Khó thu hồi tài sản tham nhũng

Khó thu hồi tài sản tham nhũng
(PLO) - Ngày 21/9, Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo tăng cường các cơ chế thu hồi tài sản tham nhũng trong pháp luật phòng, chống tham nhũng (PCTN). Tại Hội thảo này, những hạn chế, bất cập trong thu hồi tài sản tham nhũng đã được nhiều đại biểu phân tích, “mổ xẻ” rõ hơn, đồng thời qua đó đề xuất nhiều giải pháp.

Phát biểu khai mạc, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban thường trực Ban Nội chính Trung ương Võ Văn Dũng nhấn mạnh, tham nhũng là thách thức toàn cầu, không phân biệt chế độ chính trị, khu vực địa lý hay truyền thống văn hóa. Tham nhũng ngoài gây hại đến hoạt động đúng đắn của bộ máy nhà nước, làm sai lệch công lý, công bằng xã hội, suy giảm niềm tin, còn gây thiệt hại nghiêm trọng đến các nguồn lực xã hội, cản trở các nỗ lực giảm nghèo và phát triển đất nước.

Do vậy, thu hồi tài sản tham nhũng là một trong những giải pháp quan trọng nhất để khắc phục hậu quả, trả lại những thiệt hại mà tham nhũng gây ra. Phát hiện và thu hồi tài sản tham nhũng có hiệu quả sẽ tác động mạnh vào tâm lý tội phạm tham nhũng, ngăn chặn động cơ của tham nhũng, là một trong những thước đo hiệu quả PCTN.

Viện kiểm sát nhân dân Tối cao là cơ quan trung ương về thu hồi tài sản tham nhũng

1. Trên cơ sở điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trong việc thực hiện các biện pháp phong tỏa, tạm giữ, tịch thu, thu hồi tài sản tham nhũng và trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu hợp pháp.

2. Viện kiểm sát nhân dân Tối cao là cơ quan trung ương về thu hồi tài sản tham nhũng; chủ trì việc yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về thu hồi tài sản tham nhũng và tiếp nhận, xử lý yêu cầu tương trợ tư pháp của nước ngoài về thu hồi tài sản tham nhũng. 

3. Thanh tra Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan nhà nước có liên quan trong phạm vi thẩm quyền theo luật định có trách nhiệm phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân Tối cao trong việc thu hồi tài sản tham nhũng.

(Điều 113 Dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi)

Thu hồi tài sản tham nhũng đang trở thành vấn đề trọng tâm trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực hoàn thiện thể chế và triển khai nhiều hoạt động, giải pháp liên quan cũng như tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này. Tuy vậy, theo Phó Trưởng ban thường trực Ban Nội chính Trung ương, PCTN và thu hồi tài sản tham nhũng  vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, kết quả đạt được còn rất thấp.

“Kết quả thu hồi tài sản tham nhũng chưa tốt nói lên công tác PCTN thời gian qua hiệu quả chưa cao”, ông Dũng nói và cho rằng, thu hồi tài sản tham nhũng là vấn đề khó không chỉ với một nước đang phát triển như Việt Nam mà ngay cả với những nước phát triển, có nhiều kinh nghiệm trong PCTN.

Còn theo bà Caitlin Wiesen - Antin, Giám đốc quốc gia của UNDP Việt Nam, qua các báo cáo cho thấy việc thu hồi tài sản tham nhũng được xác định là một trong những việc khó khăn nhất trong việc PCTN do những quy định của pháp luật chưa rõ ràng, thiếu sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan chức năng. Đây là một trong những cản trở chính của việc thu hồi tài sản tham nhũng tại Việt Nam. Hội thảo này là một trong những chương trình hỗ trợ liên tục của UNDP đối với Việt Nam trong công tác PCTN, bao gồm những nỗ lực về cải cách pháp luật.

Sau 10 năm thi hành Luật PCTN năm 2005, Chính phủ nhận định, công tác PCTN đã đạt được nhiều kết quả tích cực, quan trọng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; giúp cải thiện môi trường kinh doanh và đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Nỗ lực PCTN của Việt Nam cũng đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận trong khuôn khổ thực thi Công ước Liên Hợp quốc về Chống tham nhũng mà Việt Nam là thành viên và các diễn đàn quốc tế khác. Tuy nhiên, tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng chưa đáp ứng yêu cầu, số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện còn ít, một số vụ việc xử lý còn kéo dài, chưa nghiêm. Đặc biệt việc “thu hồi tài sản tham nhũng đạt kết quả thấp”.

