Khốn khổ sở vì “kiến ba khoang” tại khu tái định cư Hương Sơ

Những ngày qua, một loại “côn trùng lạ” xuất hiện và tấn công khi mọi người đang ngủ, để lại ngứa ngáy, khó chịu, bỏng rát, thậm chí phát mủ màu trắng đục, sốt… khiến 200 hộ gia đình khu tái định cư phường Hương Sơ (TP Huế) sống trong khổ sở.

Những ngày qua, một loại “côn trùng lạ” xuất hiện và tấn công khi mọi người đang ngủ, để lại ngứa ngáy, khó chịu, bỏng rát, thậm chí phát mủ màu trắng đục, sốt… khiến 200 hộ gia đình khu tái định cư phường Hương Sơ (TP Huế) sống trong khổ sở.

“Côn trùng lạ” xáo trộn khu chung cư

Sáng ngày 8/9, hàng trăm người dân khu tái định cư 5 dãy nhà liền kề sau khi thức dậy đã bắt đầu gào lên: “Không biết con gì đủ màu đà, màu đen, màu hung đỏ có cánh, trông như con kiến lửa to gấp đôi như con bọ cạp, đuôi chẻ làm hai xuất hiện rất nhiều ở khu chung cư”. Cùng thời điểm xuất hiện “côn trùng lạ” là lúc người dân ở đây có triệu chứng sốt cao và có nhiều biểu hiện như bị zona nên “côn trùng lạ” là nghi phạm số một.

Chân anh Hiệp
Chân anh Hiệp

Bà Nguyễn Thị Hoa (48 tuổi, Trú tại G1, trú tại số nhà 302) cho biết: Lúc đầu cứ tưởng trúng gió hay bị sâu quệt phải. Sau tui mới để ý tới con đen đen, đỏ đỏ đó thì lúc đó khắp mình mẩy đã ngứa, để lại sẹo khắp lưng, vai, tay, cổ như vừa bị tai nạn trầy xước vậy. Cả nhà tui có đến 4 người bị. Trong đó, tội nghiệp nhất là cháu nhỏ mới 17 tháng tuổi khóc suốt đêm vì sốt.

Anh Nguyễn Đinh Hiệp  (Trú tại G1, phòng 315) cũng chung cảnh với gia đình nhà bà Hoa, kể: “Cứ tối tối, tôi mắc màn đi ngủ dù các cửa chính, cửa sổ đã được đóng chặt nhưng “cái con gì đó” nó vẫn chui vào bò lổm ngổm. Không đốt nhưng tiết ra chất độc cho da”. Mấy hôm nay, vợ chồng tôi nghỉ đi làm vì mặt mũi dễ sợ vậy bán hàng ai dám tới mua”.  Nói rồi, anh đưa chúng tôi xem ở chân những vết sẹo loang rộng đang khô dần.

Bị nặng hơn cả gia đình bà Hoa, anh Hiệp… gia đình bà Nguyễn Thị Tý (45 tuổi) sống ở G3, phòng 405) cả gia đình bị côn trùng tấn công nên mắt ai cũng bị sưng phù, thâm xanh. Con gái bà Tý 18 tuổi mặt bị những vết sẹo như bị axit đốt bật khóc khi chúng tôi hỏi chuyện.

Bà Tý cho biết thêm: “Tôi làm nghề lượm chai bao nhưng không đi làm được, thấy ngại khi ra khỏi nhà. Tối nào đi ngủ bà cũng dặn chồng, dặn con phải trùm kín áo lên mặt nhưng chỗ côn trùng cũ “xâm nhập” còn chưa liền sẹo, thì đám côn trùng mới đã tấn công thêm làm cả nhà ngủ không dám ngủ”. Nhiều gia đình đã sử dụng bình xịt muỗi, dán… song không có tác dụng nhiều.

Đôi mắt chị Nguyễn Thị Tý sưng húp thâm đen, phát mủ
Đôi mắt bà Nguyễn Thị Tý sưng húp thâm đen, phát mủ

Viêm da do kiến ba khoang

Trước đó, ngày 6/9, người dân đã báo cáo lên Trạm Y tế phường và cán bộ y tế phường cho biết họ cũng đã báo cáo lên Trung tâm Y tế TP Huế, Đội Vệ sinh phòng dịch TP Huế, trung tâm phòng chống sốt rét, Ký sinh trùng – Côn trùng tỉnh Thừa Thiên Huế. Sáng 8/9, sau khi đã nắm bắt tình hình đoàn chuyên ngành cùng cán bộ phường, tổ dân phố đã cử người về phun thuốc, đồng thời kê đơn thuốc cho người dân.

Tuy nhiên, sau khi được cấp thuốc, côn trùng chết lổm ngổm nền nhà chị Nguyễn Thị Tý vẫn không khỏi băn khoăn: “Không biết khi thuốc hết tác dụng, loại côn trùng lạ đáng sợ này có làm tội làm tình cuộc sống của chúng tôi không nữa”.

Nghi phạm kiến ba khoang
Nghi phạm kiến ba khoang

Bác sỹ Lê Thị Anh Đào cho biết: Chưa xác định được nguyên nhân thực sự gây nên viên da cho người dân Phường Hương Sơ. Vì qua kiểm tra, 5 trường hợp thì có tới 4 trường hợp có biểu hiện của bệnh Zona. Trước mắt, cơ quan y tế khuyến cáo bà con nên ngủ mắc màn cẩn thận, thường xuyên vệ sinh nơi ngủ sạch sẽ.

Trước tình trạng lở loét gây xôn xao dư luận trên, Thạc sỹ, Bác Sỹ Hoàng Văn Hội - Giám đốc Trung tâm côn trùng, ký sinh trùng cho biết: Đây là loài kiến ba khoang, có chứa độc tố Pederin (C24H43O9N) có trong máu, xuyên thấm qua da chứa độc tính.

Cả khi con vật đã chết đi, 8 năm sau chất độc này vẫn còn tồn tại. Đó là chất độc tự nhiên có hiệu lực như chất chống virut hay chống ung thư. Theo Bác sỹ Hội, loài kiến ba khoang này có nhiều ở Thừa Thiên Huế và các tỉnh khác.

Việc người dân bị phồng rộp da, nổi mủ nước là sau khi tiếp xúc với con trùng 12 - 36 giờ, nếu không chữa trị kịp thời sẽ chuyển qua lở loét. Chiều 8/9, người dân đã được khám, cấp phát thuốc miễn phí sử dụng trong 5 ngày, đồng thời phun hóa chất diệt kiến tác dụng trong vòng 7 ngày theo chỉ đạo của Giám đốc Sở Y tế.

Giám đốc Sở y tế Nguyễn Dung, cho biết: điều trị vết thương do kiến ba khoang có thể sử dụng thuốc tím (KMnO4). Nếu vết thương đã loét thì dùng gạc vô khuẩn ướt, mát và bôi calamine lotion.

Ngoài ra có thể dùng kháng sinh khi gặp trường hợp bị bội nhiễm bóng nước trên da 2-3 tuần sau sẽ khỏi. Bác sỹ cũng khuyến cáo nếu lỡ tay đập chết kiến ba khoang trên tay mình cần rửa sạch ngay bằng xà phòng để tránh độc tố của nó tiết ra trước khi chết. Đặc biệt, hạn chế gãi vì càng gãi vết thương càng loang ra rộng hơn.

Bảo Hòa

Đọc thêm

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.