Không khí Ngày Độc lập 2/9/1945 trên báo chí đương thời

Không khí Ngày Độc lập 2/9/1945 trên báo chí đương thời
(PLVN) - Ngày 2/9/1945 là ngày trọng đại trong lịch sử dân tộc: Ngày Hồ Chủ tịch đọc Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước toàn thể quốc dân và thế giới sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”. Không khí về ngày trọng đại này đã được báo chí đương thời mô tả chi tiết.

Ngày Tết hơn trăm ngày Tết khác!

“Hôm chủ nhật 2/9 vừa qua, tất cả dân chúng Hà Nội đã hội họp tại vườn hoa “Ba Đình” để dự lễ “Ngày Độc lập” - đó là lời mở đầu trong bài viết “Ngày Độc lập ở Hà Nội” đăng trên Báo Nước Nam, số 282 (ra ngày 8 tháng 9 năm 1945).

Một số bài báo tường thuật về không khí của Ngày Độc lập 2/9/1945 trên báo chí đương thời.

Một số bài báo tường thuật về không khí của Ngày Độc lập 2/9/1945 trên báo chí đương thời.

Bức tranh, không khí Ngày Độc lập có lẽ đã được tờ Trung Bắc Chủ nhật (số ra ngày 9 tháng 9 năm 1945) mô tả sinh động và đậm nét nhất.

Trong bài: “Hôm nay là ngày Độc lập! Muôn năm Độc lập! Độc lập muôn năm!”, tác giả Tùng Hiệp đặt tít xen ngay đầu tiên là: “Tết Nguyên đán vào hạ tuần tháng Bảy”. Một so sánh thật chính xác về niềm vui lớn của dân tộc.

Ông viết: “Độc lập! Độc lập! Tiếng điện này hôm nay (2/9/1945) vang lên trong không khí như một tiếng nổ. Vang từ Bạch Mai qua phố Huế đi thẳng lên Quan Thánh, chợ Bưởi, vang từ làng Tràm Vẽ lướt qua Nghi Tàm mà về tận làng Thanh Trì. Độc lập! Độc lập! Vang lên từ Hà Nội tới Sài Gòn!

Sau bao nhiêu năm trời - ba phần tư của một thế kỷ - tiếng Độc lập này đã biến mất trong cuốn tự vị dân sinh của dân Việt Nam, ngày nay mới lại nổ bùng từ chợ chí quê của đất “Việt Nam yêu dấu ngàn năm”! Đây, hôm nay là một ngày mồng một Tết Nguyên đán của dân Việt Nam, tuy hôm nay mới là 26 tháng Bảy năm Ất Dậu. Nhưng ngày Độc lập này quả thật còn có vẻ tết hơn một trăm ngày tết khác!

Trong thành phố không ai là không lau chùi nhà cửa! Bàn thờ thì đèn nến thắp sáng trưng, hương trầm nghi ngút. Dân Hà Nội cúng bái tổ tiên khi dâng rượu và đồ cúng lên thì những tràng pháo dài thi nhau nổ vang lên khắp phố. Giời chỉ mát xuống mười độ nữa là đủ gây lên một cái không khí tháng Giêng thì Ngày Độc lập có thể gọi là một ngày Tết một trăm phần trăm vậy”.

Theo cố nhà văn Vũ Bằng, Tùng Hiệp, tác giả bài báo này là một nhà báo rất thạo tin, tên thật là Nguyễn Xuân Hiệp, con một gia đình khá giả ở phố Hàng Bồ, Hà Nội. Với ngòi bút miêu tả sinh động, tinh thần phấn chấn, vui tươi của khắp mọi tầng lớp người dân Hà Nội trong ngày 2/9/1945 được ký giả Tùng Hiệp ghi lại:

“Các người làm trong nhà được các ông chủ, bà chủ cho phép nghỉ hết và hẹn nhau chiều nay sẽ xếp thành hàng ngũ đi đón vị Chủ tịch của Chính phủ lâm thời Việt Nam. Một vài anh xe nhà cố kéo chủ đi mua thêm vài thứ vật dụng bị các thanh niên giữ lại và khuyên chủ nhà nên cho người làm về nghỉ để chiều họ còn đi mít - tinh, biểu tình - Hôm nay là Ngày Độc lập”.

“Và cũng có khai bút hẳn hoi. Kẻ thì dán lên trên tường những dòng chữ tỏ rõ cái chí hiên ngang của mình “Sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc!”, “Giọt máu cuối cùng, hơi thở sau hết của ta phải dâng lên cho đất nước”! Kẻ thì làm thơ ca tụng nền độc lập bất diệt của nước Việt Nam. Nhưng tôi chắc không ai quả quyết và thâm thúy bằng một nhà nọ ở phố Bắc Ninh (nay là phố Nguyễn Hữu Huân) viết mấy hàng chữ này “Độc lập hay là chết!” và dán lên… Đố các bạn biết ông dán lên đâu? Ông ấy dán lên cỗ áo quan lớn nhất bán ở cửa hàng nhà ông ta. Thật là ngộ nghĩnh nhưng mà nhìn ông với cái thái độ cứng cỏi hiện trên vừng trán sáng ngời, tôi bất giác nghĩ lại chuyện xưa, khi Bàng Đức vác áo quan ra chiến trường quyết chiến với Quan Vân Trường và chỉ biết có một là thắng, hai là chết mà thôi!”.

