Hy vọng 8 thuyền viên mất tích còn sống là rất mong manh

Tàu Nam Vỹ 69 bị hỏng phần đầu sau vụ va chạm
Tàu Nam Vỹ 69 bị hỏng phần đầu sau vụ va chạm
(PLO) - Liên quan đến vụ tai nạn nghiêm trọng này, phóng viên PLVN có mặt tại hiện trường cho biết, trong khi cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác cứu hộ, cứu nạn về phía Nam và sẽ vào cuộc điều tra nguyên nhân thì người nhà nạn nhân lên phương án tìm kiếm độc lập.
Tìm thấy nhiều vật dụng trên tàu bị nạn
Sáng 10/11, ông Nguyễn Nhật (Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam) cùng ông Nguyễn Anh Vũ (Tổng Giám đốc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam - VNMRCC) đã ra hiện trường để trực tiếp chỉ đạo các đơn vị tìm kiếm tàu Phúc Xuân 68 bị nạn hôm 9/11 khiến 8 thuyền viên mất tích.
Đến 11h trưa cùng ngày, ông Đinh Nhiên (Thuyền trường tàu SAR27-01) cho biết đã tìm được hai phao bè tự nổi (chỉ vớt một chiếc, thả trôi chiếc kia để quan sát hướng trôi), một số phao áo và vật dụng của tàu Phúc Xuân 68. Tuy nhiên, chưa tìm được tàu Phúc Xuân 68, độ sâu trong khu vực là 80 – 90m. 
Theo ông Nhật, khi tàu bị chìm, phao bè tự nổi sẽ tự động bung ra. Trong phao bè này có đầy đủ nước uống, đồ ăn, thuốc, pháo khói… Khi đó nếu có ai thoát ra khỏi tàu bị nạn thì có thể tồn tại được trong khoảng một tuần để chờ lực lượng cứu nạn tới cứu. Tuy nhiên, lực lượng cứu nạn vẫn chưa tìm được thuyền viên nào.
Phao của tàu Phúc Xuân 68 được tìm thấy
Phao của tàu Phúc Xuân 68 được tìm thấy
Chiều 10/11, tại cuộc họp khẩn  được tổ chức tại TP.Nha Trang, các thuyền viên tàu Nam Vỹ 69 đã được triệu tập. Ông Nguyễn Nhật cho biết, hiện có 8 tàu đang tham gia tìm kiếm các nạn nhân tại thực địa. Khi được lãnh đạo Cục Hàng hải chất vấn, ông Trần Văn Hải (Thuyền trưởng tàu Nam Vỹ 69) cho biết, trước khi xảy ra va chạm, tàu này đang di chuyển với tốc độ 5,2 hải lý/giờ. 
“Chúng tôi phát hiện tàu Phúc Xuân 68 cách khoảng 6 hải lý và nhìn thấy bảng đỏ của nhau, nhưng không hiểu sao tàu Phúc Xuân 68 vẫn cứ dạt vào. Chúng tôi gọi VHF thì không thấy họ trả lời. Khi chuẩn bị va nhau, tốc độ tàu Phúc Xuân 68 quá lớn nên chúng tôi buộc phải lách qua để đâm vào mạn phải của tàu này. Nếu hai tàu tông trực diện thì hậu quả rất lớn”, ông Hải nói.  
Sau khi hai tàu hàng đâm va, thấy tàu Phúc Xuân 68 chìm nhanh, thuyền viên tàu Nam Vỹ 69 đã ném hết 11 áo phao cùng 1 phao bè để thuyền viên tàu bị chìm bám vào, tuy nhiên đã không có ai tìm được áo phao và phao bè. “Khả năng 8 thuyền viên còn lại trên tàu Phúc Xuân 68 bị sức hút mạnh của tàu khi chìm nên không thoát được ra ngoài. Chúng tôi chỉ quan sát thấy 3 người rời khỏi tàu, đó là những thuyền viên đã được cứu thoát sau đó. Khoảng 2 phút tàu mới chìm hẳn thì vẫn còn thời gian để thoát ra, nhưng không hiểu sao chỉ có 3 người nhảy được ra ngoài”, ông Hải băn khoăn. 
Hiện trường vụ tai nạn được tìm kiếm
Hiện trường vụ tai nạn được tìm kiếm 
Tập trung mọi phương tiện cứu nạn, cứu hộ
