Khi chính quyền địa phương “bị” mang ra so sánh

…Tại Đồng Tháp chính quyền tỉnh khá chủ động trong cải cách, còn tại Cà Mau chính quyền tỉnh lại thụ động và chỉ dừng lại ở việc tuân thủ cac chỉ đạo từ trung ương.

…Tại Đồng Tháp chính quyền tỉnh khá chủ động trong cải cách, còn tại Cà Mau chính quyền tỉnh lại thụ động và chỉ dừng lại ở việc tuân thủ cac chỉ đạo từ trung ương.

Kinh nghiệm từ Đồng Tháp

Vốn bị coi là một tỉnh nghèo, không có nhiều đóng góp cho nền kinh tế, nhưng Đồng Tháp mang lại một câu chuyện khá bất ngờ về nỗ lực của DN và chính quyền địa phương trong tìm kiếm các giải pháp nội tại hơn là sự trợ giúp từ bên ngoài. Chính sách của chính quyền tỉnh Đồng Tháp tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), cụ thể là cải thiện môi trường kinh doanh với sự tham vấn chặt chẽ của khối DN này. 

Một góc thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Một góc thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Trong đó, chỉ số PCI không chỉ là biểu kế đo lường chất lượng điều hành của tỉnh mà còn là công cụ tích cực dùng để sửa đổi những khía cạnh yếu kém của môi trường kinh doanh. Chính vì khảo sát năm 2008 và 2009 cho thấy dịch vụ hỗ trợ kinh doanh là một trong những điểm yếu của tỉnh, nên từ đó Sở Kế hoạch và Đầu tư thành lập một trung tâm hỗ trợ DNNVV. 

Tinh thần tự lực cộng với sự đồng thuận giữa các cấp chính quyền của tỉnh đã thúc đẩy địa phương này tiến lên phía trước: lãnh đạo Tỉnh ủy với tầm nhìn năng động về kinh tế địa phương; UBND tỉnh và các sở, ban ngành sẵn sàng chuyển  biến tầm nhìn này thành hành động thông qua liên kết chặt chẽ với khu vực tư nhân.

Tỉnh tập trung vào hoạt động khai thác tài nguyên đất đai và sông nước hiệu quả thay vì các hoạt động đầu cơ. Mối quan hệ và giám sát xã hội có thể  hạn chế sự lạm dụng của DN đối với chính quyền địa phương và sự lạm dụng quyền của cán bộ tỉnh.

Trong khi đó, tỉnh Cà Mau mang cũng mang lại một trải nghiệm khác. Tỉnh địa đầu này có một số DN  lớn chủ yếu là trong ngành thủy sản. Hơn 20 DN lớn tham gia vào chế biến thủy sản và nhiều cơ sở nhỏ tham gia vào nuôi trồng thủy sản, nhưng chỉ có một DN thủy sản là DN nước ngoài. DN lớn nhất là công ty Minh Phú với quy mô hàng chục nghìn lao động và kim ngạch xuất khẩu lên đến 300 triệu USD trong năm 2010.

Tỉnh đã cam kết sử dụng 100 tỷ đồng ngân sách cho việc đào tạo và nâng cao năng suất cho ngành thủy sản trong giai đoạn 2010 – 2015. Đây là một khoản đầu tư lớn, tuy nhiên việc sử dụng khoản ngân sách này cho xúc tiến phát triển ngành thủy sản dường như chưa thể mang lại ngay lợi ích cho DNNVV.

Đâu là sự khác biệt?

Rõ ràng, trong khi cộng đồng DNNVV có vị trí nhất định trong các quyết sách của chính quyền địa phưởng Đồng Tháp, thì ở Cà Mau, các nỗ lực của tỉnh chủ yếu chỉ tập trung vào một ngành công nghiệp, còn các ngành kinh tế khác thì ít được quan tâm hơn. Hay nói cách khác, mối quan hệ tốt đẹp giữa DN lớn của một số ngành hẹp và chính quyền địa phương chưa đem lại lợi ích cho nền kinh tế địa phương nói chung.

Khối DNNVV không có ảnh hưởng nhiều đến cải cách điều hành tại Cà Mau. Hàng năm có đôi ba  cuộc họp giữa các cơ quan chính quyền và các DNNVV nhưng cũng cuộc gặp này chỉ mang tính chất hình thức. Một số doanh nhân trẻ đã cố gắng thay đổi điều này bằng cách thành lập riêng một  hiệp hội để đối thoại với chính quyền, nhưng hiệp hội DN trẻ có ít thành viên và ít ảnh hưởng. Trong 3 năm hoạt động, hiệp hội này hầu như không được mời tham gia bất kỳ cuộc họp nào liên quan đến cải cách điều hành. Đây là điểm khác biệt hoàn toàn so với Đồng Tháp.

Tại Cà Mau, các cơ quan có thẩm quyền có vẻ như đánh giá thấp vai trò của các DNNVV đối với nền kinh tế của tỉnh. Ngược lại, các DNNVV ít quan tâm đến cải cách điều hành. Vì vậy, không có động lực cho các chính sách tác động theo chiều ngang đến từ phía các DNNVV. Cũng không hề có động lực cho các chính sách theo chiều dọc đối với các ngành khác, ngoài ngành thủy sản.

Trong báo cáo nghiên cứu “Động lực cải cách kinh tế tại các tỉnh ở Việt Nam” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển thuộc Đại học Sussex, Vương quốc Anh  vừa công bố, tại Đồng Tháp chính quyền tỉnh khá chủ động trong cải cách, còn tại Cà Mau chính quyền tỉnh lại thụ động và chỉ dừng lại ở việc tuân thủ cac chỉ đạo từ trung ương.

Tại Cà Mau, chính quyền địa phương chỉ tập trung vào các ngành đủ sức cạnh tranh quốc  tế và không còn “sức” quan tâm tới các ngành khác. Ngược lại, Đồng Tháp lại không có được nguồn tài nguyên phong phú để khai thác, do đó buộc chính quyền tỉnh phải hỗ trợ các DNNVV địa phương.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Phó trưởng Ban Pháp chế của VCCI, cộng đồng DN và đặc biệt là khu vực tư nhân đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cải cách ở những tỉnh có những cải tiến bền vững về chất lượng điều hành kinh tế địa phương. Tuy nhiên, như bất cứ một cuộc cải cách nào, yêu cầu tiên quyết đó là sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng và của chính quyền tỉnh, cũng như sự cởi mở để làm việc với khu vực DN và giải quyết vấn đề của họ.

Ngọc Anh

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.