Thời gian qua, có thể kể đến các vụ “đại án” tham nhũng đã được đưa ra xét xử nhưng việc thu hồi tài sản đạt thấp, nhiều khó khăn, vướng mắc như vụ Vinalines, vụ án “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin); vụ Huyền Như…Việc xác minh tài sản, xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, số tiền phải thi hành lớn nhưng tài sản xác minh, xử lý được để thi hành án có giá trị nhỏ, không đủ bảo đảm thi hành án.

Cùng với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, việc hoàn thiện pháp luật, trong đó có sửa đổi Luật PCTN sẽ là những giải pháp quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả công tác PCTN nói chung, thu hồi tài sản tham nhũng nói riêng. 

* PGS.TS Trần Văn Độ, nguyên Phó Chánh án TANDTC:
Cần đưa  tội làm giàu bất chính vào Bộ luật Hình sự

Bộ luật Hình sự (BLHS) của ta hiện đang thiếu vắng một số tội liên quan đến tham nhũng. Chẳng hạn tội làm giàu bất chính, tuy nhiên đối với tội này nếu đưa vào thì phải chứng minh rất khó khăn, trong khi chúng ta là quốc gia sử dụng tiền mặt. Thứ hai là tội nhận quà biếu có giá trị lớn. Tội này khi sửa đổi BLHS trước đây đã có đề xuất nhưng đến nay vẫn chưa được đưa vào. Thực tế cho thấy, trong nhiều vụ án lớn, các bị cáo khai đi biếu quà hàng trăm triệu mỗi lần, tất nhiên đó là lời khai cần làm rõ nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề. Tại thời điểm biếu quà người biếu không nhờ vả ngay một việc gì đó mà có khi cả 5, 7 năm sau họ mới nhờ thì không thể quy kết người nhận quà tội nhận hối lộ. Hay như ta cũng chưa có tội kê khai tài sản thiếu trung thực. Nhiều người rất giàu có, xã hội xầm xì nhưng thống kê thì trong 2,1 triệu người kê khai chỉ có 3 người thiếu trung thực. Câu hỏi đặt ra là ta không đủ sức hay không đủ quyền hạn để xác minh kiểm tra độ trung thực của việc kê khai.

Rồi bất cập nữa là trong những vụ đại án, tòa tuyên thu hồi hàng ngàn tỷ nhưng tài sản kê biên chỉ vài chục tỷ. Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) quy định có dấu hiệu phải chuyển ngay cơ quan điều tra tránh tẩu tán tài sản nhưng thực tế thì tuyên nhiều, thu được ít. BLDS cũng vậy, dành quyền khởi kiện cho tổ chức cá nhân nhưng hầu như không ai kiện.

Vì thế, tôi cho rằng phải quyết tâm cao trong chống tham nhũng nói chung, thu hồi tài sản tham nhũng nói riêng. Bổ sung một số tội (tội làm giàu bất chính, tội nhận quà biếu có giá trị lớn, tội kê khai tài sản thiếu trung thực) vào BLHS; có cơ chế khuyến khích tự nguyện nộp lại tài sản khi chưa bị phát hiện, nếu người đó nộp lại có thể nghiên cứu miễn trách nhiệm hình sự cho họ; tăng cường thủ tục tố tụng hình sự. BLDS nên giao VKS quyền khởi kiện với tài sản bất minh chứ không phải chỉ tổ chức, cá nhân như hiện tại.

Đồng thời nên có một tổ chức chống tham nhũng đủ sức mạnh, quyền lực, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Cần lập Ủy ban Chống tham nhũng có thể phản ứng nhanh, quyết liệt, triệt để.

* Ông Nguyễn Đình Quyền, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp:

Thu hồi tài sản tham nhũng phải bằng con đường tố tụng hình sự

Thu hồi tài sản tham nhũng là “điểm yếu” nhất trong PCTN. Tôi cho rằng một trong những nguyên nhân quan trọng PCTN chưa được như mong muốn là những thiết chế của Luật PCTN thiếu tính kiểm soát lẫn nhau, trong khi ta quá kỳ vọng vào sự trung thực khi kê khai tài sản; đảng viên nhận quà biếu phải nộp lại hay sự minh bạch, liêm chính…

Hiện chúng ta chưa kiểm soát được tài sản của cả người dân cũng như cán bộ công chức, mà chúng ta chỉ làm việc kê khai và kiểm tra tính trung thực của việc kê khai, trong khi đây chỉ là khởi đầu. Ở Việt Nam cũng chưa khởi động một đề án nào mang tầm nhà nước về kiểm soát tài sản, vì thế còn tham nhũng, rửa tiền, tài sản chuyển dịch từ người này qua người khác.

