Học sinh trung học phát hiện ra tới 1,5 triệu vật thể vũ trụ lạ trong không gian bằng AI

Chris Ayers, 18 tuổi (Ảnh: Society for Science)
Chris Ayers, 18 tuổi (Ảnh: Society for Science)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Matteo (Matthew) Paz, học sinh tham gia chương trình nghiên cứu tại Viện Công nghệ California (Caltech), Mỹ, phát triển một thuật toán AI có khả năng phân tích dữ liệu thiên văn học phức tạp.

Tại đây, cậu gây chấn động giới khoa học khi phát hiện tới 1,5 triệu vật thể vũ trụ chưa từng được biết đến thông qua trí tuệ nhân tạo (AI).

Niềm đam mê thiên văn của Paz bắt đầu từ thời tiểu học, khi mẹ thường xuyên đưa cậu đến tham dự các buổi quan sát sao công cộng tại Caltech. Mùa hè năm 2022, Paz tham gia chương trình Planet Finder Academy, do giáo sư thiên văn học Andrew Howard điều hành. Tại đây, Paz được tiếp cận kiến thức thiên văn và khoa học máy tính dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ Davy Kirkpatrick, nhà khoa học cấp cao tại Trung tâm Xử lý và Phân tích Hồng ngoại Caltech.

Chính sự cố vấn tận tình của tiến sĩ Kirkpatrick – người từng được một giáo viên trung học truyền cảm hứng theo đuổi ngành thiên văn – đã giúp Paz thực hiện một dự án nghiên cứu đột phá. Kết quả nghiên cứu sau đó đã được công bố trên tạp chí The Astronomical Journal.

Paz đã vận dụng kiến thức về AI – được rèn luyện qua chương trình Math Academy, nơi học sinh có thể học Giải tích AP BC từ lớp 8 – để phát triển một mô hình học máy (machine learning). Mô hình này được thiết kế để phân tích toàn bộ dữ liệu của NEOWISE, phát hiện những biến thiên tinh vi trong độ sáng, từ đó nhận diện các vật thể thiên văn chưa từng được biết đến.

Chỉ trong sáu tuần, Paz đã xây dựng thành công mô hình đầu tiên. Sau đó, dưới sự hỗ trợ tiếp tục từ tiến sĩ Kirkpatrick, cậu tiếp tục cải tiến mô hình, chuyển sang xử lý dữ liệu thô từ kính thiên văn và tinh chỉnh các thuật toán phân loại.

Kết quả, mô hình AI đã xác định và phân loại 1,5 triệu vật thể mới tiềm năng, mở ra cơ hội lớn cho giới nghiên cứu trong việc hiểu rõ hơn về các hiện tượng biến thiên trong vũ trụ.

Không chỉ giới hạn trong thiên văn học, Paz cho biết mô hình AI mà cậu phát triển có thể ứng dụng trong các lĩnh vực liên quan đến dữ liệu chuỗi thời gian (time series) như tài chính hoặc môi trường.

“Tôi nghĩ thuật toán này có thể áp dụng cho việc phân tích thị trường chứng khoán, nơi dữ liệu đến dưới dạng chuỗi thời gian và có tính chu kỳ rõ rệt. Ngoài ra, nó cũng có thể giúp nghiên cứu các hiện tượng khí quyển như ô nhiễm không khí, nơi các chu kỳ ngày – đêm hay mùa trong năm đóng vai trò quan trọng” em Paz chia sẻ.

Dự kiến trong năm 2025, Paz và tiến sĩ Kirkpatrick sẽ công bố một danh mục toàn diện về các vật thể có sự thay đổi độ sáng đáng kể trong dữ liệu NEOWISE – một bước tiến lớn trong việc khai thác kho dữ liệu vũ trụ khổng lồ của NASA.

