Khốn khổ vì làm "thượng đế" của ngành điện

Hợp đồng có để “bảo đảm quyền lợi của bên bán điện” vì đã được ngành điện in sẵn, không thỏa thuận, người dân “muốn có điện thì ký vào đó”, mặc nhiên chấp nhận tình trạng “một bên muốn làm gì thì làm, cắt điện lúc nào cũng được, hỏng điện gọi đến thì rất nhiều lý do để chậm chễ, còn một bên thì nói bao nhiêu trả bấy nhiêu”...
Từ 1/7, giá bán điện bình quân đã tăng 5% so với mức giá hiện hành, trong đó, điện sinh hoạt có mức giá cao nhất lên tới 2.192 đồng/kWh. Tuy đầy bất ngờ song quyết sách này cũng chỉ làm dư luận “xuýt xoa” chứ không còn… sốc vì vẫn biết rằng “kiểu gì mà giá điện chả tăng”.
“Xin không bao giờ được làm “thượng đế” của ngành điện”
Tăng giá điện sẽ kéo tất cả các mặt hàng từ con kiến đến con voi, từ bình dân đến xa xỉ có cớ để… ồ ạt tăng giá. Điển hình là “đón trước sự kiện tăng giá điện”, khung giá nước sạch sinh hoạt được áp dụng từ 11/7 cũng đã tăng 50% “để đáp ứng chi phí đầu tư do giá đầu vào (trong đó có giá điện – PV) tăng” – như lý giải của Cty Nước sạch Hà Nội. Đó cũng thể hiện qui luật thị trường về cung cầu và đảm bảo giá trị đầu tư, lợi nhuận trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để tái đầu tư.

Từ năm 2009 đến nay đã có 5 lần tăng giá điện: năm 2009 tăng 8,92%, năm 2010 tăng 6,8%, từ ngày 1/3/2011 tăng 15,3%, từ ngày 20/12/2011 tăng 5% và đến ngày 1/7/2012 tăng thêm 5%. 

Tính đến năm 2011 Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang chủ sở hữu quản lý vận hành 57% tổng công suất đạt nguồn điện toàn hệ thống, nếu tính cả các nguồn điện do EVN nắm giữ thì cổ phần chi phối lên đến 87% tổng công suất toàn hệ thống. Hệ thống truyền tải điện và phân phối điện hiện nay là 100% là vay vốn nhà nước và người tiêu dùng chủ yếu mua từ 1 nguồn điện đó là EVN. 

Điều đáng nói là tuy ngành điện đã ra sức lý giải việc tăng giá điện là do giá các loại than cho sản xuất điện và các chi phí đầu vào khác đều tăng và “có mức độ tác động không lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân”, song với thực trạng chưa có sự cạnh tranh như hiện nay, hay nói cách khác, khách hàng của ngành điện không có quyền lựa chọn nguồn cung điện, thì việc “đẩy” giá điện theo giá thị trường mà không xáo trộn đời sống và sinh hoạt là rất khó.

Bởi không đơn giản là thêm 5% giá điện (tương đương vài chục đến vài trăm nghìn đồng) mà sẽ là nhiều % nữa của giá nước, dịch vụ, lương thực thực phẩm, hàng hóa… 