Theo tôi, thu hồi tài sản tham nhũng bất luận thế nào cũng phải bằng con đường tố tụng hình sự, ra trước tòa án. Cần bổ sung các tội phạm liên quan đến tài sản bất minh vào BLHS. Trên cơ sở đó khởi tố với người có tài sản mà không chứng minh được nguồn gốc và hình phạt đầu tiên với người đó phải là tịch thu tài sản. Đây là biện pháp trước mắt tôi cho là rất khả dĩ, là giải pháp hữu hiệu khi ta chưa kiểm soát được tài sản. Kiểm soát tài sản không những chống tham nhũng mà còn chống rửa tiền, chống trốn thuế, gian lận thương mại, tín dụng đen…

* Ông Phạm Anh Tuấn, nguyên Phó ban Nội chính Trung ương:

Các quy định của pháp luật còn thiếu cụ thể 

Có 9 nguyên nhân khiến việc PCTN cũng như thu hồi tài sản tham nhũng của chúng ta còn nhiều hạn chế. Đó là chúng ta chưa kịp thời thể chế những đường lối, chủ trương của Đảng về thu hồi tài sản tham nhũng; các quy định của pháp luật còn thiếu cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm, thủ tục thu hồi, chưa xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan,  nằm rải rác ở nhiều văn bản; các quy định thực hiện thông qua kết án hình sự nhưng tôi cho rằng cần thêm cả con đường hành chính. Bên cạnh đó, BLTTHS cũng chưa quy định rõ trách nhiệm của cơ quan tố tụng trong thu hồi tài sản tham nhũng; Luật Tương trợ tư pháp cũng chưa quy định rõ việc chia sẻ thông với các cơ quan nước ngoài gây khó khăn cho cơ quan điều tra xử lý và thu hồi tài sản tham nhũng ở nước ngoài; việc nội luật hóa Công ước của Liên Hợp quốc về thu hồi tài sản tham nhũng còn chậm… Chỉ ra các hạn chế để khắc phục thì việc thu hồi tài sản tham nhũng mới hiệu quả.

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Đọc thêm

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Triển khai FTA Index giúp Bắc Giang định vị vị thế trong Hội nhập kinh tế Quốc tế

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Khi triển khai FTA Index, Bắc Giang sẽ có cơ hội "định vị" rõ ràng vị thế của mình trên bản đồ hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước. Điều này không chỉ thúc đẩy các giải pháp về truyền thông và xúc tiến đầu tư mà còn cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giúp tận dụng tối đa các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, mở ra cơ hội lựa chọn những nhà đầu tư quốc tế phù hợp, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.

Giới chức Vương quốc Anh kỳ vọng gì sau khi gia nhập CPTPP?

Quang cảnh hội nghị nhóm các nước trong khối CPTPP tại thành phố Vancouver, Canada vào tháng trước. Ảnh: DW.
(PLVN) - Anh trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên chính thức tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ( CPTPP ) vào hôm nay, 15/12. Một số quan chức Anh đã bày tỏ nhiều kỳ vọng vào hợp tác tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.

Viettel phát triển hạ tầng logistics tại Lạng Sơn: Góp phần giải quyết ách tắc hàng hóa ở cửa khẩu phía Bắc

Những xe hàng đầu tiên vào Công viên Logistics Viettel.
(PLVN) - Khi Công viên logistics Viettel (ở cửa khẩu Đồng Đăng, Lạng Sơn) hoàn thành đầu tư các hạng mục và đi vào hoạt động, hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả tối ưu cho vận tải hàng hóa Việt Nam xuất khẩu, giải quyết tình trạng quá tải tại cửa khẩu, rút ngắn thời gian thông quan.

Tháo gỡ nhiều vướng mắc về thủ tục hải quan cho doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: TD)
(PLVN) - Tại Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 do Bộ Tài chính và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức ngày 13/12 tại TP Hồ Chí Minh, nhiều vướng mắc về thủ tục hải quan của doanh nghiệp đã được đại diện Tổng cục Hải quan giải đáp thỏa đáng.