Khách du lịch ồ ạt rời Cát Bà, Đồ Sơn biển động

Hàng nghìn khách nhanh chóng kết thúc chuyến du lịch Cát Bà trước khi cơn bão số 2 đổ bộ vào đất liền, ngày 1/8.
Ngày 1/8, bão số 2 chưa vào, biển Đồ Sơn động dữ dội, sóng lớn đánh vào bờ kè tạo thành những cột sóng nước cao tới 6m. Ảnh: Giang Chinh

Ngày 1/8, tại biển Đồ Sơn, sóng lớn đánh vào bờ kè tạo thành những cột nước cao tới 6 m. Ảnh: Giang Chinh

Đại diện một công ty lữ hành đến từ Hà Nội cho biết, nhiều khách hàng đăng ký thăm quan vịnh Lan Hạ 3 ngày 2 đêm bằng du thuyền. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, công ty và khách thống nhất kết thúc chuyến đi sớm trước một ngày một đêm.

Đứng chờ xe từ dưới phà lên, anh Nguyễn Huy đến từ Hải Dương chia sẻ rất thích ngắm vịnh trong thời tiết mát mẻ như thế này nhưng gia đình quyết định không ăn trưa, trả phòng sớm, về sớm tránh bão, tránh cả nhỡ phà. "An toàn cho mọi người là trên hết. Hẹn gặp lại Cát Bà lần sau", anh Huy nói.

Tàu thuyền, phà khẩn trương đưa khách tham quan du lịch đảo Cát Bà trở lại đất liền, tránh trú bão. Ảnh: Giang Chinh

Tàu thuyền, phà khẩn trương đưa khách tham quan du lịch đảo Cát Bà trở lại đất liền, tránh trú bão. Ảnh: Giang Chinh

Tại đầu bến phà Gót - Cát Viềng, lượng người và phương tiện đi bằng đường bộ qua phà trở về đất liền không nhiều bởi nhiều du khách đã chọn ra đảo bằng tuyến cáp treo mới khách thành. Tuy nhiên, số lượng khách đi du thuyền ngắm vịnh Lan Hạ trở về lại rất đông.

Số lượng khách rời đảo Cát Bà đông, trong khi bến tàu chật không thể sắp xếp một lúc nhiều xe ô tô đậu chờ đón nên nhiều khách sau khi lên bờ ngáo ngơ tìm xe về. Ảnh: Giang Chinh

Số lượng khách rời đảo Cát Bà đông, trong khi bến tàu chật không thể sắp xếp một lúc nhiều xe đậu chờ đón. Ảnh: Giang Chinh

Các du thuyền không thể cập bến tàu phía thị trấn Cát Hải vì lý do an toàn hàng hải nên buộc phải neo ở phía bờ bên kia của Lạch Huyện thuộc xã Phù Long, cách xa gần 2 km. Vì thế, nhà tàu và công ty lữ hành sử dụng phương tiện tàu, xuồng cao tốc đưa khách vào bờ.

Khu du lịch Đồ Sơn cũng gần như trống vắng khách. Trong chiều 1/8 chỉ còn vài trăm khách nội địa và số ít người Trung Quốc ra ngồi ăn uống, ngắm sóng biển.

Nữ khách mon men ra bờ kè chụp ảnh selfile bỏ chạy khi bị cả cột sóng nước cao tới 6m độ sập xuống đầu. Ảnh: Giang Chinh

Cột sóng nước cao 6 m ở gần đầu cầu tại bến phà. Ảnh: Giang Chinh

Bão chưa vào nhưng triều cường dâng cao, gió cấp 4, khiến biển Đồ Sơn động dữ dỗi. Những con sóng lớn đánh xô bờ kè tại bãi biển khu 1, khu 1 tạo thành những cột nước cao.

Một số nữ khách quên cả mối nguy hiểm, lại gần chụp ảnh với cột nước khiến nhà chức trách quận Đồ Sơn liên tục phát loa cảnh báo.

Người dân thu dọn ô dù trên bãi tắm khu 2 mang lên bờ cất, chống bão. Ảnh: Giang Chinh

Người dân thu dọn ô dù trên bãi tắm khu 2 mang lên bờ cất, chống bão. Ảnh: Giang Chinh

Nhiều nhà hàng, khách sạn không khách đã đóng cửa để bảo đảm an toàn tài sản.