“Ở các phố khác các cửa hàng mở buổi sáng đón tiếp khách hàng niềm nở, dù mua hàng hay không cũng mời nước và thuốc lá và khi bán hàng thì khách hàng muốn trả bao nhiêu cũng được! Hôm nay là ngày độc lập! (…) Nhiều người khác nhất định bán cho nhanh, cho chóng để còn về ăn cơm sửa soạn cho các cháu và cho cả họ đi biểu tình đón tiếp cụ Hồ Chí Minh - Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam!”.

Một người nói, triệu người nghe…

Dù cách đây đã gần 80 năm, nhưng cách đặt tít, tường thuật của nhà báo Tùng Hiệp đã rất hiện đại. Không khí tại vườn hoa Ba Đình được ông miêu tả: “Trước khi mặt trời đứng giữa vùng trời, các đoàn ngũ ở các nơi đã rầm rộ kéo nhau về phía phủ Toàn quyền cũ, tới họp trước vườn hoa Ba Đình, có lẽ định chiếm lấy một chỗ thật tốt để mà được gần gũi vị Chủ tịch Hồ Chí Minh chăng? Các sinh viên, các chiến sĩ hàng trăm người làm việc chật vật mới giữ nổi trật tự cho số một triệu người đến dự cuộc biểu tình độc lập này ở khắp các phố Hà Nội, ở các làng lân cận và ở các tỉnh xa về dự nữa”.

Báo Cứu Quốc (số ra ngày 5/9/1945) cũng có những ghi chép tương tự về không khí tại “vườn hoa Ba Đình” hôm đó: “Mới từ 12 giờ trưa, những nẻo đường dẫn vào vườn hoa Ba Đình, nơi đã chọn để cử hành “Ngày Độc lập” đã thấy cuồn cuộn những giòng [dòng] người chảy đến. Đủ mặt các giới, các đoàn thể. Các anh em công nhân, các nhân viên sở công sở tư, các bô lão trong thành phố, các chị em phụ nữ, các anh em thanh niên, các trẻ em nhi đồng… Người ta chú ý tới trong buổi lễ này, lại có cả những người từ trước đến nay vẫn vắng mặt trong các cuộc biểu tình. Tất cả, hôm đó, đều không còn giữ sự phân biệt của mọi ngày thường về đẳng cấp, về tín ngưỡng, về nam nữ, về thế hệ… đến đấy, ai cũng chỉ còn là một người dân Việt Nam giữa những người dân Việt Nam khác đi đón nhận lời tuyên bố chính thức về cuộc: độc lập của nước nhà”.

“Người ta thấy từ 12 giờ trưa, từ những trẻ em mới chập chững biết đi cho đến các cụ già ngót trăm tuổi cũng chống gậy sắp hàng ngũ đi đón Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy các nhân viên của Chính phủ lâm thời đã nhất định 2 giờ trưa thì tới dự lễ nhưng đám biểu tình vẫn tiếp tục kéo tới cho đến mãi tới 2 giờ 25 phút giữa muôn vạn tiếng hoan hô dậy trời, dậy đất đoàn ô - tô mới tiến gần tới gần khán đài. Đột nhiên yên lặng một triệu người nín thở để nhìn một người! Người ấy điềm tĩnh bước lên khán đài. Bận một cái áo vàng cũ kỹ và đội một chiếc mũ lại ọp ẹp và cũ kỹ hơn nữa, người ấy nhìn thẳng vào một triệu người đang nhìn mình. Mắt thì sáng ngời, chòm râu đã hoa râm trên một bộ xương xẩu nhưng cương quyết lạ thường, một sức mạnh hiên ngang đã hiện ra trên bộ quần áo cũ kỹ có lẽ đã nhuốm bao nhiêu sương gió khi người ấy bôn tẩu ở hải ngoại để xây đắp nền độc lập Việt Nam. Người ấy là Chủ tịch Hồ Chí Minh”, trích tường thuật của Trung Bắc Chủ nhật.