Như Báo PLVN đã đưa tin, khoảng 1h sáng 9/11, tàu Phúc Xuân 68 cùng 11 thuyền viên (quê Thái Bình) chở sắt có lộ trình từ Hải Phòng đi Bà Rịa - Vũng Tàu đã đâm va với tàu vận tải Nam Vỹ 69 (Hải Dương) chở 2.500 tấn đậu và ngô, hành trình đi từ cảng Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) ra cảng Quy Nhơn (Bình Định) khiến tàu Phúc Xuân 68 bị chìm cách phía Đông Nam Nha Trang khoảng 15 hải lý.
Tại buổi họp khẩn chiều 9/11, ông Nguyễn Nhật (Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam) đã làm việc với nhiều cơ quan chức năng của tỉnh Khánh Hòa. Cung cấp với báo chí, ông Nhật cho hay vùng biển tàu hàng Phúc Xuân 68 bị đắm có độ sâu từ 60 đến 100m nên phương án lặn tìm 8 thuyền viên được cho là khó khả thi. Trước mắt, theo ông Nhật là huy động tổng lực mở rộng vùng tìm kiếm từ vùng biển bắc Khánh Hòa đến khu vực hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và điều cả lực lượng tìm kiếm cứu nạn từ Vũng Tàu rà ngược lên. 
Tại buổi làm việc, ông Nhật đề nghị Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân và Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển điều động các tàu lớn tham gia tìm kiếm vì với lực lượng hiện tại của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Việt Nam và Bộ đội Biên phòng Khánh Hòa, khó có thể đáp ứng tìm kiếm diện rộng. Bộ đội Biên phòng Khánh Hòa liên hệ với ngư dân những vùng đảo gần  khu vực tàu bị nạn nhất tham gia tìm kiếm vì ngư dân là người am hiểu vùng biển, dòng chảy…
Ông Nguyễn Anh Vũ cho biết, lực lượng tìm kiếm cứu nạn của VNMRCC vẫn phối hợp cùng cơ quan chức năng tìm kiếm 8 thuyền viên. Tuy nhiên, hiện thời tiết trên biển đang có gió mạnh nên công tác tìm kiếm gặp nhiều khó khăn. “Chúng tôi sẽ tập trung mọi phương tiện cứu hộ với cường độ cao nhất để cứu nạn. Tuy nhiên, số phận của 8 thuyền viên tàu Phúc Xuân 68 là rất mong manh vì đa số không mặc áo phao”, ông Nhật nói.
Trước đó, khoảng 19h ngày 9/11/2014, sau khi được đưa vào bờ, ông Lê Xuân Rự (50 tuổi, quê Thái Bình) vẫn còn nhớ như in giây phút định mệnh của tàu Phúc Xuân 68. “Tôi đang ngủ thì nghe tiếng rắc, rồi cả con tàu chao đảo và chìm nhanh xuống biển. Tôi chỉ kịp lao nhanh xuống biển chứ không kịp làm gì khác”. 
Sau đó, ông Rự đã cứu được người bị nạn gần nhất là anh Nguyễn Văn Hậu (31 tuổi, quê Thanh Hóa, người trực radio trên tàu Phúc Xuân 68). Sau hơn 30 phút vật lộn giữa biển khơi, cả hai người được thủy thủ tàu Nam Vỹ 69 cứu lên. Lúc này, trên tàu Nam Vỹ 69 còn có một thủy thủ khác cũng vừa được cứu sống là anh Hà Hồng Thái (37 tuổi, quê Thái Bình).
Ba thuyền viên được đưa lên bờ
Ba thuyền viên được đưa lên bờ 
Người thân thủy thủ mất tích lên phương án tìm kiếm độc lập
Trưa 10/11/2014, theo ghi nhận của phóng viên PLVN, thân nhân của 8 thủy thủ mất tích của tàu Phúc Xuân 68 đứng ngồi không yên tại cảng Nha Trang để ngóng tin tức người thân. Anh Nguyễn Đức Loan (em trai anh Nguyễn Đức Khoa, Thuyền trưởng tàu Phúc Xuân 68) cũng vừa từ Bình Thuận vào đến Nha Trang sáng 10/11. 
