"Không chạy, không xin, cũng không thoái thác nhiệm vụ Đảng giao"

"Gần suốt cả cuộc đời tôi theo Đảng, hoạt động cách mạng dưới sự lãnh đạo quản lý trực tiếp của Đảng, tôi không có chạy, tôi cũng không xin, và tôi cũng không thoái thác từ chối bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng, nhà nước quyết định phân công giao phó cho tôi. Tôi sẽ và nghiêm túc thực hiện như tôi đã làm trong suốt 51 năm qua”, người đứng đầu Chính phủ bày tỏ.

Hôm qua (14/11), trước khi kết thúc 2,5 ngày chất vấn và trả lời chất vấn, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đăng đàn, trực tiếp trả lời câu hỏi chất vấn của ĐBQH.

Trước khi trả lời chất vấn, Thủ tướng đã trình bày báo cáo giải trình và trả lời chất vấn. Tại báo cáo này, Chính phủ nêu bật những kết quả cũng như những khó khăn thách thức của nền kinh tế thế giới và trong nước đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Năm 2013, Chính phủ xác định sẽ tập trung vào các nhiệm vụ lớn, đó là giải quyết hàng tồn kho, xử lý nợ xấu, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển; cơ cấu lại nền kinh tế trong đó có tái cơ cấu đầu tư; tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; cơ cấu lại các tổ chức tín dụng. Sau báo cáo này, các ĐBQH đã lần lượt bấm nút nêu câu hỏi chất vấn Thủ tướng.

Theo sát, chia sẻ, tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn cho DN

Trả lời câu hỏi của ĐB Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) và ĐB Thích Thanh Quyết (Quảng Ninh) về những giải pháp mà Chính phủ sẽ thực hiện để khắc phục những hạn chế, yếu kém, tháo gỡ khó khăn cho DN, nhất là DN nhỏ và vừa, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Chính phủ luôn theo sát, thấu hiểu, hết sức lo lắng và cũng hết sức chia sẻ với DN, với cộng đồng DN về những khó khăn, thách thức mà DN phải đương đầu, phải vượt qua. Chính phủ cũng đã trăn trở tìm mọi biện pháp tháo gỡ”.

Theo đó, trước hết Chính phủ tập trung chỉ đạo để tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó đặc biệt quan tâm phải kiềm chế cho được lạm phát, không để lạm phát cao trở lại. Đây là một giải pháp vừa trước mắt, vừa hết sức cơ bản lâu dài để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp và để DN vượt qua khó khăn duy trì được sản xuất kinh doanh.

Nhóm giải pháp thứ hai, cũng là giải pháp cơ bản, đó là đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình kinh tế gắn liền với triển khai thực hiện có hiệu quả các khâu đột phá để tạo thuận lợi trước mắt và cơ bản lâu dài cho DN.

Nhóm giải pháp cơ bản thứ ba trước mắt vừa có ý nghĩa lâu dài mà Chính phủ coi đây là nhiệm vụ trọng tâm là giải quyết hàng tồn kho, giải quyết nợ xấu, giải quyết đóng băng của thị trường bất động sản.

Thứ tư là cần làm tốt hơn cải cách hành chính, bao gồm cả cải cách thể chế và thủ tục hành chính. “Các nhóm giải pháp này phải được thực hiện đồng bộ, đồng thời, có trọng tâm, trọng điểm trong từng lĩnh vực, trong từng thời gian, đem lại kết quả, hiệu quả thiết thực”-  Thủ tướng nhấn mạnh.

Cố gắng khắc phục hạn chế, yếu kém

Trả lời câu hỏi của ĐB Dương Trung Quốc về “khởi đầu cho một sự tiến bộ của Chính phủ, hướng tới một văn hóa từ chức để từng bước đoạn tuyệt với lời xin lỗi hay không?”, Thủ tướng thẳng thắn: “Tôi đã nghiêm túc nhìn nhận trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu Chính phủ về tất cả những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, liên quan điều hành trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có việc yếu kém, khuyết điểm trong giám sát kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, của các tập đoàn kinh tế, của các TCty Nhà nước.

Trên tinh thần nghiêm túc đó, chúng tôi cũng đã trình bày là Chính phủ sẽ nỗ lực phấn đấu làm hết sức mình để khắc phục những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm của mình để hoàn thành được chức năng, nhiệm vụ, trọng trách mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó”.

