Khi tiểu thương bắt nhịp xu hướng công nghệ 4.0

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Chọn hướng đi khác biệt, tập trung phục vụ phân khúc nhà bán hàng siêu nhỏ, nhỏ và vừa là chiến lược của SmartPay, nhằm hỗ trợ hàng triệu tiểu thương bắt nhịp xu hướng 4.0 một cách dễ dàng và cùng nhau sát cánh phát triển.

Giải quyết thách thức của tiểu thương

Đại dịch COVID-19 làm thay đổi lối sống, hành vi của người tiêu dùng, đồng thời tạo sự thúc đẩy cho xu hướng thanh toán không tiền mặt trở thành thói quen chính của nhiều người, kể cả khi bước sang giai đoạn bình thường mới.

Nếu như trước đây việc thanh toán không dùng tiền mặt chỉ dừng lại ở giao dịch qua thẻ, thanh toán online thì nay người tiêu dùng có thể sử dụng các ứng dụng ngân hàng số trên điện thoại thông minh để quản lý tài khoản và thanh toán nhanh chóng bằng các giải pháp như xác thực sinh trắc học.

Tính năng thanh toán trên nền mã phản hồi nhanh (QR Code) cũng ngày càng trở nên phổ biến hơn vì tính thuận tiện, đơn giản của hình thức này. Bên cạnh đó, các hình thức thanh toán không tiếp xúc được nhiều cửa hàng, đơn vị áp dụng.

Trong bối cảnh này buộc các nhà bán hàng, doanh nghiệp phải nhanh chóng nắm bắt xu hướng và thay đổi phương thức thanh toán. Đặc biệt đối với phân khúc tiểu thương, các nhà bán hàng siêu nhỏ cần bắt nhịp nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Theo một nghiên cứu cho thấy, số lượng giao dịch bằng tiền mặt tại Việt Nam giảm rõ rệt từ 86% (2017) xuống chỉ còn 54% trong năm 2021, điều này vừa là lợi thế vừa là thách thức với nhóm tiểu thương khi phải nhanh chóng chuyển mình để cạnh tranh với các chuỗi thương hiệu lớn trong làn sóng số hóa này.

Theo chia sẻ của ông Marek Forysiak - Chủ tịch và là nhà sáng lập SmartPay, mặc dù tiểu thương là "trái tim" của nền kinh tế nhưng các tổ chức tài chính và dịch vụ thanh toán ở Việt Nam chưa có giải pháp “toàn diện” nhằm hỗ trợ nhóm đối tượng này vượt qua các thách thức kinh doanh. Trong đó, thách thức được xem là lớn nhất là tìm kiếm khách hàng mới.

Quan sát của SmartPay cho thấy, tiểu thương thường tự mày mò để quảng bá sản phẩm trên các trang thương mại điện tử hoặc mạng xã hội nhưng do hạn chế về thời gian và kỹ năng, giải pháp này khó có thể áp dụng rộng rãi.

Thách thức thứ hai là duy trì khách hàng cũ. Cụ thể, khách hàng ngày càng ưa chuộng việc thanh toán không dùng tiền mặt, các tiểu thương vốn quen với cách thức giao dịch truyền thống sẽ gặp khó khăn trong việc phục vụ nhóm khách này.

Ngay cả với những nhà bán hàng đã “bắt nhịp” công nghệ hiện đại vẫn sẽ cần trang bị nhiều thiết bị để áp dụng cho các hình thức thanh toán khác nhau (qua thẻ ngân hàng, qua ví điện tử, quét QR qua ứng dụng). Điều này dẫn đến việc quản lý nguồn thu bán hàng không tập trung và mất nhiều công sức.

Ngoài ra, một thách thức nữa đó là khả năng tiếp cận nguồn vốn. Với những yêu cầu phức tạp về tài sản đảm bảo và quy trình thẩm định, khả năng tiếp cận nguồn vốn kinh doanh của tiểu thương là vô cùng hạn chế.

"Nếu như trước đây, các ngân hàng lớn ở Việt Nam không để ý đến nhóm đối tượng này thì bây giờ điều đó đã thay đổi. Khi SmartPay bắt đầu tập trung vào các tiểu thương, nhiều tổ chức tài chính khác cũng đang làm như vậy vì họ nhìn thấy tiềm năng của phân khúc này. Những người buôn bán nhỏ từng không được quan tâm vì họ tiến hành kinh doanh chủ yếu bằng tiền mặt. Khi các doanh nghiệp này chuyển từ tiền mặt sang không dùng tiền mặt, họ sẽ dễ tiếp cận hơn với các dịch vụ tài chính tiên tiến", ông Marek Forysiak chia sẻ.

Kể từ khi thành lập năm 2019, SmartPay đã đặt mục tiêu nâng tầm cuộc sống của các doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ bằng cách cung cấp những giải pháp công nghệ cho phép nhà bán hàng chấp nhận mọi hình thức thanh toán, tiếp cận nguồn vốn kinh doanh bất kể quy mô của họ.

Đến nay, SmartPay đang tạo ra một hệ sinh thái thanh toán độc đáo với số lượng người bán lên tới 700.000, tập trung vào người bán hàng siêu nhỏ - đây là những đối tượng chưa được hệ thống tài chính truyền thống phục vụ.

Nhà cung cấp dịch vụ máy POS hàng đầu

Ngoài ra, nhờ thiết lập mối quan hệ bền chặt với các đối tác chiến lược lớn như FE CREDIT, VPBank, CIMB…. là một trong những lợi thế cạnh tranh lớn của SmartPay để phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ và triển khai sản phẩm, dịch vụ hiệu quả với chi phí cạnh tranh.

Mới đây, nhằm đa dạng hình thức thanh toán, tạo sự tiện lợi cho tài xế và nhà bán hàng cũng như các khách hàng đang sử dụng dịch vụ của Be, SmartPay và Nền tảng Đa dịch vụ Be đã hợp tác, hướng đến mục tiêu trang bị 24.000 thiết bị SmartPOS cho dịch vụ beCar và beFood.

Việc hợp tác không chỉ giúp cộng đồng 40 triệu người dùng SmartPay tiếp cận các dịch vụ của Nền tảng Be một cách thuận lợi hơn, mà còn là cột mốc quan trọng trong mục tiêu cung ứng 325.000 thiết bị SmartPOS cho tiểu thương trong vòng 3 năm tới của SmartPay. Qua đó, góp phần giải quyết sự thiếu hụt khoảng 1 triệu thiết bị POS tại Việt Nam và giúp SmarPay vươn lên trở thành nhà cung cấp dịch vụ máy POS hàng đầu.

Không những vậy, SmartPay cũng sở hữu một đội ngũ công nghệ mạnh có thể cung cấp nền tảng thanh toán độc quyền cho người bán và người dùng với chất lượng cao nhất. Hiện SmartPay đã được chứng nhận PCI DSS (Payment Card Indutry Data Security Standard) – cấp độ 1, là tiêu chuẩn bảo mật xác lập bởi Hội đồng Tiêu chuẩn bảo mật Tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu ngành thẻ thanh toán, đây là tiêu chuẩn bảo mật cao nhất trong ngành.

Về doanh thu, tính đến cuối 2022, GMV (Tổng giá trị hàng hóa) qua SmartPay đã đạt 4,5 tỷ USD kể từ khi thành lập vào năm 2019. Năm 2022, doanh thu năm 2022 ước tính đạt 16 triệu USD, tăng 71% so với năm 2021.

Với những thành quả đạt được, SmartPay đã thành công trong vòng gọi vốn Series A với khoản đầu tư 10 triệu USD từ SMBC – Ngân hàng hàng đầu Nhật Bản.

Theo đại diện của SmartPay, khoản đầu tư này sẽ tiếp tục hỗ trợ chiến lược của SmartPay nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh doanh của các tiểu thương và trở thành nhà cung cấp dịch vụ thanh toán hàng đầu tại Việt Nam dành cho các tiểu thương. Ngoài ra, với sự hỗ trợ từ SMBC và FE CRDEDIT, SmartPay sẽ mở ra cơ hội cho các nhà bán hàng gia tăng doanh thu với các dịch vụ như mua trước trả sau (BNPL), tín dụng tiêu dùng (CDL) hay trả góp (EMI) - những dịch vụ mà trước đây chỉ cung cấp cho các chuỗi bán lẻ lớn.

