Khám phá tình yêu 'tên lửa' với cô bé lớp 9, trai làng vào tù

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) - Mới quen nhau buổi sáng, buổi chiều 'đôi bạn' đã gặp nhau rồi vội vã 'ăn trái cấm'. Mối tình 'tên lửa' đó đã nhanh chóng dẫn chàng trai tới thẳng... vành móng ngựa

Tình yêu “tên lửa”

Phiên tòa “giao cấu với trẻ em” do TAND tỉnh Thừa Thiên Huế xét xử một ngày cuối tháng 9/2016 chỉ lưa thưa vài người dự khán. Gia đình bị cáo Nguyễn Khoa Duy (21 tuổi, ngụ TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) đến tòa từ rất sớm. Mặt mày ai nấy ảo não như đưa đám. 

Bị cáo khai với HĐXX, 7h sáng ngày 19/11/2015, bị cáo vào mạng xã hội facebook và gửi tin nhắn trò chuyện với một tài khoản đang trực tuyến. Qua tin nhắn, bị cáo làm quen với bị hại Nguyễn Thị Vân (đang là học sinh lớp 9). Bị cáo chuyện trò, bày tỏ tình cảm, rồi cả hai hẹn gặp nhau đi chơi. 

1h chiều hôm đó, bị cáo đến trường chở bị hại, cả hai hẹn hò ở quán nước ngay cổng trường, sau đó bị cáo chở cô bé về nhà mình chơi. Đưa được “bạn gái” về đến nhà mình, bị cáo dẫn thẳng vào phòng ngủ của bố mẹ.

Bị cáo có lời nói, hành động bày tỏ “tình cảm”. Vân đồng ý. Cả hai thực hiện hành vi giao cấu, sau đó cùng nhau ra quán internet để vào mạng, trò chuyện trực tuyến và chơi game. Đến tối, bị cáo mới chở bị hại về nhà.

Đến sáng hôm sau, bị cáo tiếp tục đến trường đón bị hại. Do hết tiền, nên bị cáo mượn điện thoại của em này đi cầm được 1,3 triệu đồng. Cả hai đi chơi đến tối thì thuê nhà nghỉ qua đêm. Sáng hôm sau cả hai lại ra quán internet để chát chít và chơi game, đến khuya thì cùng dắt tay về nhà nghỉ.

Từ ngày 20/11 – 22/11, bị cáo và “bạn gái” đều lặp lại “chương trình” như vậy. Phải đến khi cả nhà cô bé kéo đi tìm, mới đưa được Vân về nhà.Chỉ trong 4 ngày ít ỏi quen biết bị hại, bị cáo đã cùng bị hại 4 lần “quan hệ”.

Tòa hỏi bị cáo: “Bị cáo và bị hại có quan hệ như thế nào?”. “Dạ có quan hệ yêu đương”. “Bị cáo khai là hai người yêu đương, vậy yêu khi nào? Bị cáo gặp bị hại chỉ trong vài giờ đồng hồ, hai người đã “làm chuyện người lớn”, thời gian ngắn như thế, thì nói được gì”. Bị cáo ậm ừ một lúc vẫn không trả lời được. 

“Lần đầu tiên bị cáo đến chở, bị hại mặc quần áo gì?”. “Dạ mặc đồng phục học sinh”. “Bị cáo có biết đồng phục đó của lớp mấy không?”. “Dạ bị cáo không biết”. “Thế trên áo không có phù hiệu trường, lớp ?”. “Dạ bị cáo không nhớ rõ”.

“Tại thời điểm đó bị cáo bao nhiêu tuổi?”. “Dạ bị cáo 21 tuổi”. “Lúc đó, bị cáo đã là một thanh niên trưởng thành. Còn em Vân mặc đồng phục học sinh cấp hai, tại sao bị cáo lại không biết được?”. Bị cáo ấp úng.

Mẹ chiều chuộng, con lầm lỗi

Phía bị hại chỉ có hai người đến dự, bà ngoại và mẹ bị hại. Người phụ nữ mặt mày rầu rĩ, cho biết con gái bà hôm nay phải đến lớp. “Nhưng nếu hôm nay không có tiết, tui cũng không muốn con bé đến”, chị thở dài. 

Tòa hỏi chị, làm sao biết được việc con gái bị xâm hại? Chị cho hay, do không thấy chiếc điện thoại của con gái, nên tra hỏi, ai dè lộ chuyện tày trời kia.  

Người mẹ kể, trước nay con gái chị học rất giỏi, lúc nào cũng ngoan ngoãn. Vậy mà có nằm mơ chị cũng không tưởng tượng ra, có ngày con gái mình bỏ nhà theo một chàng trai, đi suốt mấy ngày đêm không về. Cả nhà chị, từ lớn đến bé, đều sấp ngửa chạy đi tìm.

Từ sau lần “nổi loạn” của con gái, chị lúc nào cũng sống trong phấp phỏng lo âu. Lúc nào cũng đặt con gái trong tầm mắt, chỉ cần không thấy con bé dăm ba phút, chị đã tất tả đi tìm.

Chị bảo, con chị còn dại quá, mà cuộc sống ngoài kia nhiều cám dỗ quá. Chị làm mẹ, nhưng không thể bảo bọc con, không theo sát con từng bước, để xảy ra chuyện như hôm nay, một phần do lỗi của chị.

Rồi chị lại bảo, tại chị thương con quá, nên mới ra nông nỗi. Nếu chị không mua điện thoại cho con, thì con chị đâu thể suốt ngày cắm cúi trên điện thoại, chát chít. Người bạn con bé hẹn hò, cũng là do quen trên mạng. Chị thở dài, ánh mắt xa xôi. 

