Khai mạc Kỳ họp thứ 7, HĐND TP Hà Nội khóa XVI

Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu khai mạc kỳ họp.
Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu khai mạc kỳ họp.
(PLVN) - Sáng nay, 5/7, HĐND TP Hà Nội khóa XVI khai mạc Kỳ họp thứ 7 để xem xét về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng 6 tháng đầu năm; quyết định phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng 6 tháng cuối năm 2022 của TP; xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND TP.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, từ đầu năm 2022 đến nay, với tinh thần chủ động, đồng hành và trách nhiệm cao, HĐND TP Hà Nội đã tổ chức 3 kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết nghị về một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.

Để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 7 - kỳ họp thường lệ giữa năm 2022 của HĐND TP, căn cứ Quy chế phối hợp giữa các cơ quan, Thường trực HĐND, UBND, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP đã tập trung, khẩn trương, phối hợp để chuẩn bị các nội dung kỳ họp.

Thường trực HĐND TP cũng xây dựng và ban hành Quy trình các bước chuẩn bị kỳ họp, quy trình thẩm tra của các Ban HĐND TP đảm bảo thống nhất, chặt chẽ, hiệu quả và đúng với quy định.

“Đây cũng là một trong những nhiệm vụ, giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Thường trực HĐND, các Ban HĐND TP theo Đề án số 15 về “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp giai đoạn 2021-2026 gắn với việc thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và củng cố chính quyền nông thôn tại TP Hà Nội” đã được Ban Thường vụ Thành ủy ban hành ngày 12/5/2022”, Chủ tịch HĐND Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn nêu rõ.

Theo Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, Kỳ họp thứ 7, HĐND TP Hà Nội khóa XVI dự kiến tổ chức trong 3,5 ngày, trong đó dành thời gian gần 1 ngày cho phiên thảo luận tại Tổ và tại Hội trường; dành 1 ngày cho hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định, đây là những hoạt động quan trọng của nghị trường nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm và trí tuệ của các đại biểu để trao đổi, thảo luận các nội dung quan trọng trong chương trình kỳ họp.

Thông tin về các nội dung chính trong chương trình kỳ họp, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, tại kỳ họp này, HĐND TP sẽ xem xét, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, thu chi ngân sách 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2022.

“Có thể nói, 6 tháng đầu năm 2022, TP triển khai các nhiệm vụ trong điều kiện vẫn chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19; tình hình chính trị thế giới diễn biến phức tạp, khó lường đã tác động lớn đến phát triển kinh tế xã hội. Với sự quyết tâm, cố gắng, nỗ lực, TP đã bám sát các chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy, quyết liệt triển khai các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19 để từng bước phục hồi, thúc đẩy sản xuất kinh doanh”, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn nói.

Đồng thời với nhiệm vụ phòng chống dịch, phát triển kinh tế - xã hội, TP Hà Nội còn triển khai nhiều nhiệm vụ rất quan trọng như tổng kết và trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 15 về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2021-2030, định hướng đến 2045; triển khai lập Quy hoạch TP, Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tổng kết thi hành Luật Thủ đô và đề nghị xây dựng sửa đổi Luật; trình Chính phủ, Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; triển khai Nghị quyết của Thành ủy và HĐND TP về 3 mục tiêu - cải tạo, nâng cấp trường học, các cơ sở y tế và tu bổ các di tích lịch sử giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo...

Bên cạnh những kết quả đạt được, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế như tiến độ triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội còn chậm, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, sản xuất công nghiệp giảm so với cùng kỳ, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công còn thấp, công tác đấu giá quyền sử dụng đất còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

“Vì vậy, HĐND TP dành nhiều thời gian để các đại biểu thảo luận tại tổ và tại hội trường về những kết quả đạt được, thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, tồn tại và đề xuất giải pháp phù hợp, khả thi, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả, sát với yêu cầu thực tiễn của TP”, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội cho hay.

Xem xét, thông qua hơn 30 báo cáo, 14 nghị quyết

Cũng theo Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, HĐND TP Hà Nội sẽ xem xét, thảo luận và thông qua 16 báo cáo, 1 nghị quyết thường kỳ và 14 nghị quyết chuyên đề, trong đó nhiều nội dung rất quan trọng cần tập trung nghiên cứu, trao đổi, thảo luận như cho ý kiến về định hướng, quan điểm đối với dự thảo Đề án Phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn TP; cập nhật, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công và kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2022; tiến độ công tác đấu giá quyền sử dụng đất; Chương trình phát triển nhà ở TP; quy định mức tiền phạt trong lĩnh vực xây dựng khu vực nội thành; thông qua danh mục các cơ sở nhà, đất di dời do không phù hợp quy hoạch trên địa bàn TP...

“Trong quá trình chuẩn bị, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP và các cơ quan liên quan đã phối hợp chặt chẽ, từ sớm, từ xa để thống nhất nội dung, đảm bảo đúng thẩm quyền và các quy định. Ủy ban MTTQ Việt Nam TP đã tổ chức phản biện xã hội đối với các nội dung quan trọng, tác động sâu rộng đến đời sống xã hội, làm cơ sở để HĐND TP thảo luận và quyết định bảo đảm nghị quyết đi vào cuộc sống”, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định.