Riêng trong năm 2023, SmartPay đặt mục tiêu đến cuối năm đạt hơn 160.000 SmartPOS có mặt trên thị trường. Đến 2025, giá trị hàng hóa giao dịch đa kênh kỳ vọng đạt 8 tỷ USD (tăng 38%) bằng việc cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng. Đồng thời, SmartPay sẽ mở rộng đơn vị chấp nhận thanh toán cho 2,4 triệu user, hỗ trợ hoạt động kinh doanh hàng ngày cho hơn 50% doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ bằng các giải pháp sáng tạo.

Đọc thêm

VNPT, VTC và Cục Công nghiệp an ninh ký kết hợp tác chuyển đổi số trong cảnh báo sự cố phòng cháy, chữa cháy

Lãnh đạo 3 bên chụp ảnh lưu niệm tại buổi Lễ ký kết. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trên cơ sở Thỏa thuận hợp tác chiến lược và toàn diện số 46/TTHT-BCA-VNPT giữa Bộ Công an và Tập đoàn VNPT ngày 27/4/2023, tại Hà Nội mới diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chuyển đổi số lĩnh vực truyền tin cảnh báo sự cố trong công tác phòng cháy, chữa cháy giữa Cục Công nghiệp an ninh (Bộ Công an) và Tổng công ty Dịch vụ viễn thông (Tập đoàn VNPT) và Công ty cổ phần Viễn thông VTC.

Làm sao để tội phạm mạng không 'leo thang'?

Nhiều cuộc tấn công mã hóa tống tiền đã xảy ra. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, thời gian gần đây, đã có một số hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam bị sự cố tấn công ransomware (mã hóa tống tiền), gây gián đoạn hoạt động và thiệt hại về vật chất, hình ảnh của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cũng như hoạt động bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia.

Ra mắt Cổng thông tin du lịch thông minh An Giang

Lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành thực hiện nhấn nút khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh tỉnh An Giang. (Ảnh: PV)
(PLVN) - VNPT An Giang phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang mới tổ chức Lễ khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh An Giang (Checkin An Giang) phục vụ nhu cầu tìm hiểu về du lịch An Giang của người dân và du khách.

Việt Nam có nền tảng AI định danh và xác thực đầu tiên vượt 1 tỷ lượt yêu cầu

Nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC tối ưu cho ngân hàng, tổ chức tài chính (Ảnh: PV)
(PLVN) - Mới đây, nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC ghi nhận số lượt xử lý yêu cầu từ người dùng vượt ngưỡng 1 tỷ, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Qua đó, VNPT eKYC trở thành nền tảng định danh và xác thực đầu tiên tại Việt Nam đạt quy mô này.

Hải Dương sẽ kiến tạo mô hình công dân số trong ngày Chuyển đổi số tỉnh

Ngày Chuyển đổi số tỉnh Hải Dương năm 2024 sẽ diễn ra nhiều sự kiện kiến tạo mô hình công dân số.
(PLVN) - Vào sáng ngày 26/3 tới đây, tại Trung tâm Văn hoá Xứ Đông (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) sẽ diễn ra ngày Chuyển đổi số tỉnh Hải Dương năm 2024 với nhiều sự kiện để kiến tạo mô hình công dân số như: ra mắt ứng dụng dành cho người dân Smart – Hải Dương, triển lãm, trưng bày các giải pháp, sản phẩm về chuyển đổi số…

Nhiều nội dung thiết thực tại Hội nghị điện toán đám mây bền vững do Viettel IDC tổ chức

Đại diện Viettel IDC chia sẻ tại Hội nghị
(PLVN) - Với chủ đề “Phát triển tương lai số bền vững”, ngày 18/3/2024, tại Hà Nội Viettel IDC đã cũng các Tập đoàn Công nghệ tổ chức Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summit (DCCI Summit), Đây là năm thứ 3 Viettel IDC tổ chức hội nghị này với mục tiêu phát triển thị trường Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam.