Khi đường sắt trên cao “cãi lời” Bộ trưởng Đinh La Thăng

(PLO) - Người đời có câu: Nửa sự thật không còn là sự thật. Người dân thời gian qua được thấy một vị Bộ trưởng dám nghĩ dám làm, luôn dấn thân và đau đáu với sự phát triển chung của đất nước. 
Ngày 18/11/2014, thay mặt cho cử tri cả nước nói chung, và những người dân đang sống tại Hà Nội nói riêng, Đại biểu Đỗ Văn Đương đã yêu cầu Bộ trưởng Bộ GTVT trả lời những vấn đề đang rất nóng tại dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
Thứ nhất, công nghệ cũ hay mới, tại sao tiến độ quá chậm, đội vốn quá cao đến như vậy? 
Thứ hai, đại biểu bày tỏ sự lo ngại: Vì nó treo trên đầu hàng loạt người lưu thông, Bộ trưởng có cam kết khi đưa công trình vào vận hành khai thác tuyệt đối an toàn không? Nếu tàu rơi xuống đất thì sẽ là thảm họa. Nếu không an toàn thì Bộ trưởng suy nghĩ thế nào?
Bộ trưởng Đinh La Thăng chia sẻ, đây là câu hỏi được sự quan tâm đặc biệt của nhiều người, được lãnh đạo Bộ chỉ đạo sát sao. Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sử dụng vốn ODA của TQ, do nhà thầu TQ thi công, tốc độ dự kiến 40 km/h, tốc độ tối đa 60km/h, sử dụng công nghệ TQ, công nghệ mới nhất.
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng.
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng. 
Bộ trưởng cho biết, dự án khi đưa vào triển khai đã được phê duyệt đầy đủ, từ biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo cho người dân đi lại, nhất là thi công trong thành phố đông đúc. Vụ việc xảy ra vừa qua là một "sự cố đáng tiếc" và đã xử lý trách nhiệm của bên liên quan, cho dừng dự án kiểm tra tổng thể từng hạng mục, đảm bảo đúng thiết kế thi công an toàn mới cho triển khai trở lại.
Bộ trưởng Thăng khẳng định việc đảm bảo an toàn không chỉ trong thi công, kể cả trong khai thác, vận hành, đảm bảo khi vận hành nghiệm thu đúng quy định pháp luật, đảm bảo "an toàn tuyệt đối". Tiêu chuẩn an toàn là số 1 sau đó mới đến hiệu quả. Đảm bảo an toàn thi công đúng tiêu chuẩn thiết kế.
Đó là Bộ trưởng Thăng đang nói về tai nạn sáng 6/11, tại công trường dự án tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. Vụ tại nạn xảy ra khi máy cẩu của đơn vị thi công đang cẩu một thanh thép lớn thì bất ngờ đứt cáp và rơi xuống phần đường phương tiện đang lưu thông, làm 1 người chết và 2 người khác bị thương. 
Còn sáng 28/12/2014, thêm một vụ tai nạn lao động xảy ra tại công trường thi công tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông cách hiện trường vụ tai nạn trước không bao xa. 
Rất may, tai nạn xảy ra vào sáng sớm nên đã không gây thương vong lớn về người. Duy chỉ một chiếc taxi đã bị toàn bộ giàn giáo đổ đè lên, gây hư hỏng nặng, một người trong xe bị thương nhẹ, những người khác cũng may mắn thoát chết.
Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, qua đánh giá sơ bộ cho thấy giàn giáo chống thi công để đổ bê tông xà mũ số 7 tại khu vực ga bến xe Hà Đông không đảm bảo an toàn, dẫn đến bị sập trong khi đang thi công.
Hãy khoan nói đến những tác động gián tiếp mà dự án đường sắt trên cao đem lại, đó là sự chậm chạp mà nhiều người ví von công trình này đã bị sa lầy, khó cứu chữa; đó là sự đội vốn quá lớn so với dự tính ban đầu... mà trước mắt, cuộc sống của người dân đang bị đe dọa từng ngày, từng giờ, thậm chí là từng tích tắc khi đi qua những đoạn đường có những "quả bom" có thể sập xuống bất cứ lúc nào.
Chắc chắn, đây không còn là một “sự cố đáng tiếc” nữa, và khái niệm “an toàn tuyệt đối” cũng đã chính thức bị phá vỡ. Người đời có câu: Nửa sự thật không còn là sự thật. Người dân thời gian qua được thấy một vị Bộ trưởng dám nghĩ dám làm, luôn dấn thân và đau đáu với sự phát triển chung của đất nước. Người dân đang mong chờ những quyết định thẳng tay, không hề “ưu ái” của Bộ trưởng giành cho những cá nhân có sai phạm hơn bao giờ hết. 
Đó là sự khẳng định lời hứa và hình ảnh của một Bộ trưởng không bị phai mờ trong mắt người dân./.

Tin cùng chuyên mục

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Đọc thêm

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa: Đánh giá kỹ, bảo đảm nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) - Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 (Chương trình). Một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá khả năng huy động, bố trí tài chính và việc giải ngân vốn để bảo đảm hiệu quả của Chương trình.

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm việc với Tỉnh ủy Ninh Bình

Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. (Ảnh: Báo Ninh Bình)
(PLVN) - Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) do ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.