Trong khi dù xét dưới góc độ nào thì hiện nay chưa hề có quyền bình đẳng giữa người cung cấp điện (bên bán điện) và khách hàng (bên mua điện). Đơn cử qua hợp đồng cung cấp điện cho thấy sự bất bình đẳng rõ ràng mà chả ai làm gì được.
Hợp đồng có để “bảo đảm quyền lợi của bên bán điện” vì đã được ngành điện in sẵn, không thỏa thuận, người dân “muốn có điện thì ký vào đó”, mặc nhiên chấp nhận tình trạng “một bên muốn làm gì thì làm, cắt điện lúc nào cũng được, hỏng điện gọi đến thì rất nhiều lý do để chậm chễ, còn một bên thì nói bao nhiêu trả bấy nhiêu”. 
Thực tế, đã có nhiều người dân rất bức xúc đến mức tuyên bố “nếu ngành điện cứ độc quyền như vậy thì người dân xin không bao giờ được làm “thượng đế” của ngành điện nữa”. Nhưng “xin” là xin vậy, chứ có ai dám bỏ cái chức danh “thượng đế” oai đến phát mếu đấy đâu.
Dù không ít ngày trong tháng “rủa” ngành điện chả ra gì nhưng cuối tháng vẫn phải răm rắp "xì" tiền theo hóa đơn ngành điện phát, nếu không muốn bị bên bán điện “dập cầu dao”. Đã có thời gian dài, trong khi người dân và DN phải “chịu đựng” tình trạng thiếu điện và cắt điện “vô tội vạ” và những khó khăn, thiệt hại rất lớn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, thì ngành điện vẫn vô tư đầu tư ra rất nhiều lĩnh vực ngoài điện, báo cáo lỗ và đề xuất thưởng rất cao cho cán bộ, gây bức xúc dư luận.
Người dân sẽ bớt “ngộp thở”?
Thực hiện giá bán điện theo cơ chế thị trường là chuyện không thể đừng trong bối cảnh hội nhập và kinh tế thị trường nên mong muốn lớn nhất của người dân và DN là nhanh có thị trường điện cạnh tranh thực sự.
Sự điều tiết hoàn toàn theo cơ chế thị trường chỉ có tác dụng trong hoàn cảnh thị trường có tính cạnh tranh cao, trong trường hợp hiện nay còn mang tính độc quyền của ngành điện thì cần có sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực giá. Song ít ra, theo nhiều người dân, khi vận hành theo cơ chế thị trường thì “hợp đồng mua bán điện sẽ bình đẳng hơn cho cả hai bên”, nghĩa là được bổ sung trách nhiệm về vật chất của bên bán điện khi không đảm bảo nguồn cung cấp ổn định, mà gây thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống của nhân dân, nhất là sản xuất của các doanh nghiệp như các nước đang thực hiện.
Có như vậy, giá điện tăng hay giảm mới theo điều tiết của thị trường, mới không làm người dân và nền kinh tế bị “ngộp thở” mỗi khi nhận thông báo tăng giá điện.
Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ từng tuyên bố, “giá điện năm 2012 tăng sẽ trong khoảng trên 10%, nhưng không cao hơn mức 15,6% của năm 2011”. Nên biết đâu, sau đợt tăng này, trong 4 tháng cuối năm, lúc nào đó, lại có thông báo tăng giá điện. Vốn không quyết định được chuyện giá điện, người dân đành chỉ… bình tĩnh mà chờ, thở dài chấp nhận vì “còn biết làm gì nữa đâu” như bấy lâu nay vẫn thế, rồi tiếp tục mơ đến một ngày có thị trường điện cạnh tranh thực sự.

Giá điện tăng 5%

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, sau khi tăng giá, doanh thu bán điện của EVN dự kiến tăng thêm 3.710 tỷ đồng, tương ứng với sản lượng điện thương phẩm từ 1/7 đến 31/12 là 56,8 tỷ kWh. 

Theo đó, giá bán lẻ điện sinh hoạt ở bậc cao nhất là 2.192 đồng, thay vì mức cũ là 2.060 đồng. Giá điện sản xuất cao nhất áp dụng từ 1/7 sẽ là 2.306 đồng, tăng 281 đồng; giá điện kinh doanh ở hạng mục đắt nhất sẽ là 3.539 đồng/kWh, tăng 170 đồng; riêng giá bán điện sinh hoạt bậc thang từ 0 đến 50 kWh áp dụng cho hộ nghèo, hộ thu nhập thấp giữ nguyên 993 đồng.

Các hộ nghèo, hộ thu nhập thấp sử dụng điện sinh hoạt đến 50 kWh mỗi tháng không bị tác động do giữ nguyên giá bán điện. Các hộ sử dụng điện sinh hoạt bình thường 100 kWh mỗi tháng tăng 4.200 đồng mỗi tháng, sử dụng 150 kWh tăng 8.600 đồng, sử dụng 200 kWh tăng 14.050 đồng, sử dụng 300 kWh tăng 26.050 đồng, sử dụng 400 kWh tăng 38.950 đồng.

(Mai Hoa)

Hương Giang

Đọc thêm

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đọc Lời báo công dâng Bác. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 14/12, tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công dâng Bác. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó  Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.