“Trong hồ sơ có thể hiện, chị có xin rút lại đơn khởi kiện, có đúng không?”. Người phụ nữ gật đầu. “Tại sao chị lại xin rút đơn?”. Người mẹ cho biết, lúc đầu hay tin đứa con gái bé bỏng của mình bị lạm dụng, chị rất sốc.

Nên chị viết đơn khởi kiện. Chị muốn người thanh niên đã hại đời con mình, phải trả giá đắt. Nhưng khi bình tâm lại, rồi gia đình bên kia qua năn nỉ, chị xuôi lòng, không còn muốn làm bung bét nữa. Chị bảo, giờ có làm to chuyện, thì việc cũng đã rồi, chẳng cách gì thay đổi được hiện thực. 

Gia đình bị cáo được một phen mừng hụt, tưởng phen này con cái được thoát tội, khỏi phải đi tù. Ai dè khi mẹ bị hại đến cơ quan chức năng xin rút lại đơn khởi kiện mới biết, dù bà có rút đơn, thì vụ án vẫn bị khởi tố, bị cáo vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự như thường.

“Nếu thằng bé bị khởi tố ở khoản 1, thì trước giờ mở phiên tòa, nếu bị hại rút đơn, vụ án sẽ bị đình chỉ ngay. Đằng này thằng bé bị truy tố khoản 2, thuộc trường hợp tăng nặng vì phạm tội nhiều lần, nên không cách gì “gỡ gạc” được”, người nhà bị cáo bày tỏ.

Người này còn than: “Ai bảo nó khai “phạm tội” nhiều lần làm chi, nếu khai một lần là thoát kiếp nạn rồi”.

Tòa hỏi mẹ bị cáo: “Chị có biết quan hệ giữa con trai chị với bị hại không?”. “Dạ không biết”. “Sau khi mọi chuyện xảy ra, gia đình chị đã khắc phục hậu quả như thế nào?”. “Dạ gia đình tui có bồi thường cho nhà bên kia 7 triệu”. “Chị có sang nhà người ta thăm hỏi không?”. “Dạ có”.  

Tòa tuyên bị cáo mức án 3 năm 6 tháng tù, bị cáo bần thần, mặt tái mét. Có lẽ đến tận lúc này, bị cáo mới thấy “mối tình” trẻ con của mình, cuối cùng phải trả giá đắt. Mẹ bị cáo thì òa khóc, lật đật chạy theo gia đình bị hại đang ra về, nhờ họ làm giúp cái đơn kháng án xin giảm nhẹ mức án. Mẹ bị hại gật gật đầu, khoát tay bảo nhà bị cáo cứ về viết đơn rồi mang sang.

Tin cùng chuyên mục

Cộng đồng mạng có thể dễ dàng “tẩy chay”, cô lập một nhãn hàng, một gia đình, một công ty,... (Ảnh minh họa - Nguồn: Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị)

Những "phiên toà" khắc nghiệt mang tên mạng xã hội

(PLVN) - Sự bùng nổ của mạng xã hội đã mở ra kỷ nguyên thông tin mới, mang đến nhiều cơ hội chia sẻ thông tin nhanh chóng và đa chiều. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện lợi đến do mạng Internet đem lại, vẫn còn đó những “phiên tòa” vô cùng khắc nghiệt mang tên “dư luận mạng”.

Đọc thêm

Công an Kon Tum cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Đối tượng lừa đảo qua mạng nhắn tin, dẫn dụ bị hại. (Ảnh: Công an tỉnh cung cấp)
(PLVN) - Phòng An ninh mạng - Công an tỉnh Kon Tum và Ngân hàng ACB chi nhánh Kon Tum đã kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo hơn 500 triệu đồng với chiêu giả danh người Mỹ muốn chuyển tiền về Việt Nam đầu tư.

Sơ thẩm vụ 'Trốn thuế' ở Phú Giáo (Bình Dương): VKS đề nghị phạt tiền với 3 bị cáo

VKS đề nghị HĐXX phạt tiền các bị cáo về tội “Trốn thuế”.
(PLVN) - Hôm qua (12/12), TAND huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương) mở phiên sơ thẩm với bị cáo Nguyễn Thị Phương Huệ (SN 1967), Trần Thanh Tài (SN 1997, con trai bà Huệ, cùng ngụ huyện Phú Giáo) và Võ Đức Quang (SN 1993, ngụ Chơn Thành, Bình Phước) về tội “Trốn thuế”. Cả ba bị cáo buộc trốn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi khai giá mua bán đất thấp hơn giá thực tế.

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép
(PLVN) -  Hạt Kiểm lâm Hoàng Liên (Vườn Quốc gia Hoàng Liên) phối hợp với Trạm Kiểm lâm số 3, Công an xã Tả Van và Ban Chỉ huy Quân sựu xã Tả van (thị xã Sa Pa) vừa bắt quả tang 01 đối tượng vận chuyển trái phép gỗ pơ mu.

Truy tố ông Trần Đình Triển

Ảnh minh họa
(PLVN) - VKSND Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Đình Triển (SN 1959, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân) về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Khởi tố nghi can hàng loạt vụ trộm trên xe ô tô tại Rạch Giá

Bị can Ngô Phụng Tuấn
(PLVN) - Ngày 11/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đã tống đạt Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt tạm giam đối với Ngô Phụng Tuấn (SN 2006, ngụ phường An Bình, TP Rạch Giá) về tội "Trộm cắp tài sản".