quét lá mang đi. Các Tỳ-kheo vẫn an nhiên bất động, vì đơn giản lá rừng nào có dính dáng gì đến tôi và của tôi. Nhân đó Thế Tôn khéo nhắc: Những gì không phải của mình thì nên buông hết, chẳng nên nắm giữ làm gì, buông hết mới được an vui.

“Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

- Những gì không phải là của các ông, cần phải xả bỏ hết; khi đã xả bỏ hết pháp đó rồi, thì được an vui lâu dài. Này các Tỳ-kheo, ý các ông thế nào? Ở trong rừng Kỳ-đà này, các thứ cỏ cây, cành lá, nếu có người mang đi, thì các ông có nghĩ rằng: Những vật này là tôi, là của tôi, người kia sao lại đem đi?

Các Tỳ-kheo đáp:

-Bạch Thế Tôn, không. Vì sao? Vì những vật này chẳng phải ta, chẳng phải của ta.

-Tỳ-kheo, các ông cũng lại như vậy, đối với vật không phải của mình, phải xả bỏ hết; khi đã xả bỏ những pháp này rồi, thì được an vui lâu dài. Những gì không phải sở hữu của các ông? Mắt, không phải của các ông, nên xả bỏ; khi đã xả bỏ rồi, thì được an vui lâu dài. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy.

-Thế nào, Tỳ-kheo, mắt là thường hay là vô thường?

Tỳ-kheo đáp:

-Bạch Thế Tôn, là vô thường.Phật lại hỏi:

-Nếu là vô thường thì khổ phải không?

Bạch Thế Tôn, là khổ.

Phật lại nói:

- Nếu vô thường là khổ, là pháp biến dịch, vậy đa văn Thánh đệ tử đối với sáu nhập xứ này, nên quán sát chẳng phải ta, chẳng phải của ta. Khi quán sát rồi, đối với các pháp thế gian không chấp thủ. Vì không chấp thủ nên không đắm trước, do không đắm trước nên tự mình giác ngộ Niết-bàn: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa’.

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành”.

(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 274)

Buông bỏ là một loại trí tuệ

Thế Tôn dẫn chuyện rất tài tình, chiếc lá rừng vốn không phải của mình thì dính mắc làm chi. Điều này hiển nhiên ai cũng thấy. Nhưng sâu kín hơn, có nhiều vật khác cũng không phải của mình mà tự mình không hề biết, cứ nghĩ là của mình. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý (lục căn, sáu giác quan) là mình chăng? Chúng tạm là mình thôi, thực chất chẳng phải của mình, vì chúng vô thường biến hoại, mình không làm chủ được.

Đó là bên trong (căn), còn bên ngoài (cảnh) cũng vô thường biến hoại không khác. Căn và cảnh đã vô thường, biến hoại; đã không phải là mình thì hà cớ gì phải dính mắc, bo bo nắm giữ. Nên căn cảnh gặp nhau mà sinh tâm đắm trước, dính mắc vào thì khổ đau, trói buộc. Không đắm trước và chấp thủ, buông hết thì nhẹ nhàng, thảnh thơi.

Quan trọng là phát huy tuệ giác về vô thường, thấy thân tâm và thế giới này thực sự không có cái gì là mình và của mình. Thấy được vậy thì mới có thể buông, không nắm, không giữ, không dính mắc. Nói cách khác, có xúc mà không thọ, ái, thủ, hữu thì chấm dứt sinh tử. Thế nên, thâu vào và nắm giữ là thuận dòng sinh tử, khổ đau. Ngược lại, thấy rõ vô thường nên buông bỏ hết là giải thoát Niết-bàn.

Đọc thêm

Chữa lành vết thương quá khứ bằng sự tận tụy, nhân ái

Dự án “Voices of Rwanda” lưu giữ hàng trăm lời chứng thực từ các nạn nhân diệt chủng. (Ảnh: Voices of Rwanda)
(PLVN) - Trong lịch sử, những cuộc chiến tranh, xung đột và thảm họa đã để lại những vết thương sâu sắc cả về thể chất, tinh thần. Để làm dịu đi những tổn thương này, nhiều dự án nhân đạo đã được triển khai nhằm giúp đỡ những người bị ảnh hưởng, mang lại hy vọng và khôi phục niềm tin vào cuộc sống.

Trang thông tin điện tử Phật giáo Tiền Giang thay đổi giao diện

Giao diện mới trang tin điện tử Phật giáo Tiền Giang.
(PLVN) - Được sự cho phép của Thượng toạ Thích Quảng Lộc, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự PGVN tỉnh Tiền Giang, Ban Thông tin Truyền thông PGVN tỉnh Tiền Giang đã thay đổi giao diện website và hệ thống quản trị nội dung (CMS) mới nhằm phục vụ Phật tử tốt hơn.

'Sáng tác âm nhạc - sáng đạo trong đời' bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam

Cuộc vận động “Sáng tác âm nhạc - sáng đạo trong đời”. (Ảnh BTC)
(PLVN) - Cuộc vận động “Sáng tác âm nhạc - sáng đạo trong đời” là hoạt động thiết thực góp phần tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống cho cộng đồng theo tinh thần Phật giáo thông qua các loại hình nghệ thuật; đồng thời, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam.

Hạnh nguyện của Tăng bảo

Hạnh nguyện của Tăng bảo
(PLVN) - Phật giáo là một tôn giáo sống, như một cái cây, luôn phát triển và đâm cành, phân lá. Ví như Phật bảo có tám muôn bốn ngàn pháp môn tu, Pháp bảo có ba tạng kinh luật luận, Tăng bảo cũng có bá thiên vạn hạnh để quảng độ chúng sanh.

Đạp xe quanh hồ Tây không chỉ là trào lưu

Đạp xe ở Hồ Tây đã trở thành thói quen lành mạnh của nhiều người dân Thủ đô. (Nguồn: Nụ Lương)
(PLVN) - Trào lưu đạp xe xung quanh Hồ Tây đang nở rộ trong vài năm gần đây. Xu hướng thể thao này không chỉ được người trẻ yêu thích, mà tất cả các độ tuổi đều có thể tham gia và được xem như một bộ môn thể thao giúp mọi người nâng cao sức khỏe, kết nối, giao lưu với bạn bè mới.

GHPGVN kêu gọi Tăng Ni, Phật tử hiến mô tạng cứu người

GHPGVN kêu gọi Tăng Ni, Phật tử hiến mô tạng cứu người
Đó là chia sẻ của Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, vào sáng nay - 25/6, tại lễ ký kết phối hợp Chương trình đăng ký hiến tặng mô, tạng - Cho đi là còn mãi của Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam và GHPGVN.

Mái chùa vang tiếng học vần

Mái chùa vang tiếng học vần
Hoạt động dạy và học chữ viết Khmer cho con em đồng bào dân tộc mỗi dịp hè trong các ngôi chùa Khmer ở Bạc Liêu thúc đẩy nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu tinh thần của đồng bào phật tử Khmer trong tỉnh.

Lý do Thượng tọa Thích Chân Quang bị cấm thuyết giảng trong 2 năm?

Lý do Thượng tọa Thích Chân Quang bị cấm thuyết giảng trong 2 năm?

(PLVN) - Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng những phát ngôn của Thượng tọa Thích Chân Quang không đúng chánh pháp, làm ảnh hưởng đến uy tín của Giáo hội. Do đó, yêu cầu ông không được thuyết giảng dưới mọi hình thức, không chủ trì tổ chức các sự kiện tập trung đông người tại Thiền tôn Phật Quang và các địa điểm khác trong thời gian 2 năm.