Khánh Hòa: Mở lại phiên tòa xét xử nguyên Tổng Giám đốc Vinalines

Các bị cáo tại tòa
Các bị cáo tại tòa
(PLO) - Sáng nay (11/11), Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Khánh Hòa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tham ô tài sản liên quan đến việc sửa chữa ụ nổi M83. Trước đó, ngày 21/4/2014, TAND tỉnh Khánh Hòa đã mở phiên tòa xét xử nhưng sau đó phải hoãn vì vắng mặt một số nhân chứng và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Tòa cũng đã gửi thông báo hoãn mở phiên tòa ngày 10/9/2014 như dự kiến vì cùng lý do tương tự.
Liên quan đến vụ án, Dương Chí Dũng (nguyên Cục trưởng Cục hàng hải), người đã bị kết án tử hình trong phiên tòa phúc thẩm “đại án tham nhũng” đã được di lý từ Hà Nội vào Khánh Hòa với tư cách là nhân chứng của vụ án.
Theo cáo trạng, Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines. Ụ nổi 83M được Vinalines thông quan tại Hải quan Khánh Hòa tháng 6/2008. 
Do ụ nổi hư hỏng, Vinalines đưa về Nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin để sửa chữa. Được Vinalines ủy quyền ký, thanh toán các hợp đồng sửa chữa ụ nổi M83 thuộc Dự án Nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam, lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao, Trần Hải Sơn (SN 1960, trú quận 2, TP. Hồ Chí Minh, nguyên Tổng Giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines) đã thông đồng với Trần Văn Quang (SN 1976, trú Bà Rịa – Vũng tàu, nguyên Phó Trưởng phòng Kế hoạch thị trường Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines), Trần Bá Hùng (SN 1979, trú Nha Trang, Khánh Hòa, nguyên Phó Trưởng bộ phận Chế tạo vỏ Nhà máy Hyundai Vinashin), Phạm Bá Giáp (SN 1972, trú Nha Trang, Khánh Hòa, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Nguyên Ân) ký 2 hợp đồng sửa chữa một số công việc của ụ nổi M83 trị giá tổng cộng khoảng 8,7 tỷ đồng. 
Thông qua việc ký kết, thực hiện 2 hợp đồng này, Sơn, Quang, Hùng đã bàn bạc, thỏa thuận gửi giá và nâng khống khối lượng vật tư thi công, rồi nhờ Giáp cho mượn tư cách pháp nhân Công ty TNHH Nguyên Ân ký và thanh quyết toán 2 hợp đồng để tham ô hơn 3,6 tỷ đồng. 
Trong đó, riêng Trần Hải Sơn chiếm đoạt 2,2 tỷ đồng; Quang chiếm đoạt 857 triệu đồng; Hùng chiếm đoạt hơn 395 triệu đồng; Giáp chiếm đoạt hơn 178 triệu đồng. Quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã tạm giữ của các đối tượng gần 1,2 tỷ đồng. Sơn khai đã chi tổng cộng 150 triệu đồng để quà cáp cho Dương Chí Dũng (nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải, cựu Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, vừa bị TAND Tối cao Hà Nội tuyên án tử hình) vào các dịp lễ, tết.
Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa kết luận hành vi của Sơn, Quang, Hùng và Giáp phạm tội “Tham ô tài sản” (khung hình phạt từ 20 năm tù, chung thân hoặc tử hình), trong đó, Sơn giữ vai trò chính, Quang là người tổ chức thực hiện, Hùng và Giáp giữ vai trò giúp sức. Bị cáo Trần Hải Sơn cũng vừa bị Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội xử phạt tổng cộng 22 năm tù về 2 tội “Tham ô tài sản” và “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Trong phiên tòa hôm nay, Hội đồng xét xử đã triệu tập 14 nhân chứng, 12 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, 1 nguyên đơn dân sự. 4 bị cáo được 4 luật sư tham gia bào chữa. Dự kiến phiên tòa sẽ kéo dài 3 ngày, từ 11/11 đến 13/11/2014. Chủ tọa phiên tòa là ông Lê Đình Trung (Thẩm phán TAND tỉnh Khánh Hòa)
PLVN sẽ tiếp tục cập nhật và thông tin về phiên tòa.

Đọc thêm

Kiên Giang: Bắt giam đối tượng cầm đầu hoạt động bảo kê, đòi nợ thuê

02 bị can Danh Út Hiểu và Đặng Hoàng Lâm (từ trái sang).
(PLVN) - Sáng ngày 3/5, Thượng tá Nguyễn Hoàng Phương – Phó trưởng Công an, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang cho biết: Chiều tối ngày 2/5, Cơ quan đã tống đạt quyết định khởi vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, thành phố Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Cảnh giác trước thủ đoạn giả danh cán bộ nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cảnh giác trước thủ đoạn giả danh cán bộ nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
(PLVN) - Thời gian qua, trên địa bàn cả nước liêp tiếp xảy ra nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Mặc dù các cấp, các ngành chức năng, đặc biệt là lực lượng Công an thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo về phương thức, thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng. Tuy nhiên tình trạng người dân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn còn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường.