Khi 'một chạm' trở thành xu thế

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chuyển đổi số không chỉ thay đổi thói quen mà thậm chí còn có khả năng dẫn dắt hành vi tiêu dùng và lối sống. Điều này dễ dàng nhận thấy ở hệ sinh thái WINLife do Techcombank và Masan kiến tạo.

Qua thực tế trải nghiệm, người tiêu dùng dễ dàng nhận thấy rằng: Cùng với thế giới hàng hóa phong phú, ưu đãi vượt trội… thì trải nghiệm công nghệ, quản lý tài chính cùng với lợi ích từ Techcombank Mobile đã trở thành xu thế tất yếu.

Từ “một chạm” đến đa lợi ích

Thị trường bán lẻ toàn cầu đã chứng kiến sự thay đổi rõ rệt về xu hướng, thị hiếu và tâm lý khách hàng. Trong đó, hệ sinh thái tiêu dùng khép kín đang được nhiều tập đoàn bán lẻ - điển hình là Walmart (Mỹ), hướng đến nhờ những ưu điểm vượt trội. Theo đó, Walmart đã xây dựng mô hình kinh doanh Offline-to-Online. Mô hình này hiểu đơn giản là từ kệ hàng đến trực tuyến - thông qua thiết lập hệ sinh thái chiến lược với các tập đoàn tài chính - công nghệ hàng đầu.

Tại Việt Nam, WINLife chính là một mô hình điển hình. Nếu như trước tháng 9.2022, thị trường bán lẻ Việt Nam đã có rất nhiều hệ thống siêu thị. Song, phải khi có “một chạm” của WINLife với sự dẫn lối công nghệ đến từ Techcombank Mobile, người tiêu dùng mới thực sự được tận hưởng tối đa trải nghiệm và tối ưu lợi ích.

Với “cú bắt tay” chiến lược giữa hai ông lớn Techcombank và Masan từ tháng 9.2022, 30 cửa hàng WIN đầu tiên đã hiện diện ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tại hệ sinh thái này, toàn bộ phương thức thanh toán đều kết nối chặt chẽ với nền tảng giao dịch thông minh Techcombank Mobile.

Sử dụng thanh toán “một chạm” qua Techcombank Mobile, khách hàng không cần phải mang theo tiền mặt hay ví tiền mà vẫn mua sắm thỏa mái, nhanh chóng và tiện lợi; đồng thời giảm thời gian chờ đợi vì chỉ mất vài giây để thanh toán mỗi hóa đơn.

Đặc biệt hơn thế, khách hàng là Hội viên WINLife khi dùng Techcombank Mobile thanh toán “một chạm” sẽ nhận ưu đãi kép gồm: Tiết kiệm đến 20% trên các mặt hàng thiết yếu tại WINLife; Hoàn thêm 2% không giới hạn.

Với các khách hàng WINLife mở tài khoản mới tại Techcombank còn được tặng ngay thêm 50%, tối đa lên đến 100.000 VND, cho giá trị đơn hàng đầu tiên khi thực hiện thanh toán qua ứng dụng ngân hàng số Techcombank Mobile với một chạm hoặc quét mã QR.

Bên cạnh đó, các “két sắt điện tử gia đình” (hệ thống máy nộp/rút tiền tự động CDM Techcombank tại các cửa hàng WIN) cũng được đánh giá cao khi giúp khách hàng cất giữ tiền tiện lợi và bảo mật.

Sức hút từ đặc quyền thanh toán “một chạm” cùng vô vàn ưu đãi còn được nhân lên nhiều hơn thế. Theo đó, khách hàng có tài khoản thanh toán tại Techcombank còn được tối ưu hóa lợi ích cao nhất, khi nhà băng này tiên phong nâng lãi suất trên tài khoản tiền gửi thanh toán lên tối đa trần cho phép của Ngân hàng Nhà nước là 1%, không hạn chế số tiền gửi thanh toán tối thiểu.

Hãy để cho “một chạm” dẫn lối

Hoàng Phương, sinh viên thế hệ GenZ cho biết: “Mình rất thích các giải pháp công nghệ mới tích hợp trong tiện ích thanh toán mua sắm tiêu dùng. Nhận thấy sự vượt trội từ các ưu đãi cùng nền tảng công nghệ vượ trội, mình đã mở tài khoản Techcombank tại WINLife. Ngay trong mùa mua sắm để nhập học, mình đã hưởng ưu đãi 100.000 đồng ngay khi mở tài khoản và liên tục nhận ưu đãi 2% cho mỗi hóa đơn mua hàng”.

Còn chị Thanh Bình - 45 tuổi, cư dân tại Chelsea Park (Hà Nội) đã là khách hàng trung thành của WIN. “Cửa hàng WIN có vị trí đắc địa ở ngay dưới chân tòa nhà nên tôi thường mua sắm tại đây vì hàng hóa đa dạng, tươi mới. Nhưng yếu tố quyết định đưa tôi trở thành hội viên WINLife chính là bởi “một chạm” trên Techcombank Mobile”. Tôi không cần mang theo ví hay tiền mặt mà vẫn thanh toán dễ dàng cùng nhiều ưu đãi. Tiền của tôi trong tài khoản vẫn sinh lời tối đa nhờ chính sách lãi suất của Techcombank” - chị Bình nhấn mạnh.

Với sức hấp dẫn từ hệ sinh thái, chỉ sau 1 tháng triển khai, từ tháng 9/2022 đến nay, tỷ lệ lũy kế hóa đơn sử dụng dịch vụ thanh toán không tiền mặt qua Techcombank tại các cửa hàng WIN đã đạt ngưỡng gần 30%, vượt xa so với tỷ lệ 8% trước thời điểm khai trương. Riêng Hà Nội, “một chạm” trên Techcombank Mobile chiếm đến 50% hóa đơn tại một số cửa hang WIN.

Đặc biệt hơn khi nhà băng này tiên phong chuyển đổi số và để công nghệ - đặc biệt là với “một chạm” dẫn lối, trong quý 3/2022, Techcombank đã thu hút thêm hơn 300.000 khách hàng mới - trong đó có hơn 10.000 lượt hội viên WINLife mở mới tài khoản tại Techcombank.

Nhờ bước đột phá này, Techcombank đã nâng tổng số khách hàng của mình lên 10,4 triệu. Khối lượng và giá trị giao dịch qua kênh điện tử của khách hàng cá nhân trong quý này lần lượt đạt 205,4 triệu giao dịch (tăng 29,4% so với cùng kỳ năm ngoái) và 2,5 triệu tỷ đồng (tăng 30,6% so với cùng kỳ năm ngoái).

Có thể nói, “một chạm” cùng sức mạnh cộng hưởng của toàn bộ hệ sinh thái đã giúp WINLife bùng nổ. Từ 30 cửa hàng đầu tiên, đến tháng 11/2022, WINLife đã mở rộng đến thêm hơn 120 cửa hàng Winmart/Winmart+ tại Cần Thơ và Hải Dương.

Theo dự kiến, Techcombank với hơn 300 chi nhánh tại các khu vực thành thị đông dân cư sẽ tích hợp với khoảng hơn 3.200 điểm bán VinMart+ trong thời gian tới, để mang hệ sinh thái WINLife đến với đa số người tiêu dùng toàn quốc.

Nói về dịch vụ tài chính đặc quyền tại WINLife, Giám đốc Phát triển và Quản lý hợp kênh của Techcombank - ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết: “Giải pháp thanh toán “một chạm” được Techcombank thiết kế dành riêng cho hệ sinh thái WINLife. Phương thức thanh toán mới này giúp khách hàng WIN thêm động lực để chuyển từ thanh toán tiền mặt sang trực tuyến nhanh chóng, tiện lợi và bảo mật. Đây mới chỉ là bước đầu trong quá trình sáng tạo và phát triển sản phẩm giao dịch trực tuyến mới trên Techcombank Mobile, và chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để nâng cao trải nghiệm thanh toán trực tuyến đến khách hàng”.

Tin cùng chuyên mục

Các video trên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy những robot hình cầu chạy bằng AI tuần tra đường phố cùng cảnh sát, phát hiện và ngăn chặn tội phạm. (Hình ảnh: X)

Robot có khả năng bắt tội phạm tại Trung Quốc

(PLVN) - Trung Quốc gây chú ý toàn cầu với việc thử nghiệm robot hình cầu tự động RT-G, được trang bị súng bắn lưới, hơi cay, bom khói và công nghệ nhận diện khuôn mặt. Đây là bước tiến mới trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tăng cường an ninh công cộng.

Đọc thêm

Robot côn trùng của Trung Quốc nhanh hơn gián

Robot côn trùng của Trung Quốc nhanh hơn gián (Ảnh: China Daily)
(PLVN) - Một nhóm nghiên cứu tại Trung Quốc đã phát triển thành công một robot côn trùng có tốc độ di chuyển nhanh hơn gián và khả năng ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực, từ cứu hộ thảm họa đến kiểm tra thiết bị cơ khí.

