Khi ngành Điện “sợ” mưa nhiều hơn nắng “đổ lửa”

Thời tiết mưa mát, các thiết bị điện ít sử dụng... khiến giá điện bậc cao ít xuất hiện
Thời tiết mưa mát, các thiết bị điện ít sử dụng... khiến giá điện bậc cao ít xuất hiện
(PLO) - Những năm nắng nóng kinh hoàng, EVN lúc đó chỉ mong có hạt mưa để giảm áp lực lên lưới và nguồn điện. Nhưng nay, nắng ít, mưa nhiều, số ngày mát trong năm tăng lên..., ngành này vẫn thấp thỏm một nỗi lo không hề nhỏ. Đó là gì?

Tuyên truyền tiết kiệm điện, cán bộ vận hành và điều độ trực 24/24h... là những việc ngành Điện khắp nước phải làm trong những ngày nắng nóng như “đổ lửa”. Thậm chí, vì thời tiết khắc nghiệt, những năm trước, có thời điểm điện phải cắt luân phiên ở một số địa phương để chia sẻ gánh nặng với “nhà đèn”.

Thế nhưng, ít năm trở lại đây, tình hình có vẻ đã thay đổi khi thời tiết nắng ít, mưa nhiều, số ngày mát trong năm vì thế đã tăng lên trông thấy. Chẳng hạn năm nay, nắng không thực sự oi bức, ngoài ít ngày được coi là hơi căng thẳng đầu hè. Tiếp đó, dải nhiệt độ những ngày cuối hạ, đầu thu này khá ổn định khiến phụ tải ít biến động, điện sinh hoạt không tăng dẫn tới ít xuất hiện giá điện bậc cao nên đã tác động trực tiếp tới giá bản lẻ điện của một số đơn vị thuộc EVN.

“Mùa đông giờ ít lạnh, còn hè thì mưa mát nhiều nên nhu cầu điện sinh hoạt để làm mát và sưởi không cao. Điều đó có nghĩa số lượng hóa đơn tiền điện có tính theo đơn giá lũy tiến sẽ không cao - đã và đang ảnh hưởng đến giá bản lẻ điện bình quân của một số đơn vị”, ông Hồ Mạnh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) nói với PLVN.

Ngoài sự tác động trực tiếp của thời tiết tới “nồi cơm” của ngành Điện, tỷ lệ điện công nghiệp xây dựng tăng cao, nhưng giá bán điện cho khu vực này chưa được điều chỉnh phù hợp còn làm xuất hiện nguy cơ “xuất khẩu” điện tại chỗ (ở các nhà máy 100% vốn nước ngoài) và ảnh hưởng trực tiếp đến số thu của một số đơn vị thuộc ngành Điện.

Điện cho công nghiệp xây dựng chiếm tỷ lệ cao, nhưng giá không hợp lý dễ sinh tình trạng "xuất khẩu" điện tại chỗ
Điện cho công nghiệp xây dựng chiếm tỷ lệ cao, nhưng giá không hợp lý dễ sinh tình trạng "xuất khẩu" điện tại chỗ

Vẫn thực tế ở EVNNPC - đơn vị làm nhiệm vụ phân phối điện cho hai nhà máy điện tử lớn nhất miền Bắc là SamSung Bắc Ninh và SamSung Thái Nguyên cùng nhiều khu cụm, công nghiệp lớn ở Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hưng Yên... đến thời điểm này có tỷ lệ điện trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp chiếm tới gần 64% - con số khá cao so với bình quân hồi năm ngoái - trên 62%.

“Những con số trên có thể sẽ tác động trực tiếp đến giá bán bình quân của EVNNPC trong năm nay”, Phó “Tổng” Hồ Mạnh Tuấn dự đoán.

Theo tìm hiểu của PLVN, 8 tháng đầu năm 2017, giá bán điện của đơn vị nói trên là 1.569 đồng/kWh, trong khi chỉ tiêu cả năm mà EVN giao cho EVNNPC là 1.574 đồng/kWh - thấp hơn 5 đồng so với kế hoạch, dù sản lượng điện thương phẩm tháng 8/2017 của “Tổng” này đạt 5.411,05 triệu kWh - tăng 13,41% so với cùng kỳ. 

Được biết, tình trạng trên không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu kế hoạch của riêng EVNNPC, một số đơn vị khác như EVNHANOI cũng đang gặp phải khó khăn trong sản xuất kinh doanh vì những biến đổi bất thường của thời tiết như đã nêu.  

Dự kiến, trong tháng 10/2017, EVN sẽ có cuộc làm việc với các Tổng công ty phân phối điện trực thuộc để xem xét lại việc giao kế hoạch về giá bán điện/năm nếu không một số đơn vị có nguy cơ không hoàn thành kế hoạch mà Tập đoàn đã giao trong năm nay. 

Điện công nghiệp xây dựng giờ thấp điểm, giá rất thấp

"Điện cho lĩnh vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ lệ lớn, nếu mà dùng ở khung giờ thấp điểm thì giá còn thấp hơn nhiều. Trong khi trên địa bàn miền Bắc lại tập trung nhiều dự án nhà máy xi măng và sắt thép đăng ký mua điện ở cấp 110 kV có giá thấp, với sản lượng thấp điểm về đêm rất lớn. 

Với mức giá bán điện vào các khu công nghiệp và khu chế xuất thấp như vậy mà không có sự tính toán, điều chỉnh hợp lý, chúng tôi lo ngại sẽ xảy ra tình trạng “xuất khẩu” điện ngay trên đất của mình”, Tổng Giám đốc EVNNPC Thiều Kim Quỳnh

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.