Đọc thêm

DKSH đồng tổ chức sự kiện PRISM 2025 của PacBio, góp phần thúc đẩy nghiên cứu khoa học về Gen tại Việt Nam

DKSH đồng tổ chức sự kiện PRISM 2025 tại Việt Nam.
(PLVN) - Lần đầu tiên, DKSH đồng tổ chức hội nghị khoa học gen PRISM của PacBio tại Việt Nam. Sự kiện này kết nối các nhà khoa học khu vực với chuyên gia quốc tế và công nghệ giải trình tự tiên tiến, thể hiện cam kết của DKSH trong việc giúp cộng đồng khoa học Việt Nam tiếp cận giải pháp khoa học đời sống hiện đại.

AI mô phỏng tư duy người mất tích

Các nhà nghiên cứu Scotland đã phát triển một hệ thống máy tính tinh vi để mô phỏng hành động của những người bị lạc trong môi trường ngoài trời. (Ảnh: Pacific Northwest National Laboratory)
(PLVN) - Một mô hình trí tuệ nhân tạo tiên tiến do các nhà khoa học Scotland phát triển đang mở ra kỷ nguyên mới cho các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ, bằng cách phân tích hành vi của những người từng bị lạc để dự đoán nơi họ có thể xuất hiện.

Độc đáo loại pin 'co giãn' từ Thụy Điển

Pin có cấu trúc như kem đánh răng, có thể uốn cong theo mọi hình dạng (Ảnh: Thor Balkhed)
(PLVN) - Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Linköping mới công bố phát minh về loại pin mềm, có thể thay đổi hình dạng, hứa hẹn tạo nên bước đột phá trong lĩnh vực thiết bị đeo, robot mềm và công nghệ điện tử linh hoạt trong tương lai.

Chủ nhân Giải thưởng VinFuture được vinh danh ở Giải thưởng Breakthrough 2025

Chủ nhân Giải thưởng VinFuture được vinh danh ở Giải thưởng Breakthrough 2025
(PLVN) - Nhóm các chủ nhân Giải Đặc biệt VinFuture 2023 vừa được vinh danh ở hạng mục Khoa học sự sống của Giải thưởng Breakthrough 2025 với công trình tiên phong khám phá vai trò của các GLP-1, nền tảng cho các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường và béo phì hiệu quả, thúc đẩy các liệu pháp điều trị mới đối với các bệnh thoái hóa thần kinh.

AI có thể thay thế giáo viên ngoại ngữ?

AI có thể thay thế giáo viên ngoại ngữ?
(PLVN) -  ChatGPT và các công cụ AI khác đang dần thay thế hình thức học ngoại ngữ truyền thống, mang đến khả năng học tập linh hoạt 24/7. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra câu hỏi về giá trị của giáo viên trong việc tạo môi trường học tập đầy cảm hứng và kết nối sâu sắc giữa con người với con người.

Máy tạo nhịp tim nhỏ nhất thế giới

Máy tạo nhịp tim nhỏ hơn một hạt gạo (Ảnh: John A. Rogers)
(PLVN) - Một nhóm các nhà khoa học quốc tế do Mỹ dẫn đầu vừa công bố phát minh mang tính đột phá trong y học: máy tạo nhịp tim nhỏ nhất thế giới, có thể tiêm vào cơ thể, điều khiển bằng ánh sáng và tự tan khi không còn cần thiết. Thiết bị này hứa hẹn mở ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực y sinh, đặc biệt là trong điều trị các bệnh lý tim mạch và phục hồi sau phẫu thuật.

Apple chuẩn bị ra mắt 'Bác sĩ AI'

Apple chuẩn bị ra mắt 'Bác sĩ AI' (Ảnh: Apple)
(PLVN) - Apple đang phát triển một công cụ chăm sóc sức khỏe sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), hứa hẹn trở thành 'bác sĩ ảo' của người dùng, dự kiến ra mắt sớm nhất vào mùa xuân hoặc mùa hè năm 2026.