Không nên cực đoan trong phòng chống tác hại thuốc lá

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Việc Cục Quản lý Dược & Thực phẩm Philippines (QLDTP) thừa nhận đã nhận tiền tài trợ từ tổ chức từ thiện tư nhân trong quá trình tham vấn cho Chính phủ xây dựng chính sách quản lý thuốc lá thế hệ mới đã dấy lên quan ngại về sự công bằng và minh bạch của chính sách. 

Tuy nhiên, Philippines không phải là nước duy nhất khiến dư luận lo ngại khi gần đây ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các tổ chức từ thiện dường như đang tham gia vào việc xây dựng chính sách công tại nhiều nước đang phát triển. Đồng thời đòi hỏi phải có chính sách phòng chống thuốc lá dựa vào kết quả khoa học, chứ không “đốt cháy giai đoạn” và cực đoan, cấm đoán. 

Khi các tổ chức phi chính phủ tác động vào các chính phủ...

Có nhiều tổ chức trên thế giới nhiều năm qua hoạt động rất sôi nổi nhằm tác động phần nào đến việc phòng chống thuốc lá toàn cầu như Bloomberg hay Quỹ của gia đình Bill Gates. Điểm chung của các tổ chức này là đằng sau họ là các tỷ phú nổi tiếng. Trong đó, có thể thấy Michael R. Bloomberg và vợ chồng Bill và Melinda Gates được đánh giá là có ảnh hưởng lớn tới chính sách kiểm soát thuốc lá toàn cầu khi cam kết chi tới gần 1,3 tỷ USD. 

Tính đến năm 2016, tổ chức Bloomberg Initiatives thuộc Quỹ Bloomberg Philantrophies đã hỗ trợ 59 quốc gia thông qua các luật định và chính sách về kiểm soát thuốc lá. Còn Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá của Quỹ Bill & Melinda Gates cam kết chi gần 210 triệu USD cho hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá tại hơn 30 quốc gia châu Á và châu Phi, và 7 triệu USD trong vòng 5 năm cho Liên minh Phòng chống tác hại thuốc lá Đông Nam Á (SEATCA) bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Indonesia và Philippines. 

Một hội thảo về thuốc lá điện tử do Healthbridge hỗ trợ tổ chức.
Một hội thảo về thuốc lá điện tử do Healthbridge hỗ trợ tổ chức.

Những năm qua, Michael Bloomberg cùng với Bill & Melinda Gates ảnh hưởng lớn tới việc thực thi các chính sách liên quan tới thuốc lá của nhiều nước, từ việc vận động tăng thuế thuốc lá tới các phi vụ kiện tụng liên quan tới các công ty thuốc lá. Năm 2007, có 64 luật lệ và chính sách quốc gia về kiểm soát thuốc lá có hiệu lực, đến 2014 con số này tăng lên 177 và với việc đổ thêm tiền cũng như tăng sức ảnh hưởng lên các cơ quan chính phủ, con số này hứa hẹn tăng cao hơn. 

Gần đây, có những cáo buộc và thừa nhận rằng những tổ chức này đã bỏ tiền nhằm chi phối chính sách kiểm soát thuốc lá của các nước mà Philippines và Mexico là những ví dụ. Tháng 12/2020, Cục QLDTP Philippines đã bị đề xuất tiến hành một cuộc điều tra do liên quan đến việc tổ chức này nhận tài trợ từ Quỹ Bloomberg và Liên minh Phòng chống Lao và bệnh Phổi Quốc tế (The Union).

Những tổ chức tư nhân quốc tế này vận động cho chính sách chống lại tất cả các sản phẩm thuốc lá hoặc có chứa nguyên liệu thuốc lá. Các khoản tài trợ này bị cho là được dùng để đổi lấy việc ban hành các chính sách cụ thể và được xác định trước đối với các sản phẩm thuốc lá hợp pháp.

Còn tại Mexico - đất nước được thế giới biết đến là đi đầu trong việc thực hiện chính sách cai nghiện thuốc lá - mới đây lại bị phát hiện đã thuê người của một tổ chức chống thuốc lá để xây dựng dự thảo luật. 

Như đã nói ở trên, điều này làm dấy lên quan ngại nghiêm trọng về tính độc lập và uy tín của cơ quan tư lệnh ngành y tế của Philippines. Ủy ban Hạ viện Chính phủ Philippines đã tiến hành phiên điều trần nhằm hỗ trợ tính pháp lý để điều tra và cho rằng việc Cục QLDTP cũng như các cơ quan, tổ chức chính phủ nhận tài trợ tư nhân để đổi lấy các chính sách cụ thể và được xác định trước nhằm chống lại ngành công nghiệp hợp pháp là coi thường quyền tự chủ và lựa chọn chính đáng của người tiêu dùng.

Điều đáng nói là các tổ chức từ thiện thuộc Quỹ Bloomberg hoạt động rộng khắp trên thế giới thông qua các tổ chức như HealthBridge Canada, Campaign for Tobacco-Free Kids, Vital Strategies, The Union… và đặc biệt có ảnh hưởng tại các nước đang phát triển, các nền kinh tế mới nổi từ châu Phi, khu vực Mỹ Latinh đến Đông Nam Á.

Hiệu quả đến đâu?

Các tổ chức đứng sau hoạt động ủng hộ lệnh cấm hút thuốc lá có quan điểm khá cứng nhắc, cực đoan và thường chủ động phớt lờ các nghiên cứu khoa học như Bloomberg luôn bảo vệ quan điểm “Bỏ thuốc hoặc là chết”. Việc cấm đoán và khả năng chi phối tới các lệnh cấm chống thuốc lá của Chính phủ có thể không giúp ích được cho sức khỏe cộng đồng, vừa không bảo vệ quyền con người. 

Cần chuyển đổi từ thuốc lá điếu đốt cháy sang các sản phẩm giảm thiểu tác hại. (Ảnh minh họa)
Cần chuyển đổi từ thuốc lá điếu đốt cháy sang các sản phẩm giảm thiểu tác hại. (Ảnh minh họa) 

Trường hợp của Thái Lan là một điển hình đáng chú ý. Trong giai đoạn 2005 - 2020, Thái Lan đã triển khai 15 biện pháp kiểm soát thuốc lá, bao gồm 8 đợt tăng thuế, các lệnh cấm toàn diện đối với việc hút thuốc lá tại nơi công cộng, lệnh cấm quảng cáo, lệnh cấm sử dụng thuốc lá điện tử hoàn toàn và quy định bắt buộc sử dụng bao bì trơn. Mặc dù vậy, tỷ lệ hút thuốc lá điếu đốt cháy đã không giảm đáng kể trong 1 thập kỷ qua, vẫn ở mức 1/5 người trưởng thành, tỷ lệ hút là 19,1% năm 2017, khá xa so với mục tiêu giảm còn 15% năm 2025. 

Trong khi đó tại Anh, tỷ lệ người hút thuốc lá đốt cháy giảm 5%, từ 20% năm 2011 xuống 15% năm 2018. Nước Anh cũng được xem là minh chứng thành công nhất trong nỗ lực giảm thiểu tỷ lệ hút thuốc lá đốt cháy ở mức 9% thanh niên độ tuổi 18-24.

Việc hợp thức hóa thuốc lá điện tử đã góp phần vào thành công này bởi sản phẩm đưa ra cho những người hút thuốc sự lựa chọn để chuyển đổi từ thuốc lá điếu đốt cháy sang các sản phẩm giảm thiểu tác hại và dần dần cai hẳn việc hút thuốc lá. Cần lưu ý rằng trong các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng gây hại ít hơn tới 95% so với thuốc lá điếu đốt cháy. 

Do đó, áp dụng một chính sách phòng chống thuốc lá, trước hết không nên cực đoan và cấm đoán, mà nên dựa vào kết quả khoa học để có đa dạng lựa chọn hơn cho người tiêu dùng, thay vì “đốt cháy giai đoạn” và ép người nghiện thuốc lá một lựa chọn duy nhất là phải bỏ hút hoặc chết. Điều này thực tế vô lý vì chỉ 8% người nghiện thuốc lá có thể cai thành công, thấp hơn rất nhiều lần so với con số này 45% đối với người nghiện ma túy. Các cơ quan làm luật nên dựa vào khoa học và minh bạch về mặt luật pháp để không bị bất kỳ tổ chức nào chi phối và thúc ép đưa ra quy định đi ngược với sự tín nhiệm của người dùng. 

Tin cùng chuyên mục

LING TRAN COSMETICS & SPA bị xử phạt 35 triệu đồng

LING TRAN COSMETICS & SPA bị xử phạt 35 triệu đồng

(PLVN) -  Ngày 9/6, lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã ra quyết định xử phạt hành chính 35 triệu đồng đối với hộ kinh doanh LING TRAN COSMETICS & SPA có địa chỉ tại số nhà 082, đường Ngũ Chỉ Son, tổ 02, phường Sa Pa, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai về hành vi tàng trữ lô hàng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Đọc thêm

'Cầu nối' văn hóa từ sản phẩm OCOP Việt Nam

Người dân đang lựa chọn sản phẩm OCOP tại một lễ hội ở Hà Nội. (Ảnh: P.V)
(PLVN) - Phát triển sản phẩm OCOP nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ của từng địa phương trong việc cụ thể hóa Nghị quyết 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030. Sau nhiều năm thực hiện, các sản phẩm ẩm thực OCOP ở các địa phương đang trở thành “nhịp cầu” kết nối người dân, bạn bè quốc tế với các nét đẹp văn hóa truyền thống của nước ta.

Robot hình người không đầu điều khiển bằng giọng nói

Robot hình người cũng có thể được sử dụng cho mục đích chăm sóc y tế. (Ảnh: Wandercraft)
(PLVN) - Một công ty công nghệ tại Paris vừa công bố mẫu robot hình người đầu tiên mang tên Calvin, được phát triển chỉ trong 40 ngày. Với khả năng tự cân bằng và điều khiển bằng giọng nói, Calvin hứa hẹn sẽ thay thế con người trong các công việc nặng nhọc, thiếu tính công thái học tại nhà máy Renault.

Samsung phát cảnh báo an toàn cho người dùng

Hình minh họa (Ảnh: PhoneArena)
(PLVN) - Trước làn sóng trộm cắp điện thoại ngày càng nghiêm trọng tại Anh và các quốc gia khác, Samsung đã phát cảnh báo đến 40 triệu người dùng Galaxy, đồng thời giới thiệu hàng loạt tính năng bảo mật mới giúp bảo vệ dữ liệu cá nhân và ngăn chặn hành vi đánh cắp thiết bị ngay từ đầu.

Toyota ra mắt SUV điện bZ5 giá chỉ từ 18.000 USD tại Trung Quốc

Toyota ra mắt SUV điện bZ5 (Ảnh: Toyota)
(PLVN) - Toyota chuẩn bị tung ra mẫu SUV điện hoàn toàn mới mang tên bZ5 tại Trung Quốc vào ngày 10/6, với mức giá khởi điểm cực kỳ cạnh tranh - chỉ khoảng 130.000 nhân dân tệ (tương đương 18.000 USD). Đây là nỗ lực mới nhất của hãng xe Nhật trong cuộc chiến giá xe điện đang ngày càng khốc liệt tại thị trường tỷ dân.

Cuộc chiến không khoan nhượng

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống, truy quét hàng lậu, hàng giả và gian lận thương mại; đặc biệt trong lĩnh vực y tế; lực lượng chức năng cả nước đã có những động thái quyết liệt, tổ chức các đợt cao điểm. Đặc biệt, tại thị trường TP HCM, đô thị lớn bậc nhất, số dân nhiều bậc nhất, thị trường rộng lớn và sôi động nhất, công tác này càng được chú trọng.

Hoàn thiện chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo

Video tạo bởi Veo3 đang “bùng nổ” trên mạng xã hội, nếu không gắn nhãn khó phân biệt thật, giả. (Ảnh cắt từ clip AI)
(PLVN) - Chỉ trong nửa năm nay, những công cụ tạo nội dung bằng trí tuệ nhân tạo (AI) liên tục ra mắt, biến những thông tin ảo thành sản phẩm sống động khó phân biệt thật - giả, thậm chí tạo “cơn sốt” chục triệu lượt xem trên mạng xã hội Việt Nam trong thời gian ngắn. Song, sự bùng nổ đó cho thấy nhiều nguy cơ tiềm ẩn với chính người dùng, cũng như hệ thống pháp lý về quản lý nội dung AI vẫn còn nhiều khoảng trống, chưa ràng buộc trách nhiệm gắn nhãn, xử phạt hay bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ…

VASEP 'lên tiếng' trước tin Mỹ áp thuế sơ bộ cao bất thường với tôm Việt Nam

VASEP cho rằng có sự nhầm lẫn, sai sót trong kết quả dẫn đến số liệu bị sai lệch, và sẽ nhanh chóng bổ sung các dữ liệu phản ánh Việt Nam không bán phá giá vào thị trường Hoa Kỳ. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Sau đợt rà soát sơ bộ, Bộ Thương mại Mỹ đã áp mức thuế chống bán phá giá lên tới 35,29% đối với tôm xuất khẩu của 23 doanh nghiệp Việt Nam. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định đây là mức thuế bất thường, có thể do sai sót trong tính toán; và sẽ đề nghị phía Mỹ xem xét lại để đảm bảo sự công bằng, tránh ảnh hưởng đến xuất khẩu và người nuôi tôm trong nước.

Dự thảo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Siết chặt giám sát và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, một trong những điểm mới của dự thảo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa chuyển mạnh sang hậu kiểm với 90 - 95% hàng hóa, sản phẩm. Khi phát hiện gian dối, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt nặng hơn, có thể thu hồi giấy phép, công khai sai phạm trên nền tảng số. Chế tài xử phạt sẽ không chỉ dừng ở mức hành chính như trước, mà có thể xử lý hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng.