Khởi động các hoạt động APEC tại Việt Nam năm 2017

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại Hội thảo.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại Hội thảo.
(PLO) - Sáng qua (8/12), Hội thảo APEC về các ưu tiên của Năm APEC 2017. Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017, đã đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội thảo. 

Hội thảo về các ưu tiên của Năm APEC 2017 là sự kiện đầu tiên trong chuỗi các sự kiện Hội nghị không chính thức các quan chức cao cấp APEC (ISOM). Đây là sự kiện khởi động cho các hoạt động của APEC sẽ diễn ra trong năm 2017 tại Việt Nam, và là dịp để Việt Nam tranh thủ ý kiến rộng rãi cũng như ý tưởng của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu của khu vực và thế giới để xây dựng các ưu tiên hợp tác của APEC trong năm 2017. 

Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh nhấn mạnh tình hình thế giới đang có nhiều biến chuyển nhanh, phức tạp khó lường, nhất là trong lĩnh vực kinh tế toàn cầu. Đây sẽ là thách thức lớn đối với việc thực hiện ba trụ cột của APEC, đòi hỏi các nền kinh tế phải cùng chung sức giải quyết.

Với thế và lực sau 30 năm đổi mới, Việt Nam mong muốn và sẽ đóng góp thiết thực hơn cho Diễn đàn APEC, mang lại những lợi ích thực chất cho doanh nghiệp và nhân dân trong khu vực. Việc tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế và xây dựng nhiều Hiệp định thương mại tự do với hầu hết các nền kinh tế thành viên là minh chứng sinh động cho cam kết của Việt Nam đối với APEC cũng như khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Phó Thủ tướng khẳng định trong một thế giới ngày càng gắn kết, APEC cần tự đổi mới để khẳng định vai trò là diễn đàn kinh tế hàng đầu ở khu vực; các hoạt động hợp tác và liên kết của APEC cần được mở rộng và thực chất hơn.

Trước tình hình đó, Phó Thủ tướng chỉ ra 4 vấn đề lớn cần tập trung giải quyết trong Năm APEC 2017. Đó là phải phát huy những thành quả đạt được, nhất là thực hiện các chiến lược của APEC về tăng trưởng chất lượng, kết nối, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư và dịch vụ. Cụ thể, APEC cần thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm, đặc biệt là xây dựng các cộng đồng vững mạnh, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm. 

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng cho rằng các nền kinh tế cần cùng đẩy mạnh kết nối và hội nhập khu vực sâu rộng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực và hoàn thành các Mục tiêu Bogor vào năm 2020; hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) tăng cường năng lực cạnh tranh, sáng tạo và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; tăng cường an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững. 

Tại 2 phiên đầu của Hội thảo diễn ra sáng qua, các đại biểu dành nhiều thời gian thảo luận về cục diện thế giới và khu vực, nhận diện những cơ hội và thách thức đang đặt ra đối với tăng trưởng và liên kết kinh tế của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, vai trò của Diễn đàn trong cục diện mới. Trong buổi chiều, các đại biểu thảo luận về các ưu tiên của Năm APEC 2017 và tham dự cuộc Đối thoại của các thành viên APEC với các doanh nghiệp theo sáng kiến của nước chủ nhà Việt Nam.

Bên lề Hội thảo, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết đại biểu của các nền kinh tế thành viên APEC đánh giá rất cao và ủng hộ chủ đề và những ưu tiên do Việt Nam đưa ra trong Năm APEC 2017 vì nó đáp ứng được xu thế phát triển chung của thế giới, của khu vực, đồng thời cũng sát sườn với lợi ích của các nền kinh tế thành viên. Trên tinh thần đó, trong sự kiện mở màn này, các đại biểu quốc tế tham dự rất đông đủ, với tinh thần đóng góp để cụ thể hóa, đưa ra những kết quả tốt nhất, đáp ứng được lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp, cũng như người dân của các nền kinh tế APEC.

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.