Khởi động Dự án trồng rừng ngập mặn do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ tại Ninh Bình

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chiều 7/02/2023, tại xã Kim Đông, huyện Kim Sơn (Ninh Bình), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ khởi động trồng rừng trong khuôn khổ Dự án Phục hồi và quản lý bền vững rừng ngập mặn vùng đồng bằng sông Hồng do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ (thông qua Cơ quan Lâm nghiệp Hàn Quốc KFS).

Dự chương trình có: Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Quốc Trị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Trần Song Tùng, ông Sang - Seop Lim - Thứ trưởng Cơ quan Lâm nghiệp Hàn Quốc; cùng đại diện Hiệp hội Hàn Quốc tại Việt Nam, công dân Hàn Quốc đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội và Ninh Bình,đại diện Ban Quản lý Dự án KFS tỉnh Nam Định và Ninh Bình.

Quang cảnh buổi lễ.

Quang cảnh buổi lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Quốc Trị đánh giá cao và trân trọng cảm ơn Cơ quan Lâm nghiệp Hàn Quốc đã quan tâm, hỗ trợ Việt Nam thực hiện dự án quan trọng này. Dự án góp phần phát huy hiệu quả, vai trò, chức năng của vùng rừng ven biển tại hai tỉnh tham gia dự án trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm phát thải, tạo thu nhập cho người dân, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dân. Dự án cũng góp phần thực hiện mục tiêu Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1662/QĐ-TTg ngày 4/10/2021.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Nguyễn Quốc Trị phát biểu tại buổi lễ.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Nguyễn Quốc Trị phát biểu tại buổi lễ.

Quá trình tổ chức triển khai dự án, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã nhận được sự quan tâm, phối hợp và hỗ trợ tích cực của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các cơ quan có liên quan thuộc tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định, sự tham gia có hiệu quả của chuyên gia tư vấn Hàn Quốc. Vì vậy, đến hôm nay dự án đã hoàn thành mọi thủ tục pháp lý, mặt bằng và các điều kiện cần thiết khác cho việc trồng mới 250ha và phục hồi 80ha rừng ngập mặn tại hiện trường. Với quyết tâm của các bên, sự hợp tác và hỗ trợ tích cực của Nhà tài trợ, tinh thần trách nhiệm của các địa phương thì dự án sẽ được tổ chức thực hiện thành công và đạt hiệu quả cao.

Thứ trưởng cơ quan Lâm nghiệp Hàn Quốc Sang-seop Lim khẳng định, trồng rừng, phục hồi rừng ngập mặn kết hợp nuôi trồng quảng canh dưới tán rừng ngập mặn là dự án hợp tác đầu tiên giữa 2 cơ quan của 2 nước trong lĩnh vực lâm nghiệp. Bên cạnh việc tuyên truyền để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng, tăng diện tích rừng trồng thì việc hỗ trợ nuôi trồng thủy hải sản của dự án sẽ góp phần nâng cao sinh kế cho người dân ở các vùng có liên quan.

Thứ trưởng cơ quan Lâm nghiệp Hàn Quốc Sang-seop Lim phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: Anh Tuấn)

Thứ trưởng cơ quan Lâm nghiệp Hàn Quốc Sang-seop Lim phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: Anh Tuấn)

Thứ trưởng cơ quan Lâm nghiệp Hàn Quốc Sang-seop Lim cũng bày tỏ kỳ vọng dự án sẽ là 1 trong những nền tảng hợp tác quan trọng giữa 2 nước, làm dày thêm các hoạt động hỗ trợ cộng đồng của các doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư vào Việt nam. Thứ trưởng cơ quan Lâm nghiệp Hàn Quốc cũng mong muốn nhận được sự phối hợp, hỗ trợ từ các địa phương có liên quan để đây thực sự là dự án tiêu biểu cho mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Về phía địa phương, Ông Trần Song Tùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình cho biết UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT cùng với các đơn vị có liên quan, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh phối hợp và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thi công; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, kịp thời hỗ trợ nhà đầu tư giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai Dự án.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Trần Song Tùng phát biểu tại lễ khởi động.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Trần Song Tùng phát biểu tại lễ khởi động.

Ngay sau lễ khởi động, các đại biểu đã tham gia trồng rừng ngập mặn tại khu vực Cồn Nổi, huyện Kim Sơn...

Các đơn vị hăng hái trồng rừng ngay sau buổi lễ.

Các đơn vị hăng hái trồng rừng ngay sau buổi lễ.

Dự án Phục hồi và Quản lý bền vững rừng ngập mặn vùng đồng bằng sông Hồng do Chính phủ Hàn Quốc thông qua Cơ quan Lâm nghiệp Hàn Quốc tài trợ. Tổng vốn đầu tư là 4,392 triệu USD (tương đương 93,812 tỷ đồng), trong đó vốn viện trợ không hoàn lại của Hàn Quốc là 3,792 triệu USD (tương đương 89,112 tỷ đồng), vốn đối ứng của Việt Nam: 0,6 triệu USD (tương đương 14,1 tỷ đồng).

Thời gian thực hiện: 5 năm (từ 2020 - 2024) bao gồm cả thời gian chuẩn bị dự án. Địa điểm thực hiện: Vườn Quốc gia Xuân Thủy tỉnh Nam Định và huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. Dự án có mục tiêu: Phục hồi và quản lý bền vững rừng ngập mặn tại vùng Đồng bằng Sông Hồng (trồng mới rừng ngập mặn 250ha; trồng phục hồi/bổ sung rừng ngập mặn: 80ha; thiết lập vườm ươm cây giống cây rừng ngập mặn tại Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình; hỗ trợ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và phát triển du lịch sinh thái; hỗ trợ phát triển sinh kế; hỗ trợ trang thiết bị bảo vệ rừng; đào tạo nâng cao năng lực, truyền thông và tham quan học tập; nghiên cứu phát triển (R&D)...)

Đọc thêm

Nhiệt độ Hà Nội và cả nước hôm nay - 12/1

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hôm nay, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc vẫn chịu tác động của không khí lạnh, trời rét đậm, rét hại; nhiệt độ thấp nhất tại Bắc Bộ có nơi dưới 3 độ C; riêng Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 9 độ C.

Kỳ vĩ cảnh băng tuyết phủ trắng đỉnh Lảo Thẩn

Kỳ vĩ cảnh băng tuyết phủ trắng đỉnh Lảo Thẩn
(PLVN) - Đỉnh núi Lảo Thẩn, xã Y Tý, huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) chiều nay, 11/1, xuất hiện băng tuyết phủ kín núi rừng và cây cỏ, tạo nên cảnh quan kỳ vĩ thu hút sự chú ý của du khách và người yêu thích khám phá...

Nhiệt độ Hà Nội và cả nước hôm nay - 11/1

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày 11/1, miền Bắc trời rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất có nơi dưới 3 độ C. Nhiệt độ ở Hà Nội dao động trong khoảng 9-18 độ C...

Phân loại rác tại nguồn - 'khó chồng khó' mùa cận Tết

Phân loại rác tại nguồn không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn là trách nhiệm cộng đồng để bảo vệ môi trường. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Phân loại rác tại nguồn là yêu cầu bắt buộc từ ngày 1/1/2025 theo Luật Bảo vệ môi trường, nhưng thực tế cho thấy việc triển khai vẫn còn nhiều trở ngại lớn, đặc biệt khi bước vào dịp lễ hội cận Tết với lượng rác thải tăng đột biến.

Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2023: Đề xuất tăng đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn

Thu gom vỏ thuốc BVTV tại một cánh đồng ở Long An. (Ảnh: Trần Mừng)
(PLVN) -Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023 với chủ đề “Môi trường nông thôn - Thực trạng và giải pháp”. Báo cáo được Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng hai năm một lần với từng chủ đề riêng, như môi trường không khí, môi trường nước, chất thải...

Xử lý tận gốc vấn nạn ô nhiễm

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí ở một số đô thị lớn, từ Hà Nội đến TP HCM, ngày càng nhức nhối trong những năm gần đây. Đã là ô nhiễm, ai cũng có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống.

Thời tiết ngày 7/1: Bắc Bộ có sương mù nhẹ, ngày nắng

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai, 7/1, khu vực Bắc Bộ trong đó có Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, trời rét; khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông; cảnh báo mưa dông trên biển.

Chương trình Khoa học và Công nghệ Net Zero: Hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Chương trình Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Net Zero là một chiến lược dài hạn, đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều đối tượng và sự quyết tâm của toàn xã hội. Thực hiện thành công Chương trình không chỉ giúp Việt Nam giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mà còn tạo cơ hội cho sự phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sống cho người dân và bảo vệ môi trường trong tương lai…