Kết nối phát triển kinh tế biển giữa các vùng, địa phương

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: VGP).
Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Ngày 12/4, Ủy ban Chỉ đạo Quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tổ chức phiên họp trực tuyến với 28 địa phương có biển lần thứ nhất. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo Quốc gia chủ trì cuộc họp.

Một số kết quả bước đầu đáng ghi nhận

Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các Bộ, ngành và địa phương đã nỗ lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và bước đầu đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Hầu hết các ngành kinh tế biển phát triển tích cực, đối tác tin cậy và có trách nhiệm trong việc bảo đảm hòa bình, an ninh và phát triển bền vững kinh tế biển.

Trong đó, hệ thống nuôi trồng và khai thác hải sản, năng lượng tái tạo, các ngành kinh tế biển mới có bước phát triển; các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị sinh thái ven biển dần được hình thành. Các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển được chú trọng; các nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng, chống thiên tai, quốc phòng - an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế về biển và đại dương... được bảo đảm.

Tỷ trọng GRDP của 28 tỉnh, TP ven biển đã có nhiều đóng góp vào tổng GRDP toàn quốc. Cụ thể, năm 2018 gần 51%; năm 2019 là 51%; năm 2020 hơn 50%; năm 2021 gần 50% và năm 2022 hơn 50%. Tính đến cuối năm 2022, các khu kinh tế ven biển cả nước có 553 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án đạt 54,36 tỷ USD; có 1.604 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 1,371 triệu tỷ đồng. Có 27/28 tỉnh, TP ven biển có các đô thị dọc tuyến đường ven biển…

Để tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 36-NQ/TW, Ủy ban Chỉ đạo Quốc gia đề nghị các Bộ, ngành và 28 tỉnh, TP ven biển cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Chiến lược, tạo đồng thuận trong toàn xã hội. Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và các cơ hội kinh tế biển xanh mang lại. Đồng thời, chú trọng xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để phấn đấu đạt được các mục tiêu theo Nghị quyết 36-NQ/TW đề ra.

Kết nối chuỗi liên kết du lịch giữa các vùng, địa phương

Tại cuộc họp, các Bộ, ngành, địa phương đã tập trung thảo luận, đề xuất về các nội dung phát triển tiềm năng, lợi thế của biển trong định hướng phát triển kinh tế biển địa phương; tăng cường năng lực quản trị biển, hải đảo; đẩy mạnh công tác tham gia bảo vệ môi trường biển, gắn với phát triển kinh tế địa phương; phát triển du lịch biển; logistics; thu hút đầu tư vào phát triển ngành nghề kinh tế biển; quy hoạch không gian biển; tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng cảng biển; sớm ban hành Quy hoạch không gian biển quốc gia để làm mục tiêu thực hiện…

Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương, giải pháp tại Nghị quyết số 36-NQ/TW, đồng thời gợi mở một số định hướng thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển. Theo đó, tiếp tục đầu tư phát triển, hiện đại hóa hệ thống đô thị biển; phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại; kết nối phát triển kinh tế biển giữa các vùng, địa phương; khuyến khích đầu tư phát triển, hình thành các trung tâm năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất, sinh hoạt, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Quan tâm đầu tư khu neo đậu tránh trú bão và các dự án kết cấu hạ tầng ven biển, đảo; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng phát triển thủy sản phục vụ nuôi trồng, đánh bắt và chế biến, chú trọng đầu tư công nghệ, kỹ thuật hiện đại phục vụ nuôi trồng xa bờ.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện nhanh việc chuyển đổi số các ngành kinh tế biển; thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, nhất là lĩnh vực nuôi trồng thủy sản công nghệ cao; khai thác và sử dụng hiệu quả bền vững về phát triển lĩnh vực nông nghiệp và nhân rộng các mô hình hiệu quả; tăng cường nguồn lực đầu tư cho công tác điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Các Bộ, ngành liên quan khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch không gian biển quốc gia; khai thác hiệu quả cảnh quan biển đảo, đa dạng loại hình dịch vụ du lịch, phát triển hạ tầng du lịch đồng bộ, hiện đại, kết nối chuỗi liên kết du lịch giữa các vùng, địa phương; tuyên truyền các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế biển, đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển, hình thành cơ sở dữ liệu thông tin biển quốc gia…

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh ưu tiên của Uỷ ban là chỉ đạo, điều phối những vấn đề cơ chế, chính sách pháp luật có tính liên ngành, liên vùng; các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển. Đồng thời, cần đánh giá chính xác kết quả tổ chức thực hiện, từ nhận thức của cả hệ thống chính trị đến trách nhiệm thể chế hoá chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước, cũng như thay đổi của bối cảnh tình hình.