Còn Báo Cứu Quốc cũng miêu tả về chân dung của Hồ Chủ tịch: “Tất cả sự chủ ý của đám đông khổng lồ tới dự lễ đều dồn cả vào vị Chủ tịch của Chính phủ, lần này là lần đầu tiên mới ra mắt quốc dân, trong cái dịp long trọng này để tuyên bố chính thức về sự thành lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Một ông già giáng [dáng] gầy yếu, nhưng tinh thần hiên ngang vẫn lộ ra trong bộ điệu ung dung, trong vầng trán cao mênh mông và đôi mắt sáng quắc. Ông vận một bộ quần áo bằng vải vàng đã bạc màu và (...) có lẽ vẫn là y phục của ông mang theo về từ những ngày lận đận bôn ba ở hải ngoại. Hình ảnh của ông đúng như cái hình ảnh mà mọi người trong nước vẫn vẽ trong trí tưởng tượng về nhà chí sĩ đầu tóc hoa râm đã bao năm rong ruổi phương xa, mưu tính sự tự do, độc lập cho Tổ quốc”.

Phần quan trọng nhất của buổi lễ, giờ phút Hồ Chủ tịch đọc Tuyên ngôn độc lập được Báo Cứu Quốc tường thuật: “Đoạn, vị Chủ tịch Chính phủ lâm thời đứng lên. Bằng một giọng rành mạch, giản dị, thỉnh thoảng lại hỏi xuống: “Tôi nói thế này đồng bào nghe có rõ không?”, tỏ ra mỗi lời nói của ông cất lên lúc này đều rất nghiêm trọng và ông muốn quốc dân không để lọt mất lời nào. Ông đọc lời tuyên ngôn của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. (…) Rứt [Dứt] lời tuyên ngôn đanh thép có một giá trị lịch sử lớn lao, tất cả quốc dân dưới đất đều đồng thanh cất tiếng hoan hô như sấm vang, trong một sự nhiệt liệt say sưa chưa bao giờ thấy”.

Với Bản Tuyên ngôn Độc lập vang lên giữa nắng thu Ba Đình ngày 2/9/1945, dân tộc Việt Nam đã chính thức bước vào hàng ngũ những quốc gia độc lập, tự do, thoát ly khỏi hệ thống thuộc địa, phụ thuộc của chủ nghĩa thực dân. Đọc lại những tường thuật về không khí ngày Lễ Độc lập trên báo chí đương thời càng thấy thêm giá trị thiêng liêng của ngày Tết đặc biệt này.

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: TTXVN.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với kiểm soát trong thực hiện chính sách đất đai

(PLVN) - Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Đất đai năm 2024 vào 1/7/2024 (sớm hơn so với quy định trong Luật là từ 1/1/2025) và một số cơ chế, chính sách quan trọng khác liên quan đến đất đai.

Đọc thêm

Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông cần bảo đảm tiến độ, chất lượng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chiều 8/5, chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) - Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc để các dự án được triển khai bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, bảo đảm môi trường, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm việc với Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu kết luận hội nghị (Ảnh VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Chiều 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan làm việc với các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương để nghe báo cáo kết quả một số nội dung phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và tiếp nhận, giải quyết các kiến nghị, đề xuất.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính với 3 bộ, 8 địa phương

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về cải cách TTHC với 3 bộ, 8 địa phương (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Ngày 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ chủ trì cuộc họp trực tuyến về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) với 3 bộ, gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, và 8 địa phương: TP. Hà Nội, TP. HCM, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Cần Thơ, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Hải Dương, và tỉnh Quảng Ninh.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
(PLVN) - Trong các ngày 06 và 07/5 /2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41 . Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Hiệu quả chuyển đổi số

Ảnh minh họa (Ảnh internet).
(PLVN) - Các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được tập trung đẩy mạnh xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu; dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp (DN) đạt nhiều kết quả nổi bật; kinh tế số, xã hội số tiếp tục có bước phát triển tích cực... là một số thành công được nêu lên tại Văn bản 203/TB-VPCP ngày 6/5/2024 thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS).

Khẩn trương luật hóa quản lý xe điện 4 bánh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 7/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về việc thí điểm hoạt động xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện (xe điện 4 bánh) chở khách tham quan, du lịch trong khu vực hạn chế.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TP HCM

Thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký Quyết định số 62/QĐ-BCĐCTTĐQG thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (Tổ công tác).

Nâng cao hiệu quả đóng góp của Kiểm toán nhà nước với hoạt động giám sát của Quốc hội

KTNN đã cung cấp thông tin các kết quả kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội. Ảnh minh họa: Cổng TTĐT KTNN
(PLVN) - Cùng với sự đổi mới, cải tiến hoạt động giám sát của Quốc hội, với chức năng, nhiệm vụ được giao, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã cung cấp thông tin các kết quả kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội, đồng thời thường xuyên tham gia các cuộc giám sát tối cao của Quốc hội, giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát của Quốc hội.

Tiếp tục lập nên những kỳ tích ‘Điện Biên Phủ mới’ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thủ tướng trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm.
(PLVN) - Sáng 7/5/, trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) tổ chức TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ quyết tâm phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích “Điện Biên Phủ mới” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.