Với tinh thần đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã và đang triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó có nâng cao năng lực và chất lượng trong xây dựng hoàn thiện thể chế, cơ chế luật pháp và nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong thực thi thể chế, cơ chế luật pháp.

Chính phủ cũng đã và đang tập trung chỉ đạo tăng cường nâng cao năng lực dự báo để đưa ra cơ chế chính sách, phản ánh chính sách một cách kịp thời; tập trung nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý trong việc xây dựng hoàn thiện các quy hoạch chiến lược kế hoạch quản lý; tập trung tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát để khắc phục những khuyết điểm, hạn chế, yếu kém của mình.

Điển hình như giám sát kiểm tra đối với các tập đoàn kinh tế, TCty nhà nước; tập trung chỉ đạo hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy của Chính phủ, bộ máy hành chính các cấp; chỉ đạo nâng cao, đề cao trách nhiệm, nâng cao đạo đức, phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức, nhất là người đứng đầu các cấp, các cơ quan, các đơn vị trong thực thi công vụ…

“Đảng, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương cũng đã hiểu rõ về tôi, cả về ưu điểm, khuyết điểm, cả về phẩm chất đạo đức, cả về năng lực khả năng, cả về sức khỏe, thương tật, cả về tâm tư nguyện vọng của tôi...

Gần suốt cả cuộc đời tôi theo Đảng, hoạt động cách mạng dưới sự lãnh đạo quản lý trực tiếp của Đảng, tôi không có chạy, tôi cũng không xin, và tôi cũng không thoái thác từ chối bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng, nhà nước quyết định phân công giao phó cho tôi. Tôi sẽ và nghiêm túc thực hiện như tôi đã làm trong suốt 51 năm qua”, người đứng đầu Chính phủ bày tỏ.

Thủy điện: không đảm bảo yêu cầu thì không làm

Về câu hỏi của ĐB Thích Thanh Quyết (Quảng Ninh) liên quan đến thủy điện, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định kết quả rất quan trọng trong việc phát triển thủy điện, các yêu cầu của Đảng, Nhà nước trong khai thác xây dựng thủy điện (trong đó có yêu cầu về độ an toàn, đảm bảo cuộc sống của người dân, môi trường…).

Thủ tướng cũng cho biết, Chính phủ đã yêu cầu rà soát lại toàn bộ quy hoạch thủy điện trong cả nước; quản lý chặt chẽ việc xây dựng mới các dự án thủy điện, các dự án thủy điện dù đã có trong quy hoạch nhưng mà khi lập dự án, thẩm định dự án, quyết định cho phép đầu tư phải được thẩm định một cách chặt chẽ. “Cái nào mà không đảm bảo được, tác động xấu đến môi trường, không đảm bảo được năm yêu cầu thì không làm”.

Trong vấn đề xây dựng thủy điện, Thủ tướng cũng nhấn mạnh phải rà soát lại việc tái định cư, bây giờ dân sống thế nào, nếu chưa đạt yêu cầu mà Đảng và Nhà nước đề ra là có điều kiện sống tốt hơn thì phải đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù và một số biện pháp mà Chính phủ sẽ thực hiện trong đảm bảo an toàn cho người dân khu vực Thủ điện Sông Tranh 2.

Nhiều ĐBQH và cử tri cả nước đánh giá cao phần trả lời chất vấn của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, Thủ tướng đã làm rõ các giải pháp đối với các nhóm vấn đề lớn mà ĐBQH cũng như cử tri cả nước cùng quan tâm.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng:

Quốc hội ghi nhận và đánh giá cao những cam kết của Thủ tướng Chính phủ, tinh thần trách nhiệm trước nhân dân của chính bản thân Thủ tướng và của tập thể Chính phủ trong việc khắc phục những tồn tại, yếu kém trong quản lý, điều hành và tích cực phấn đấu để thực hiện thành công những kế hoạch công tác của Chính phủ, trước mắt là phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch năm 2012 và có kế hoạch để hoàn thành chỉ tiêu, mục tiêu mà Quốc hội đã đưa ra cho nhiệm vụ 2013.

Thu Hằng

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.