Phó Thủ tướng cho rằng, cần có những bộ chỉ số đánh giá thế nào là quốc gia mạnh về biển, bền vững về biển, các ngành kinh tế biển có lợi thế, chuyển biến về nhận thức, chính sách liên quan đầu tư, tài chính, môi trường, huy động nguồn lực tổng hợp… từ đó, lượng hoá, đo đếm được kết quả thực hiện những mục tiêu lớn, nhiệm vụ, giải pháp đột phá để thúc đẩy phát triển kinh tế biển.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Chuyện chưa kể về lần hát 'hụt' ở Trường Sa

Nghi thức thả lễ, vòng hoa tại Lễ tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh trong sự kiện Gạc Ma ngày 14/3/1988. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Nhận được lời bài thơ qua tin nhắn điện thoại vào đêm trước khi tàu KN 491 rời cảng, nghệ sĩ Lại Hồng Toan (Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh Nam Định) không giấu được cảm xúc. Những giai điệu chèo quen thuộc như hòa quyện với lời thơ suốt hải trình đến với Trường Sa…

Thành kính tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ

Thành kính tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ
Hàng triệu trái tim người con đất Việt và đồng bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế hướng về Hà Nội, với niềm tiếc thương vô hạn đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trên khắp các tuyến phố Hà Nội - cung đường đoàn tang lễ đi qua, người dân kính cẩn tiễn đưa Tổng Bí thư về nơi Người yên giấc ngàn thu tại Nghĩa trang Mai Dịch.

Trọn đời vì nước, vì dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLVN) - Hôm nay (26/7), ngày thứ hai Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người cộng sản chân chính, nhà văn hóa lớn, người học trò rất xuất sắc, tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo tiền bối ưu tú của Đảng và đất nước; là tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.

Pháp quyền mãi mãi “nở hoa”…

Pháp quyền mãi mãi “nở hoa”…
(PLVN) - Trên ấn phẩm đặc biệt Xuân Canh Tý 2020 của Báo Pháp luật Việt Nam với tiêu đề “Pháp quyền nở hoa”, Ban Biên tập quyết định lựa chọn phương án trang bìa là ảnh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với mái tóc bạc trắng quen thuộc và nụ cười ấm áp, hiền từ…

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành trọn niềm tin yêu, kỳ vọng vào thế hệ trẻ. (Ảnh minh họa: Dương Triều)
(PLVN) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã truyền cảm hứng và nguồn năng lượng tích cực về nhân cách, đạo đức cho nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bằng trí tuệ, sự thông thái, một nhà lãnh đạo có tầm, có tâm và giàu tình cảm, Người đã dành hết đời mình cho sự nghiệp cách mạng, đến những ngày tháng cuối cùng…

Thành kính, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thành kính, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
(PLVN) - Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Thủ đô Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (TP HCM) và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội), từ 7h hôm nay - 25/7. Các đoàn Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ban, ngành, đoàn thể, tỉnh, thành; các đoàn nước ngoài cùng đông đảo Nhân dân các địa phương và du khách nước ngoài thành kính viếng Tổng Bí thư.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người đau đáu với vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Nhân dân thôn Thượng Điện, xã Vinh Quang, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
(PLVN) - Trên các cương vị lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là trong 3 nhiệm kỳ giữ trọng trách người đứng đầu Đảng ta, một trong những vấn đề luôn được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đau đáu là xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Ông đã có đóng góp to lớn trong việc phát triển, hoàn thiện mô hình Nhà nước mà ở đó tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân.

Thấm nhuần tâm nguyện của Tổng Bí thư về đổi mới hoạt động và tổ chức của Quốc hội

Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ngày 16/7/2024. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và nhiều đại biểu Quốc hội đã có những chia sẻ xúc động, bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng thời bày tỏ quyết tâm xây dựng một Quốc hội dân chủ, pháp quyền, chủ động, trí tuệ, đoàn kết, đổi mới, trách nhiệm.

Bộ đội Biên phòng Hải Phòng khắc ghi lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cát Bà – ngày 10/7/2013.
(PLVN) - Khắc ghi lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng TP Hải Phòng đã luôn đoàn kết, đồng lòng, triển khai toàn diện, đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền, giữ vững an ninh trật tự khu vực biên giới biển, đảo, cửa khẩu cảng...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: "Cần đặc biệt quan tâm, giúp đỡ các thế hệ tiếp theo của gia đình chính sách, người có công"

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: "Cần đặc biệt quan tâm, giúp đỡ các thế hệ tiếp theo của gia đình chính sách, người có công"
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), ngày 24/7, Đoàn đại biểu Lãnh đạo Đảng, Nhà nước do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh làm Trưởng đoàn đã đến dâng hương tại Đền thờ các Anh hùng Liệt sĩ và Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tỉnh Ninh Bình; thăm, tặng quà Trung tâm Điều dưỡng Thương binh huyện Nho Quan và thăm hỏi, tặng quà các gia đình có công trên địa bàn huyện Yên Mô và Thành phố Ninh Bình. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà tư tưởng lý luận lỗi lạc, nhà lãnh đạo tài năng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLVN) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là hiện thân của sự hòa quyện giữa mẫu mực về đạo đức và kiệt xuất về tài năng. Trên nhiều phương diện, Tổng Bí thư thể hiện sự uyên bác về trí tuệ và hiệu quả thực tiễn, vươn lên tầm vóc nhà tư tưởng lý luận lỗi lạc, nhà lãnh đạo tài năng của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.