Khó kê biên, xử lý tài sản là động sản để thi hành án

Khó kê biên, xử lý tài sản là động sản để thi hành án
(PLVN) -Kê biên, xử lý tài sản là động sản để thi hành án hiện đang khó khăn từ khâu xác minh điều kiện, đến truy tìm tài sản, áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án....

Rắc rối xử lý tài sản không phổ biến

Theo quy định tại Điều 105 BLDS năm 2015 thì: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.Trong trường hợp người phải thi hành án có tài sản đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, thì tài sản đó sẽ bị kê biên , xử lý để thi hành án. Trong thực tiễn tổ chức thi hành án dân sự( THADS), việc kê biên, xử lý tài sản là động sản vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.

Thứ nhất: Khó khăn trong việc xác minh điều kiện thi hành án. Theo Khoản 2 Điều 107 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS) quy định:“những tài sản không phải là bất động sản là động sản”. Như  vậy, những tài sản là động sản rất đa dạng, phong phú về chủng loại, mục đích sử dụng. Để xác định một cách chính xác chủ sở hữu của động sản không phải dễ dàng, đặc biệt là đối với các tài sản không có đăng ký quyền sở hữu. 

Theo quy định hiện hành, những tài sản sau bắt buộc chủ sở hữu phải đăng ký quyền sở hữu tài sản: nhóm các tài sản là phương tiện giao thông đường thủy (tàu biển, các phương tiện thủy nội địa, tàu cá, xà lan các loại…); nhóm tài sản là phương tiện giao thông đường bộ (xe máy, ô tô, các loại xe chuyên dùng thi công đường bộ…); các loại tài sản là phương tiện giao thông đường sắt (đầu máy, toa chở hàng, toa chở khách…); tàu bay; các tài sản là vũ khí, vật liệu nổ và các công cụ hỗ trợ; các tài sản là di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia…

Để có thể kê biên, xử lý được tài sản, Chấp hành viên phải xác minh rõ loại tài sản (tên gọi, màu sắc, kích thước); mục đích sử dụng (tiêu dùng hay phục vụ sản xuất, kinh doanh); tình trạng tài sản (số lượng, chất lượng), tài sản đó đang ở đâu, ai đang quản lý, thời gian đã sử dụng.... Đối với các loại tài sản không phổ biến trên thị trường như: dụng cụ y tế, thiết bị điện, các loại dây chuyền sản xuất… thì thành phần xác minh kiểm tra hiện trạng tài sản lại  phải có cơ quan chuyên ngành tham gia. Dẫn đến chi phí xác minh đối với động sản thường rất tốn kém, trong khi đó giá trị của động sản bị xử lý có thể không lớn. 

Khó truy tìm tài sản là động sản

Trên thực tế, các tổ chức tín dụng, ngân hàng nhận thế chấp các động sản như: ô tô, máy móc, thiết bị, tàu thuyền, xà lan… Đối với tài sản là động sản, khi nhận thế chấp, các tổ chức tín dụng, ngân hàng không thực hiện giữ tài sản mà chỉ giữ giấy tờ pháp lý nên nhiều trường hợp khách hàng vay, bên có tài sản đã di chuyển tài sản đi đâu không rõ địa chỉ. Trong quá trình xét xử, Tòa án chỉ căn cứ vào nội dung của hợp đồng thế chấp để giải quyết. Đến giai đoạn thi hành án, cơ quan THADS không thể truy tìm được tài sản thế chấp để tiến hành kê biên, xử lý để thi hành án. Mặt khác, động sản là tài sản rất dễ bị tẩu tán, nên  quá trình xác minh, kê biên, xử lý tài sản cũng có thể phát sinh nhiều tình huống khác nhau.

Theo Điều 68 Luật THADS, chấp hành viên đang thực hiện nhiệm vụ có quyền tạm giữ tài sản, giấy tờ liên quan đến việc thi hành án mà đương sự, tổ chức, cá nhân khác đang quản lý, sử dụng. Luật THADS không quy định rõ biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ áp dụng với tài sản là động sản hay bất động sản. Trong thực tế, chấp hành viên thường áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ với động sản .

Mặc dù Điều 68 Luật THADS quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan có trách  nhiệm phối hợp, hỗ trợ, thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên trong việc tạm giữ tài sản, giấy tờ. Trong trường hợp cần thiết, chấp hành viên yêu cầu lực lượng công an hoặc tổ chức, cá nhân khác hỗ trợ việc tạm giữ tài sản, giấy tờ để thi hành án. Tuy nhiên Luật THADS lại chưa có cơ chế bảo đảm việc chấp hành viên thực hiện quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ để tạm giữ tài sản, giấy tờ mà đương sự đang quản lý, sử dụng. Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng chưa có quy định hướng dẫn về trình tự thực hiện trong các trường hợp này. Cụ thể như: Trường hợp cần huy động lực lượng công an tham gia hỗ trợ khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án thì trình tự thủ tục thực hiện ra sao? Chi phí thực hiện sẽ được trích từ nguồn nào? Có cần lập kế hoạch trước (tương tự như kế hoạch cưỡng chế thi hành án) không?... Do đó cần nghiên cứu bổ sung quy định hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề này. 

Tin cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Hoàng Việt Phương trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho tập thể Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang. (Ảnh: Sở Tư pháp Tuyên Quang)

Người “gác cổng” các vấn đề pháp lý cho hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang

(PLVN) -  Bám sát các nhiệm vụ chính trị của ngành, của tỉnh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số, tích cực, chủ động khắc phục khó khăn, những năm qua, Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang đã nỗ lực đổi mới, sáng tạo trong công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), dẫn đầu về chỉ số cải cách hành chính (CCHC)…

Đọc thêm

Đảng bộ Sở Tư pháp Khánh Hòa bước vào nhiệm kỳ mới với khí thế đổi mới và hội nhập

Toàn thể đại biểu trang nghiêm thực hiện nghi thức chào cờ, mở đầu Đại hội.
(PLVN) -  Ngày 17/6, Đảng bộ Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa long trọng tổ chức Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của ngành Tư pháp tỉnh trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chuyển đổi số toàn diện và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Đảng bộ Tổng cục Thi hành án dân sự: Lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành thắng lợi cơ bản các chỉ tiêu, nhiệm vụ

Thứ trưởng Mai Lương Khôi trao Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác THADS. (Ảnh: Cẩm Tú)
(PLVN) - Hôm nay (18/6), Đảng bộ Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030 nhằm đánh giá kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong nhiệm kỳ đã qua, đề ra phương hướng, mục tiêu, giải pháp cho nhiệm kỳ mới. Đại hội cũng sẽ tiến hành bầu Ban Chấp hành khóa mới để gánh vác những trọng trách, lãnh đạo công tác THADS trong giai đoạn mới.

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh: "Các Nghị định phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền chỉ có hiệu lực pháp luật đến ngày 01/03/2027"

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành đồng thời 28 Nghị định về phân quyền, phân cấp; phân định thẩm quyền giữa Chính phủ và chính quyền địa phương 2 cấp sau một quá trình rà soát khối lượng nhiệm vụ, quyền hạn khổng lồ của các bộ, ngành và chính quyền các cấp. Do thời gian gấp và yêu cầu phân cấp, phân quyền triệt để nên có ý kiến còn băn khoăn có thể có nhiệm vụ, quyền hạn chưa rõ ràng, chưa thật sự hợp lý về thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng các nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền, để hiểu rõ hơn về nội dung này.

Vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2: Thông tin về việc tổ chức thi hành bản án liên quan đến 43.108 người

Bà Trương Mỹ Lan tại toà.
(PLVN) - Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP. Hồ Chí Minh thông tin chính thức đến người được thi hành án việc tổ chức thi hành Bản án phúc thẩm số 259/2025/HS-PT ngày 21/4/2025 của Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh, liên quan đến 43.108 người trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2.

Chi bộ Vụ Pháp luật quốc tế: Phát huy tốt hơn nữa tinh thần trách nhiệm của từng đảng viên

Ông Nguyễn Khánh Ngọc tặng hoa chúc mừng Chi ủy Vụ Pháp luật quốc tế nhiệm kỳ 2025 – 2027.
(PLVN) -Ngày 17/6, Chi bộ Vụ Pháp luật quốc tế tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 – 2027. Tham dự Đại Hội có Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh; đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam, nguyên Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp…

Tiếp tục đột phá thể chế, đổi mới tư duy làm chính sách

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Đây là ý kiến được đại biểu Quốc hội đưa ra tại phiên họp sáng 17/6, thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2025; việc chuyển tiếp áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù đã được Quốc hội cho phép thực hiện tại một số địa phương sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy, mở rộng địa giới hành chính theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và một số nội dung khác.

​Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu về Bộ, ngành Tư pháp": Sân chơi pháp lý thu hút đông đảo người dân

​Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu về Bộ, ngành Tư pháp": Sân chơi pháp lý thu hút đông đảo người dân
(PLVN) - Nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2025) và hướng tới Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, Bộ Tư pháp đã phát động cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu về Bộ, ngành Tư pháp" trên phạm vi toàn quốc. Ngay sau thời điểm phát động, Cuộc thi đã tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ, được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp Nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt.

Phân quyền, phân cấp giữa Trung ương với chính quyền địa phương một cách đồng bộ, thống nhất

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà giải trình tiếp thu dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Luật Tổ chức chính quyền địa phương (CQĐP) sửa đổi được Quốc hội thông qua sáng 16/6 tại Kỳ họp thứ 9 và được công bố vào chiều 16/6, cùng với Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam nhằm bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc vận hành mô hình CQĐP 2 cấp từ ngày 1/7/2025. Luật đã quy định nhiều nội dung đáng chú ý về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp giữa Trung ương với CQĐP, giữa CQĐP cấp tỉnh với CQĐP cấp xã.

Tiên phong – Đổi mới – Đoàn kết: 5 năm chuyển mình của Sở Tư pháp Khánh Hòa

Lãnh đạo Sở Tư pháp trao Giấy khen cho các cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công tác.
(PLVN) -  Trong hành trình 5 năm từ 2020 đến 2025, giữa những đổi thay lớn của thời cuộc, Sở Tư pháp Khánh Hòa đã khẳng định vai trò tiên phong trong xây dựng nhà nước pháp quyền, cải cách hành chính và chuyển đổi số. Những thành tựu mang tính đột phá, kết tinh từ sự lãnh đạo sát sao, quyết liệt và đồng lòng của cả hệ thống chính trị, đã đưa ngành Tư pháp Khánh Hòa lên nhóm dẫn đầu cả nước trên nhiều phương diện, tạo dựng nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

Tâm sự nữ cán bộ thi hành án 9X về bài học quý giá từ vụ thuyết phục thành công tự nguyện thi hành án trước “giờ G”

Tác giả bài viết - chuyên viên tổ chức THADS Phạm Thị Thùy Linh
(PLVN) - Từ khi còn là học sinh, tôi đã ước mơ được mang màu áo đồng phục của cán bộ Thi hành án dân sự (THADS), nghề không chỉ giúp các bản án, quyết định của Tòa án được thực thi nghiêm minh, mà qua đó còn giúp người dân hiểu về quyền, nghĩa vụ của mình, nâng cao tinh thần thượng tôn pháp luật.

Chắp “đôi cánh” cho kinh tế tư nhân Việt Nam: Cần cơ chế, niềm tin và không gian bứt phá

Chắp “đôi cánh” cho kinh tế tư nhân Việt Nam: Cần cơ chế, niềm tin và không gian bứt phá
(PLVN) -  Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu số hóa, xanh hóa, hội nhập sâu rộng, khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam ngày càng khăng định vai trò then chốt trong phát triển kinh tế đất nước. Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 0 4/5/2025 của Bộ Chính trị, thể hiện rõ quan điểm nhất quán: Kinh tế tư nhân là một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nhưng để tư nhân thực sự vươn lên thành trụ cột, “mở đường” thôi chưa đủ – họ cần thêm cơ chế, niềm tin và không gian để bứt phá.

Chủ trương không hình sự hóa quan hệ kinh tế đang đi vào cuộc sống

(Hình minh hoạ)
(PLVN) - Việc doanh nhân được đặc xá, ra tù trước thời hạn đã bắt tay vào triển khai các dự án lớn, tiếp tục đóng góp cho sự phát triển kinh tế của các địa phương cho thấy Nghị quyết 68, Nghị quyết 198 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân đang được lan tỏa và đi vào cuộc sống.

Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Cảnh phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06.
(PLVN) - Sáng 16/6, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh – Trưởng Ban Chỉ đạo. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh; Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT Nguyễn Văn Khoa cùng dự.