Kế hoạch lập 508 trạm y tế lưu động của Hà Nội

Nhân viên Trung tâm Y tế Ba Đình, Hà Nội diễn tập chăm sóc F0 tại nhà.
Nhân viên Trung tâm Y tế Ba Đình, Hà Nội diễn tập chăm sóc F0 tại nhà.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sở Y tế Hà Nội có kế hoạch lập 508 trạm y tế lưu động, song không xác định tiến độ ngay mà theo phương án "dịch bùng phát mạnh ở đâu thì thành lập ở đó".

Đây là lần đầu tiên Hà Nội triển khai mô hình trạm y tế lưu động. Mô hình này được Bộ Y tế áp dụng ở các tỉnh phía Nam từ giữa tháng 8/2021, đặc biệt là TP HCM và Bình Dương, hai vùng dịch lớn nhất vừa qua, nhằm chăm sóc, điều trị F0 tại nhà.

Riêng TP HCM đã lập hơn 400 trạm y tế lưu động, chăm sóc và điều trị hiệu quả F0 tại nhà, góp phần kiểm soát dịch trên địa bàn.

Trả lời báo chí sáng qua (12/11), ông Trần Văn Chung (Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội) cho biết, căn cứ tình hình thực tế diễn biến dịch, UBND quận, huyện, thị xã chuẩn bị các điều kiện về địa điểm, nhân lực, trang thiết bị, thuốc... thiết lập trạm y tế lưu động. 30 quận, huyện, thị xã đã chuẩn bị phương án lập trạm, phân công nhân sự phụ trách. Các trạm này sẽ hoạt động khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, lan rộng trong cộng đồng.

"Song, với tình hình dịch bệnh tại Hà Nội lúc này, trạm y tế lưu động chưa cần thiết vì số F0 rải rác tại nhiều quận, huyện chứ không bùng mạnh ở một khu vực nhất định nào", ông Chung nói và cho biết thêm hiện các cơ sở y tế vẫn đáp ứng được số lượng người bệnh, theo ông Chung.

TP hiện cũng chưa có kế hoạch cách ly điều trị F0 tại nhà. Cơ quan chức năng cho rằng TP vẫn có đủ nguồn lực để cách ly, điều trị tập trung F1 và F0. Chỉ khi nào số lượng F0, F1 tăng vượt quá khả năng, TP mới tính đến phương án cách ly người không triệu chứng tại nhà.

Ông Chung cho rằng khi mô hình trạm y tế lưu động phát triển sẽ trở thành "cánh tay nối dài" cho cơ sở y tế; giúp người dân tiếp cận y tế ngay tại cơ sở, giảm gánh nặng cho các cơ sở điều trị COVID-19.

Theo hướng dẫn tạm thời mô hình trạm y tế lưu động trong bối cảnh dịch COVID-19 của Bộ Y tế, trạm có chức năng triển khai hoạt động phòng, chống COVID-19 tại cộng đồng; kết nối giữa chăm sóc, quản lý F0 tại nhà với bệnh viện; phát hiện ca diễn biến nặng và chuyển tuyến kịp thời; cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh, sơ cứu, chuyển tuyến... bệnh thông thường người dân.

Trạm y tế lưu động chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi F0 tại nhà và tại cộng đồng; xét nghiệm; tiêm chủng vaccine; truyền thông về COVID-19; khám, điều trị, cấp thuốc cho người mắc các bệnh khác... Mỗi trạm có 5 nhân viên y tế gồm một người nắm rõ địa bàn, còn lại huy động từ các bệnh viện, cơ sở y tế ngoài công lập.

Trạm phải được trang bị đủ thuốc men, trang thiết bị cần thiết, đặc biệt là chuẩn bị đầy đủ bình oxy để kịp thời cứu chữa bệnh nhân suy hô hấp, trở nặng.

Một tháng chuyển sang chiến lược "thích ứng với COVID-19", Hà Nội ghi nhận trung bình 50 ca F0 một ngày. Cơ quan chức năng cho biết trước mắt, lực lượng y tế tiếp tục tăng cường, giám sát, linh hoạt xử lý các ổ dịch theo nguyên tắc "nguy cơ đến đâu, khoanh đến đấy".

Đọc thêm

‘Gỡ khó’ cho chị em phụ nữ khi bước vào tuổi trung niên

Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học "Liệu pháp Nội tiết Mãn kinh".
(PLVN) - Theo ông Đinh Anh Tuấn, Vụ Trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế), suy giảm nội tiết dẫn đến tiền mãn kinh và mãn kinh là quá trình sinh lý trong cuộc đời bất cứ người phụ nữ nào. Thế nhưng mọi người không nên có ý thức “cam chịu”, bỏ qua và không quan tâm đến vấn đề đó...

Bệnh ho gà ở Hải Dương có xu hướng gia tăng

Cán bộ Trạm Y tế phường Hoàng Tân, TP Chí Linh tiêm vắc xin có chứa thành phần phòng bệnh ho gà cho trẻ nhỏ (ảnh sở Y tế tỉnh Hải Dương)
(PLVN) - Theo thông tin từ sở Y tế tỉnh Hải Dương, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh này vừa ghi nhận thêm 3 trẻ mắc ho gà. Như vậy, từ đầu năm đến nay, Hải Dương đã có 41 trường hợp mắc ho gà, trong khi cùng kỳ năm ngoái không có ca nào.

Giám sát nghiêm ngặt bếp ăn tập thể để bảo đảm an toàn thực phẩm

Chú trọng an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, nhất là các căng tin, nhà ăn tại trường học. (Ảnh minh họa. Nguồn: VGP)
(PLVN) - Những vụ ngộ độc thực phẩm liên tiếp xảy ra liên quan đến học sinh, sinh viên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, nhất là các căng tin, nhà ăn tại trường học. Tình trạng này không chỉ đe dọa sức khỏe của học sinh, sinh viên mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của các cơ sở giáo dục trên cả nước.

Y tế số chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Chuyển đổi số tạo sự thuận lợi cho người cao tuổi khi đến khám, chữa bệnh. (Hình minh họa - Nguồn: BHXH Việt Nam)
(PLVN) - Trong những năm qua, chuyển đổi số trở thành trọng tâm công tác của ngành Y tế, việc ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng khoa học công nghệ góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân. Đặc biệt, với người cao tuổi, chuyển đổi số còn giúp ngành Y tế chủ động thích ứng với già hóa dân số, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Sử dụng liệu pháp nghệ thuật và âm nhạc để tăng cường sức khỏe cảm xúc cho người cao tuổi

Sử dụng liệu pháp nghệ thuật và âm nhạc để tăng cường sức khỏe cảm xúc cho người cao tuổi
(PLVN) - Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới, (World Mental Health Day) được tổ chức vào 10/10 hàng năm, để giáo dục, nâng cao nhận thức và ủng hộ sự nghiệp sức khỏe tâm thần. Nhân dịp ngày Sức khỏe tâm thần thế giới 2024, bài viết này giới thiệu dụng liệu pháp nghệ thuật và âm nhạc để tăng cường sức khỏe cảm xúc cho người cao tuổi.

Xét nghiệm độc chất vụ 6 học sinh ở TP HCM nhập viện

Những học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm (Ảnh: Dân trí)

(PLVN) - Liên quan vụ  6 học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn (Quận 3) có triệu chứng đau bụng sau bữa ăn bán trú tại trường, Sở Y tế TP HCM đã chỉ đạo các đơn vị điều tra dịch tễ, xét nghiệm độc chất nhằm ngăn chặn kịp thời, tránh để xảy ra các trường hợp ngộ độc tương tự.