Không ăn gì mới khỏe?

"Thanh tra liên ngành của thành phố đi kiểm tra VSATTP, nhưng kiểm tra theo kiểu phong trào và “cưỡi ngựa xem hoa” như thế thì ăn thua gì. Thực tế, cứ vài tuần lại bùng lên một vụ mất VSATTP. Sau mỗi vụ  thực phẩm “bẩn” bị phát hiện, lực lượng thanh, kiểm tra lại tăng cường kiểm tra, rồi lấy mẫu kiểm nghiệm… Cuối cùng kết luận, các sản phẩm vẫn an toàn", một người dân Hà Nội nói.

[links()]Câu chuyện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đang là ẩn họa đe dọa sức khỏe của người dân. Đâu là nguyên nhân và làm thế nào để đẩy lùi tệ nạn này?.

Hình ảnh được cư dân mạng truyền nhau về nơi sản xuất thạch dừa
Hình ảnh được cư dân mạng truyền nhau về nơi sản xuất thạch dừa
Bác sỹ Hoàng Tuấn Linh, phụ trách y tế Trường Đại học Dân lập Đông Đô:
Cần xây dựng mô hình sản xuất thực phẩm an toàn từ A đến Z…
Trên nguyên tắc, Bộ Y tế có trách nhiệm quản lý VSATTP. Nhưng thực tế, có đến 3 Bộ cùng tham gia vào việc quản lý này. Chính bởi có quá nhiều cơ quan chịu trách nhiệm như vậy nên mạng lưới quản lý rất phức tạp, có khi chồng chéo nhau, có khi lại thiếu chặt chẽ, không rõ trách nhiệm thuộc về ai. Đấy là chưa nói trong mỗi bộ, việc tổ chức lại chồng chéo giữa các Vụ, Cục, Viện làm việc quản lý và thanh tra vốn đã “phức tạp” lại càng “rối rắm” thêm.
Để thị trường thực phẩm Việt Nam được bảo đảm, theo tôi cần xây dựng mô hình sản xuất an toàn từ A đến Z. Cùng với đó, phải tăng cường năng lực về kiểm tra chất lượng và VSATTP; thống nhất tổ chức quản lý chất lượng VSATTP; tăng cường quyền hạn để nhân viên thanh tra có khả năng kiểm tra, xử lý những tình trạng vi phạm trong công tác quản lý chất lượng, VSATTP.
Thực tế, thị trường là động lực mạnh nhất buộc các doanh nghiệp, nhà sản xuất và người nông dân sản xuất nông sản, thực phẩm sạch, an toàn. Bởi vậy, nếu thị trường “tẩy chay” mặt hàng không an toàn sẽ làm các nhà sản xuất phải sản xuất thực phẩm sạch, đảm bảo chất lượng.
Do đó, phải thường xuyên giáo dục để người tiêu dùng biết được mình có trong tay một vũ khí mạnh nhất để đòi hỏi sự công bằng cho mình. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng phải có trách nhiệm đối với giới tiêu thụ, bằng cách một mặt tuyên truyền, giáo dục các quy trình sản xuất tốt cho giới sản xuất, đi đôi với việc xây dựng hệ thống thanh tra và kiểm soát tốt để buộc nhà sản xuất phải nghiêm chỉnh tuân thủ hệ thống sản xuất thực phẩm an toàn do Nhà nước đề ra.
Bác Lê Văn Ngọc, phường Bạch Đằng, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh: 
Tại sao lại coi thường tính mạng,  sức khỏe người dân đến vậy?
VSATTP là vấn đề sát sườn nhất đối với người dân, vì vậy ngày nào tôi cùng đọc báo, xem ti vi xem có thông tin gì mới liên quan đến lĩnh vực này không. Hết vụ ngộ độc thực phẩm này đến vụ ngộ độc thực phẩm khác, nghe mà hãi hùng… Mấy hôm trước, xem trên mạng thấy các cô, chú phóng viên phản ảnh, các cơ sở sản xuất thạch dừa ở Bến Tre còn dùng cả phân hóa học để chế biến thạch.
Nếu đúng như thế thì thật là quá đáng. Tại sao họ lại coi thường tính mạng và sức khỏe của người dân đến vậy?. Con cháu tôi, thậm chí cả tôi cũng rất “khoái khẩu” món này. Cứ tưởng, chỉ có những mặt hàng “trôi nổi”, không rõ nguồn gốc, xuất xứ mới đáng ngại, chứ thực phẩm cổ truyền của dân tộc, lại có thương hiệu rất nổi tiếng từ trước đến nay mà cũng vậy thì chỉ còn nước… nhịn ăn cho khỏe.
Bác Nguyễn Đức Huy, phường Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội:
Phải xử lý thật nghiêm minh, triệt để các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm “bẩn”
Tôi vẫn thấy thanh tra liên ngành của thành phố đi kiểm tra VSATTP, nhưng kiểm tra theo kiểu phong trào và “cưỡi ngựa xem hoa” như thế thì ăn thua gì. Thực tế, cứ vài tuần lại bùng lên một vụ mất VSATTP. Sau mỗi vụ  thực phẩm “bẩn” bị phát hiện, lực lượng thanh, kiểm tra lại tăng cường kiểm tra, rồi lấy mẫu kiểm nghiệm… Cuối cùng kết luận, các sản phẩm vẫn an toàn.
Trong khi đó, sai phạm vẫn nối tiếp sai phạm, tính mạng người dân vẫn bị đe dọa trước trước hàng loạt các sản phẩm kém chất lượng, không an toàn... Theo tôi, phải xử lý thật nghiêm minh và triệt để các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm “bẩn” với mức phạt thật cao, thậm chí là xử lý hình sự thì mới mong có thực phẩm sạch trên thị trường.
Đ.T. (ghi)

Đọc thêm

"Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang xạ trị

Khánh thành khu vui chơi và học tập cho bệnh nhi tại Trung tâm Ung bướu.
(PLVN) - Chiều 3/5, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi và học tập với tên gọi “Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang điều trị tại khoa Xạ trị 2, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế.

Suýt tử vong vì mắc căn bệnh thường gặp rồi đi uống thuốc nam

Các xét nghiệm cho thấy có tình trạng rối loạn đông máu trầm trọng, số lượng tiểu cầu giảm sâu, men gan tăng cao, suy các cơ quan. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Cấp Cứu của đơn vị vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 17 tuổi, đến từ Bắc Giang. Cách vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện mụn nước nhiều vùng lưng, ngực không rõ sốt kèm theo mệt nhiều. Đặc biệt, trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với em gái ruột bị thủy đậu đã khỏi.