Khâm Thiên: Ký ức tháng 12 năm 1972

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Sau 50 năm chịu sự tàn phá đầy đau thương, mất mát của máy bay B-52, phố Khâm Thiên (Hà Nội) giờ đã “thay da, đổi thịt” với những công trình hiện đại, nhà cao tầng kiên cố, sầm uất… nhưng ký ức về đêm bom rơi tàn khốc năm 1972 vẫn chưa phai nhòa.

Khung cảnh đau thương

Trong tiết trời đông tháng 12, khi nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không (tháng 12/1972 – tháng 12/2022) đang diễn ra, chúng tôi đã tìm gặp gỡ cô Nguyễn Thị Thoa (SN 1947), khi đó là dân quân tự vệ của nhà máy Cao su Sao Vàng.

Cô Thoa là người đã được điều động tới hỗ trợ sơ tán, tìm kiếm nạn nhân… tại khu phố Khâm Thiên sau đêm kinh hoàng 26/12/1972. Đã 50 năm trôi qua, những ký ức về một thời đạn bom khốc liệt đã dần chìm sâu, nhưng hình ảnh về một khu phố Khâm Thiên đổ nát vẫn còn sống động.

Phố Khâm Thiên sau trận ném bom ngày 27-12-1972 của Mỹ. (Ảnh: Sovfoto/Universal Images Group via Getty Images)

Phố Khâm Thiên sau trận ném bom ngày 27-12-1972 của Mỹ.

(Ảnh: Sovfoto/Universal Images Group via Getty Images)

“Sau đêm Mỹ dải bom, tôi cùng các đồng đội tổ xung kích, cứ 3 người một tốp, chia nhau đi tìm các nạn nhân. Một khung cảnh kinh hoàng bày ra trước mắt. Đau thương lắm, xót xa lắm! Cả khu phố Khâm Thiên gần như bị san bằng, tan hoang. Khi đó đứng từ giữa phố Khâm Thiên có thể nhìn sang tận hồ Thiền Quang bởi không một ngôi nhà nào còn nguyên vẹn”.

Có một gia đình 7 người tập trung để hôm sau đi sơ tán nhưng đã không kịp. Cả gia đình 7 mạng người bị trúng bom chết hết (giọng cô Thoa nghẹn ngào). Bom Mỹ khiến Khâm Thiên trở nên tang thương vô cùng, mất nhà, mất người thân, mất hạnh phúc.

“Tôi vẫn nhớ hình ảnh một nam thanh niên chỉ còn cánh tay dơ lên, xung quanh là thiệp mời đám cưới bay lả tả, hạnh phúc tan biến vì chiến tranh, thương tâm, đau lòng lắm!”.

Cả bầu trời Hà Nội đêm hôm đó rực sáng. Tiếng máy bay gầm rít, tiếng bom nổ, tiếng súng không ngớt khiến cả Thủ đô rung chuyển. 5h sáng ngày 27/12/1972, khi cô Thoa cùng đoàn dân quân tự vệ được điều động tới khu vực phố Khâm Thiên, nhiều người không thể nhận ra nhà mình bởi tất cả đã bị san phẳng chỉ còn lại những hố bom, lổn nhổn gạch, đất, vật dụng gia đình.

Cảnh tượng khiến cô Thoa vẫn còn rùng mình mỗi khi nhớ lại đó là tiếng than khóc, người đeo khăn tang ở khắp nơi. Đồng bào bị chết vì bom Mỹ không ai còn nguyên vẹn…

“Cảnh tượng kinh hoàng đó vẫn ám ảnh tôi cùng nhiều người”, cô Thoa nghẹn ngào.

Khung cảnh tang thương của khu phố Khâm Thiên 50 năm trước vẫn còn in trong tâm trí cô Thoa.

Khung cảnh tang thương của khu phố Khâm Thiên 50 năm trước vẫn còn in trong tâm trí cô Thoa.

Cô Thoa tâm tình: “Nếu bây giờ nói có sợ bom, sợ máy bay không thì có sợ, nhưng ở thời kì đó, lòng yêu nước, yêu đồng bào thôi thúc chúng tôi phải quả cảm, chiến đấu với quân thù để bảo vệ Tổ quốc. Khi đó tôi độ 24-25 tuổi, lần đầu mới nghe thấy tiếng bom, tiếng máy bay thì ai chẳng sợ, nhưng rồi cũng không biết từ bao giờ chẳng còn thấy sợ nữa.

Những khi nghe báo động ra trực, tôi và các đồng đội ngay lập tức tay cầm súng đứng lên không biết sợ là gì. Máy bay vèo vèo trên đầu nhưng vẫn ngó ra xem tên lửa, máy bay bay đi hướng nào. Trong lòng khí thế hừng hực, nung nấu tinh thần chiến đấu chống lại quân thù”.

Nhớ lại nỗi đau để trân quý hòa bình

… “Tấm màn trắng xoá

Xé chia nhau, chít vội lên đầu

Cả khu phố già đi hàng chục tuổi

Những bó hương bên đường nghi ngút khói

Những bó hương châm nát bầu trời

Người trồng rau, chữa khoá, vá may

Người nhặt cỏ, quét đường, lam lũ

Từ nay chung buổi giỗ” ...

(“Khâm Thiên” - Nhà thơ Lưu Quang Vũ).

Những ngày đầu tháng 12/2022, Đài tưởng niệm Khâm Thiên đông người đến thăm viếng, thành kính dâng hoa, thắp lên những nén nhang tưởng nhớ các nạn nhân. Nơi đây cũng chính là nền của căn nhà số 51 đã bị xóa sổ, sinh mạng của 7 người trong gia đình đã bị cướp đi trong cái đêm kinh hoàng đó.

Mảnh đất này trở thành một đài tưởng niệm. Một bức tượng bằng đồng tạc hình một phụ nữ bế trên tay một đứa trẻ đã chết vì bom Mỹ, tượng được lấy nguyên mẫu từ chính một trong những nạn nhân của vụ ném bom hủy diệt năm xưa.

Một phần bức tường của ngôi nhà số 51 bị bom còn lại.

Một phần bức tường của ngôi nhà số 51 bị bom còn lại.

Cô Nguyễn Thị Hữu – Phó chủ tịch Hội phụ nữ phường Khâm Thiên, người đang phụ trách trông giữ Đài tưởng niệm Khâm Thiên chia sẻ về bức tượng người mẹ bế con được đặt ở vị trí trang trọng nhất: Đây là hình ảnh hai mẹ con ở ngôi nhà số 47 Khâm Thiên bị sức ép của bom Mỹ cướp đi sinh mạng. Người mẹ ấy chết nhưng vẫn giữ nguyên tư thế đứng ôm chặt, che chở cho con. Và người con bé bỏng, tuy không còn sống nhưng tấm thân còn mềm, cánh tay vẫn cố bám chặt, bấu víu vào người mẹ.

Sau này họa sỹ Nguyễn Tự lúc đó công tác tại Công ty Mỹ thuật thuộc Sở Văn hóa Hà Nội, dù không có mặt và chỉ nghe kể lại về hình ảnh đau thương ấy, nhưng ông đã quyết định tạo hình bức tượng dựa trên hình ảnh thiêng liêng của người mẹ bế con bị chết đứng ngay chân cầu thang nhà số 47 đổ nát.

Giờ đây, ngày 26/12 hàng năm, được chọn làm ngày giỗ chung cho 287 nạn nhân tại khu phố Khâm Thiên trong trận B-52 ném bom xuống Hà Nội trong chiến dịch Linebacker II.

Tượng đài tưởng niệm những nạn nhân bị mỹ dùng B-52 rải bom ở phố Khâm Thiên.

Tượng đài tưởng niệm những nạn nhân bị mỹ dùng B-52 rải bom ở phố Khâm Thiên.

Sau 50 năm, Đài tưởng niệm Khâm Thiên vẫn hiên ngang, sừng sững giữa trời Hà Nội như một chứng tích tố cáo tội ác của đế quốc trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Nơi đây là sự nhắc nhở mỗi người dân Việt Nam nhớ về những ngày cuối năm 1972 đau thương nhưng rất đỗi hào hùng của thủ đô Hà Nội, của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến chống quân xâm lược.

Nhìn con phố Khâm Thiên hiện nay sau những đổi thay, thật khó có thể tưởng tượng được nơi đây vào 50 năm trước từng là hố bom của giặc Mỹ. Khung cảnh tan hoang, đổ nát giờ được thay thế bằng nhiều nhà cao tầng san sát, giao thương tấp nập, nhộn nhịp người qua lại.

Nỗi đau có thể vơi dần theo thời gian nhưng sự mất mát, khốc liệt của chiến tranh là điều cần ghi khắc, để trân quý hai tiếng: Hòa bình!

Vào khoảng 22h đêm 26/12/1972, 30 máy bay B52 ném bom rải thảm xuống đường phố Khâm Thiên, con phố đông đúc của trung tâm thành phố. Cả 17 khối phố bị thiệt hại, trong đó khối 44 đến 47 hầu như bị hủy diệt hoàn toàn. Nhà trẻ, mẫu giáo, cửa hàng lương thực, thực phẩm, đình Tương Thuận, di tích lịch sử, rạp hát, nhiều cơ sở sản xuất cùng hàng nghìn nhà dân bị sập đổ. Trận bom ấy cũng đã làm chết 278 người, trong đó có 91 phụ nữ, 40 cụ già, 55 trẻ em, làm cho 178 cháu trở thành mồ côi và 290 người bị thương.

Đọc thêm

Chuyện của những người thầy đặc biệt

Học sinh Trường Giáo dưỡng số 4. (Ảnh: K.O)
(PLVN) - Họ là những thầy cô đã từng dạy học phổ thông, rồi cơ duyên vào trường giáo dưỡng, nơi những học trò đã từng là “tội phạm nhí”. Và họ đã dạy dỗ học sinh của mình bằng chính sự yêu thương, tận tụy, kiên nhẫn để mỗi ngày, gần hơn, uốn các em về phía mặt trời, những thiện lành bình dị trong cuộc đời. Đó là những thầy cô trường giáo dưỡng được tuyên dương trong Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô dịp 20/11 năm nay…

Những người thầy 'thắp lửa' ước mơ nơi phên dậu Tổ quốc

Cô Vương Thanh Hường và học trò của mình. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ngày họ đến những điểm trường cheo leo miền biên viễn núi cao, vực sâu ở tuổi 20, dù rất sợ nhưng họ đã không chùn bước. “Đã không ít lần, cô phải mặc áo mưa, đội mũ bảo hiểm trong căn phòng cấp 4 tranh tre tạm bợ, vì sợ gió lớn cuốn sập. Những đêm mưa gió ấy, nỗi sợ hãi chỉ vơi đi khi mỗi sáng cô nhìn thấy ánh mắt háo hức của các em học sinh, để cô vượt qua khó khăn, tiếp tục cống hiến” …

Thầy cô giáo thời kỳ 4.0: Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội

Một buổi học về tình cảm cha con, học sinh được xem phim về bố trong lớp học của cô giáo Nguyễn Thị Thủy Tiên. (Nguồn: NVCC).
(PLVN) - Bước vào thời đại công nghệ phát triển, học sinh không còn thụ động tiếp thu kiến thức từ các thầy, cô giáo ở trên lớp. Giờ đây, mỗi bài giảng của giáo viên cần sự đầu tư về cả kiến thức, công nghệ, vốn hiểu biết xã hội để đem đến cho các em những bài học hấp dẫn nhất. Đây vừa là một thách thức, vừa là cơ hội cho giáo viên tiếp tục học hỏi, thay đổi vì một nền giáo dục hiện đại.

Đừng 'bán' sức khỏe vì thịt rừng

Thông điệp bảo vệ động vật hoang dã của ENV được lan tỏa rộng rãi tới người dân trên toàn quốc nhờ hệ thống màn hình của Focus Media. (Ảnh trong bài: Choice và ENV)
(PLVN) - Việt Nam được đánh giá là một trong những “điểm nóng” trung chuyển và tiêu thụ thịt rừng cùng các sản phẩm từ động vật hoang dã khác. Theo chuyên gia của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam), có đến 4.000 tấn thịt rừng được buôn bán bất hợp pháp qua thị trường Việt Nam. Để thay đổi nhận thức và hành vi tiêu thụ thịt rừng qua việc mang đến nhiều góc nhìn mới để phản bác quan niệm lạc hậu cho rằng “thịt rừng sạch sẽ, thể hiện đẳng cấp hay bổ dưỡng cho sức khỏe”, nhiều chiến dịch truyền thông đã được tiến hành.

Lớp học đặc biệt của các cô giáo U80

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (tạp dề vàng) cùng các học viên. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ở độ tuổi U80, khi nhiều cụ ông, cụ bà đang tận hưởng những năm tháng an nhàn của tuổi già, thì vẫn có những người tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Dù là lớp học làm bánh hay lớp học “xoá mù chữ”, điểm chung của những lớp học này là hoàn toàn miễn phí và được khởi nguồn từ tấm lòng nhân ái, tận tụy của các cô giáo đã bước qua tuổi xế chiều.

Tâm lý học đường - Chuyện không của riêng ai

Tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến học sinh cảm thấy lo âu. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tâm lý học đường không chỉ là vấn đề của riêng học sinh, mà còn là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học sinh được chăm sóc và hỗ trợ tốt về tinh thần, các em sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, đóng góp cho cộng đồng và trở thành những công dân có ích trong tương lai.

TIN BUỒN

TIN BUỒN
(PLVN) - Đảng ủy, Ban Biên tập, Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam và gia đình thương tiếc báo tin:

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Dự án sân bay Long Thành: Đề xuất dùng nguồn tiết kiệm làm đường cất hạ cánh thứ 2

Dự án sân bay Long Thành đang được xây dựng. (Ảnh: Thiên Phúc)
(PLVN) - Ngày 15/11, TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã đề xuất dùng tiền tiết kiệm từ chi phí dự phòng và đấu thầu để xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ACV cho rằng nguồn tiết kiệm trong quá trình thực hiện dự án thành phần 3 của dự án góp phần quan trọng trong việc đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành giai đoạn 1.