10 doanh nghiệp Ý giới thiệu công nghệ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

10 doanh nghiệp Ý giới thiệu công nghệ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
(PLVN) - Từ ngày 19-22/12 tại Sân bay Gia Lâm, TP Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. Tham gia chương trình, gian hàng của Thương vụ Ý tại Việt Nam hứa hẹn thu hút đông đảo khách tham quan với sự hiện diện của 10 doanh nghiệp hàng đầu giới thiệu các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực quân sự và an ninh.

Hoàn thiện thể chế khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Sẽ đột phá trong kỷ nguyên mới

Những sản phẩm KHCN Quảng Bình. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) mang tính đặc thù, giải pháp đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia.

Tọa đàm 'An toàn thông tin trong kỷ nguyên số': Bàn giải pháp bảo vệ thông tin cho cá nhân, doanh nghiệp

An toàn, an ninh mạng là tiền đề, động lực để DN Việt phát triển sản phẩm, giải pháp. (Ảnh: N.Linh)
(PLVN) - Hôm nay (27/11), tại Khách sạn Mường Thanh (TP HCM), Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) tổ chức Tọa đàm “An toàn thông tin trong kỷ nguyên số”. Báo PLVN ghi nhận một số ý kiến về thực trạng an toàn thông tin (ATTT) trong nền kinh tế số và những giải pháp nhằm bảo vệ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp (DN)… khi tham gia vào nền tảng này.

Sản phẩm protein từ men vi sinh giành giải Nhất Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Quốc gia

Chung kết Cuộc thi Tìm kiếm Tài năng Khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia.
(PLVN) - Trong khuôn khổ Techfest Việt Nam 2024, sáng 26/11, Vòng Chung kết Cuộc thi Tìm kiếm Tài năng Khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia đã diễn ra tại TP Hải Phòng. Kết quả chung cuộc, YEAST ERA đã xuất sắc giành ngôi vị Quán quân của Cuộc thi, đội đoạt giải nhì và giải ba lần lượt là ENFARM và TUBUDD

Cảnh báo Hacker Nga tấn công WiFi từ xa bằng kỹ thuật mới

Cảnh báo Hacker Nga tấn công WiFi từ xa bằng kỹ thuật mới (Ảnh: TechSpot)
(PLVN) - Các tin tặc Nga đã phát triển một kỹ thuật tấn công mạng tinh vi, cho phép chúng xâm nhập vào mạng WiFi của mục tiêu từ xa mà không cần tiếp cận trực tiếp. Kỹ thuật này, được gọi là "tấn công láng giềng gần nhất", đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về an ninh mạng.

Robot hình người của Trung Quốc nâng được 16kg mỗi tay

Robot hình người Trung Quốc mới nâng được 16kg mỗi tay. (Ảnh: Shanghai Kepler Robotics)
(PLVN) - Shanghai Kepler Robotics của Trung Quốc đang gây chú ý với dòng robot hình người Forerunner tiên tiến. Mẫu robot mới nhất, Forerunner K2, với khả năng nâng vật nặng đáng kinh ngạc và trí tuệ nhân tạo vượt trội, hứa hẹn sẽ sớm có mặt tại các nhà máy, kho bãi và nhiều lĩnh vực khác.

Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (TECHFEST) 2024: “Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam”

Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: MOST.
(PLVN) - Chuỗi sự kiện diễn ra trong 03 ngày (từ 26-28/11/2024) tại thành phố Hải Phòng với nhiều hoạt động: Lễ khai mạc TECHFEST 2024, Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao, Triển lãm các sản phầm/dịch vụ KNST, Chuỗi hội thảo chuyên sâu về phát triển hệ sinh thái KNST, Kết nối đầu tư, Cuộc thi Tìm kiếm tài năng KNST Việt Nam…

Việt Nam đẩy mạnh phát triển AI và triển khai trợ lý ảo

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 đã chính thức khai mạc. (Ảnh: T.A)
(PLVN) -  Việt Nam đang ưu tiên phát triển trợ lý ảo cho từng cơ quan nhà nước, mỗi cơ quan sẽ có trợ lý ảo của mình, tiến tới mỗi công chức có một trợ lý ảo. Việt Nam cũng đã và sẽ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy các sáng kiến hợp tác khu vực và quốc tế trong lĩnh vực công nghệ số, kinh tế số, trong đó sẽ ưu tiên các chương trình hợp tác về AI, về phát triển và sử dụng trợ lý ảo.