Các đại biểu tại kỳ họp.

Các đại biểu tại kỳ họp.

Về hoạt động giám sát của HĐND TP tại kỳ họp, ông Nguyễn Ngọc Tuấn cho hay, HĐND TP Hà Nội sẽ xem xét các báo cáo của Thường trực HĐND, UBND, TAND, Viện KSND, Cục Thi hành án dân sự TP theo quy định của Luật.

Cùng với đó, HĐND TP Hà Nội thực hiện quyền giám sát trực tiếp đối với UBND TP thông qua hoạt động chất vấn, tái chất vấn dự kiến về 2 nhóm vấn đề bao gồm tái chất vấn về việc thúc đẩy thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn TP và chất vấn về công tác quản lý, khai thác, sử dụng quỹ nhà, đất thuộc quản lý Nhà nước trên địa bàn TP.

“Đây là những nội dung rất quan trọng và thiết thực, đang được TP tập trung chỉ đạo, được đông đảo cử tri, Nhân dân quan tâm và được các Ban HĐND, các Tổ đại biểu HĐND TP đăng ký, đề xuất”, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cho hay.

Với phương châm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị các vị đại biểu HĐND TP trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, các đại biểu HĐND theo quy định của Luật, phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, dân chủ, trí tuệ, để thảo luận kỹ lưỡng, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, chất lượng, góp phần vào sự thành công của kỳ họp.

Đọc thêm

Sôi nổi các hoạt động "Tháng Ba biên giới”

Bộ đội Biên phòng tặng quà cho người dân Nghệ An. (Ảnh: Lê Thạch).
(PLVN) - Chương trình “Tháng Ba biên giới” năm 2024 được tổ chức nhằm chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (BĐBP) (3/3/1959 - 3/3/2024) và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3/3/1989 - 3/3/2024). Chương trình không chỉ có ý nghĩa, thiết thực mà còn thể hiện tinh thần “Thanh niên xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng”, chủ đề của Tháng Thanh niên 2024.

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam
(PLVN) - Chiều 18/3, tại TP HCM, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 558 của Thủ tướng và hội nghị thi đua khen thưởng năm 2024. Chi hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được tặng 1 bằng khen tập thể và 1 bằng khen cho cá nhân nhà báo Trần Ngọc Hà - Phó Tổng biên tập, Thư ký Chi Hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam.

'Mỗi bài báo phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân'

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu chỉ đạo hội nghị
(PLVN) - Phát biểu tại Hội nghị Toàn quốc năm 2024 của Hội Nhà báo Việt Nam diễn ra sáng 18/3, ở TP HCM, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng, làm báo có thể nghèo nhưng không được tiêu cực. Mỗi bài báo viết ra phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân, được người đọc tâm phục, khẩu phục...

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh
(PLVN) - Tại Kỳ họp thứ 38, sau khi xem xét báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên vi phạm tại các Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Ngãi, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương nhận thấy, bà Hoàng Thị Thúy Lan và các ông Lê Duy Thành, Đặng Văn Minh, Cao Khoa, Hà Hoàng Việt Phương đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương...

Bộ trưởng Tài chính nêu giải pháp hạ giá vàng, giá vé máy bay

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính sáng nay, 18/3, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn về tình trạng giá vàng, giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu giải pháp để khắc phục.

Chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm trong kinh doanh bảo hiểm

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn tại phiên họp.
(PLVN) - Pháp luật nghiêm cấm việc các cán bộ bảo hiểm tư vấn sai, tranh giành, lôi kéo, dùng các thủ đoạn để bán bảo hiểm đối với những người chưa có nhận thức cao. Bộ Tài chính đã thực hiện kiểm tra, thanh tra khi có khiếu nại những hành vi như vậy và xử phạt nghiêm minh, chuyển cho cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm để xử lý.

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên
Dự Hội thảo khoa học quốc gia "Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững", sáng 17/3, tại TP Điện Biên Phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng với nguồn lực đầu tư còn hạn chế, du lịch Điện Biên cần tập trung đầu tư những công trình, dự án "ra tấm, ra món", phát triển trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn giá trị văn hoá, tự nhiên.

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển
Sáng 17/3, tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị, trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Điện Biên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động
(PLVN) - Nhấn mạnh nhà ở xã hội là nhà ở bình thường như các loại nhà ở khác, phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, Thủ tướng yêu cầu tất cả các chủ thể có liên quan, mỗi người, mỗi tổ chức chung tay, góp sức tạo phong trào, xu thế phát triển nhà ở xã hội, đặt mình vào địa vị của người khác và đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động, trong đó có việc nghiên cứu, triển khai gói tín dụng cho người mua với thời gian 10-15 năm và lãi suất thấp hơn từ 3-5%.