17h cùng ngày, Đồ Sơn chính thức cấm biển.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, bão Sinlaku đang ở đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách bờ biển Thái Bình - Nghệ An khoảng 400 km. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 (75 km/h) khoảng 130 km, tính từ tâm bão.

Vịnh Bắc Bộ (gồm cả huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cát Hải) có gió mạnh cấp 6-8, biển động rất mạnh.

Đọc thêm

Xuất hiện bão mới gần biển Đông

Bão số 8 suy yếu ngay trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong khoảng 24 giờ tới, bão số 8 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp tại phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Tuy nhiên, gần biển Đông lại xuất hiện cơn bão có tên quốc tế là USAGI.

Khẩn cấp xử lý sự cố thủng đập thuỷ lợi ở Gia Lai

Đập hồ thuỷ lợi Ia Rằng huyện Chư Sê, Gia Lai, nơi xảy ra sự cố thủng bờ đập.
 (PLVN) - Trong quá trình kiểm tra thân đập, nhân viên công ty thuỷ lợi bất ngờ phát hiện vết thủng kéo dài tại thân đập tại hồ đập thuỷ lợi Ia Ring, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) khiến nước tràn xuống hạ du gây ngập úng lúa, hoa màu… Người dân xung quanh lo ngại.

Hướng tới đạt thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa

Sự bền vững của môi trường và hệ sinh thái biển đang đứng trước mối đe dọa to lớn từ ô nhiễm nhựa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ CT)
(PLVN) - Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc đàm phán toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra tại Phiên họp thứ 5 (INC-5), từ 24/11 đến 1/12/2024 ở Busan, Hàn Quốc. Khi được thực thi, Thỏa thuận này có thể tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, thúc đẩy một “cuộc cách mạng” trong sản xuất, tiêu dùng và quản lý rác thải nhựa trên toàn cầu.

Bão số 8 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, bão số 8 sẽ suy yếu dần và tan trên khu vực biển Đông.

Cập nhật mới nhất về cơn bão số 8 trên biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11.

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng
(PLVN) - Trong quá trình dập tắt đám cháy rừng tại thành phố Yên Bái, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) đã cứu sống 1 phụ nữ mắc kẹt trong đám cháy.

Bão số 8 sắp vào biển Đông, 2 cơn bão mới lại 'đe doạ'

Hiện tại ở khu vực phía Đông của Philippines đang có tới 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới đang hoạt động. Ảnh: VNDMS
(PLVN) - Cơn bão TORAJI nhiều khả năng sẽ di chuyển vào biển Đông trong khoảng chiều tối đến đêm 11/11. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện đề nghị loạt Bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó. Hiện khu vực phía Đông của Philippines còn 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới hoạt động...

Ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng động vật hoang dã ở Việt Nam: Pháp luật và ý thức cần song hành

Các hành vi quảng cáo, nuôi nhốt, tàng trữ và buôn bán trái phép cá thể, bộ phận hoặc sản phẩm của gấu đều là vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
(PLVN) - Nhằm đánh giá và xác định những vấn đề cấp bách cần được ưu tiên để xử lý hiệu quả tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép, góp phần bảo vệ các quần thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và từng bước xóa bỏ vai trò của Việt Nam trong mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép toàn cầu, đầu tháng 11/2024, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt tài liệu thường niên “Những hành động cấp bách bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng năm 2024”.

Nỗ lực bảo tồn loài động vật hoang dã trong Sách đỏ Việt Nam

SVW phối hợp với Vườn Quốc gia Cúc Phương tái thả 8 cá thể tê tê Java quý hiếm. (Nguồn: SVW)
(PLVN) - Tại Việt Nam, công tác bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm nói chung và bảo tồn tê tê nói riêng đã và đang được chú trọng hơn trước đây, đạt được nhiều kết quả khích lệ. Trong đó có cả những nỗ lực trong việc tăng cường thể chế, chính sách pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã và khắc phục những “lỗ hổng” pháp lý, nâng cao khung hình phạt.