​ Khai mạc Hội thảo quốc gia về pháp luật dưới triều vua Lê Thánh Tông

Bộ trưởng Lê Thành Long phát biểu khai mạc Hội thảo
Bộ trưởng Lê Thành Long phát biểu khai mạc Hội thảo
(PLO) -Nhân dịp 520 năm ngày mất của vua Lê Thánh Tông, được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Cải cách pháp luật và xây dựng bộ máy nhà nước dưới triều vua Lê Thánh Tông - Những giá trị lịch sử và đương đại”.

Tham dự Hội thảo có Đồng chí Lê Khả Phiêu, Nguyên Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Đồng chí Uông Chu Lưu, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân tỉnh Thanh Hóa, Lãnh đạo của một số Ban, Bộ, Ngành của Trung ương và gần 300 đại biểu là nguyên lãnh đạo Bộ Tư pháp, đại diện lãnh đạo một số đơn vị của các Ban, Bộ, Ngành Trung ương, đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và các Sở, Ban, Ngành của tỉnh Thanh Hóa. Hội thảo cũng có sự tham dự của đại diện các cơ sở nghiên cứu về luật và lịch sử hàng đầu Việt Nam cùng nhiều chuyên gia, nhà khoa học và các nhà hoạt động thực tiễn.

TS. Lê Thành Long - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, TS. Phan Chí Hiếu – Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Nhà sử học Dương Trung Quốc – Tổng thư ký Hội khoa học lịch sử Việt Nam, TS. Nguyễn Văn Cương, Q. Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý đồng chủ trì Hội thảo.

Toàn cảnh Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo

Trong bài phát biểu khai mạc Hội thảo, Bộ trưởng Lê Thành Long nhấn mạnh: Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, có những thời kỳ, những triều đại, mà nhờ những nỗ lực cải cách quản trị quốc gia, đất nước phát triển đến đỉnh cao. Triều Vua Lê Thánh Tông, gắn với niên hiệu Quang Thuận (1460-1469) và Hồng Đức (1470-1497), là một trong những triều đại như vậy. Trong thời trị vì của Đức Vua Lê Thánh Tông, nước Đại Việt đã phát triển rực rỡ về mọi mặt, từ kinh tếvăn hóaxã hộigiáo dục đến quân sự, trở thành một cường quốc trong khu vực. Các nhà viết sử thường gọi đây là thời kỳ thịnh trị Hồng Đức, thời kỳ thịnh trị nhất trong lịch sử các vương triều phong kiến Việt Nam. Vua Lê Thánh Tông được xem là một “bậc Vua anh hùng tài lược”, người đã “sửa sang chính trị, mở mang học hành, chỉnh đốn vũ bị,... mở thêm bờ cõi, khiến cho nước Nam... được văn minh thêm,... lừng lẫy một phương”.

Nguyên Tổng bí thư BCHTW ĐCS Việt Nam Lê Khả Phiêu và Nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường tới tham dự Hội thảo.
Nguyên Tổng bí thư BCHTW ĐCS Việt Nam Lê Khả Phiêu và Nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường tới tham dự Hội thảo.

Trong số những thành tựu đặc sắc của Triều Vua Lê Thánh Tông phải kể đến những thành công của công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính, xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước để quản lý thống nhất quốc gia. Quốc triều hình luật hay còn được gọi là Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật nổi tiếng vừa thể hiện tính nghiêm minh khi trừng trị người có hành vi xâm phạm các giá trị nền tảng của xã hội, vừa đề cao tính nhân văn, nội dung đậm chất dân tộc, một mẫu mực về trình độ, kỹ thuật lập pháp, là một trong những ví dụ điển hình.

Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu và các lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa.
Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu và các lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa.

 Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, cho đến tận ngày nay, trong xã hội Việt Nam đư­ơng thời, vẫn còn lưu lại những dấu ấn đậm nét về kết quả sự nghiệp cải cách của ông trên nhiều mặt của đời sống xã hội. Nhiều bài học của ông để lại cho hậu thế, đến nay, vẫn còn nguyên giá trị, có thể nghiên cứu, đề xuất việc áp dụng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Các đại biểu chủ trì Hội thảo “Cải cách pháp luật và xây dựng bộ máy nhà nước dưới triều Vua Lê Thánh Tông"
Các đại biểu chủ trì Hội thảo “Cải cách pháp luật và xây dựng bộ máy nhà nước dưới triều Vua Lê Thánh Tông"

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành nhiều cải cách về pháp luật, tư pháp, hành chính và đã đem lại những thành công nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế, tồn tại trong các cuộc cải cách vừa qua, đã được nhìn nhận, đánh giá qua các Văn kiện trình Đại hội XII của Đảng, chẳn hạn như tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của các thiết chế cơ bản trong bộ máy nhà nước còn những điểm chưa thực sự hợp lý, hiệu lực, hiệu quả; hệ thống pháp luật thiếu tính ổn định; kỷ luật, kỷ cương trong quản lý nhà nước, thực thi công vụ, thi hành pháp luật còn nhiều yếu kém ...

Đây là những hạn chế cần tiếp tục được nghiên cứu, khắc phục trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

Đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại Hội thảo
 Đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại Hội thảo

Trong bối cảnh đó, Bộ trưởng cho rằng Hội thảo Hội thảo quốc gia “Cải cách pháp luật và xây dựng bộ máy nhà nước dưới triều Vua Lê Thánh Tông - Những giá trị lịch sử và đương đại” có ý nghĩa vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết, có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn. Hội thảo không chỉ là dịp để các thế hệ luật gia, các nhà nghiên cứu và hoạt động thực tiễn ghi nhận, tri ân những đóng góp to lớn của các bậc tiền nhân trong lịch sử dân tộc. Đồng thời, cũng là dịp để tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm cải cách, những kế sách trị quốc an dân của Đức Vua, nhằm rút ra những bài học hữu ích để vận dụng vào thực tiễn cải cách, đổi mới hiện nay của đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, nhất là thực hiện các chủ trương lớn về cải cách pháp luật, cải cách hành chính và cải cách tư pháp, theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân do dân và vì dân.

Nhà sử học Dương Trung Quốc
Nhà sử học Dương Trung Quốc 

 Tại Hội thảo, Bộ trưởng mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học cùng đại biểu tham dự Hội thảo làm sáng tỏ những giá trị lịch sử, những thành tựu nổi bật trong cải cách pháp luật, xây dựng bộ máy nhà nước, xây dựng đội ngũ quan lại dưới triều vua Lê Thánh Tông, trên cơ sở liên hệ với thực tiễn đất nước hiện nay, rút ra các bài học kinh nghiệm để vận dụng trong tiến trình cải cách pháp luật, cải cách hành chính và xây dựng bộ máy nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Đọc thêm

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đọc Lời báo công dâng Bác. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 14/12, tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công dâng Bác. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó  Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.