Anh Loan cho biết, anh cùng 4 người nhà đã có mặt tại Nha Trang, trưa nay 4 người nữa từ Thanh Hóa sẽ vào Nha Trang để tham gia tìm kiếm vị thuyền trưởng xấu số. Cũng theo anh Loan, gia đình anh cùng nhiều gia đình thủy thủ khác sẽ lên phương án tìm kiếm độc lập bằng khả năng và kinh nghiệm nhiều năm đi biển. “Chúng tôi tin là các cơ quan chức năng và nhất là chủ tàu Phúc Xuân 68 sẽ đáp ứng nhu cầu và tạo điều kiện cho chúng tôi”, anh Loan nói.
Trong khi đó, ông Bùi Hồng Phong (đại diện Công ty Vận tải biển Hoàng Hải) cho biết, Công ty đã liên hệ với Bộ đội Biên phòng Khánh Hòa để đưa một số thân nhân nạn nhân đi tìm kiếm ven bờ. Về việc tìm kiếm thợ lặn để tìm kiếm nạn nhân, ông Phong nói: “Trước nguyện vọng về việc được tham gia tìm kiếm, được đến vùng biển nơi con em mình gặp nạn, chúng tôi sẽ cố gắng đáp ứng và chia sẻ với thân nhân của các anh em thủy thủ nhưng sẽ tuân theo quy định của pháp luật”. 
Trước những dấu hỏi về nguyên nhân vụ tai nạn là do yếu tố con người hay thời tiết, ông Nguyễn Nhật cho biết, ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra, việc tìm kiếm, cứu nạn đã được đặt lên hàng đầu, song song với công tác đó cơ quan chức năng đã vào cuộc để tiến hành điều tra, làm rõ vụ tai nạn thương tâm. 
“Chúng tôi sẽ giao cho Cơ quan An toàn hàng hải thuộc Cục cũng như Phòng An toàn hàng hải của Cảng vụ Nha Trang để tiến hành điều tra vụ việc. Bước đầu cơ quan liên quan đã phỏng vấn các thuyền viên của tàu Phúc Xuân 68 bị chìm và chúng tôi đang tiến hành kiểm tra các thuyền viên tàu Nam Vỹ 69. Sơ bộ ban đầu chúng tôi đã thu thập thông tin, điều tra các thiết bị máy móc hàng hải xem nó có đảm bảo an toàn hàng hải hay không. Chúng tôi nhận định, có thể nhiều khả năng là do yếu tố con người, có thể là do quá trình cảnh giới của thủy thủ và trực ca hôm đó. Nhiều khả năng có thể đó là sự bất cẩn của sĩ quan, thủy thủ cũng cần được cân nhắc trong quá trình điều tra”, ông Nhật nói.

Đọc thêm

Đại tướng Phan Văn Giang gửi Thư khen động viên lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đại tướng Phan Văn Giang. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân
(PLVN) -  Nhằm động viên các lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2014), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư khen động viên cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dưới đây là nội dung Thư của Đại tướng Phan Văn Giang:

Cần quy định rõ “kinh tế hóa” ngành tài nguyên, khoáng sản

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, cần nghiên cứu để quy định rõ việc xử lý trong trường hợp khoáng sản đó gồm nhiều loại khoáng sản khác nhau. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản tại phiên họp vừa diễn ra, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý theo nguyên tắc thị trường, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác cán bộ

Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã bàn về công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2026 - 2031. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Nhờ những chủ trương đúng đắn, sáng suốt và sự lãnh đạo quyết liệt, linh hoạt của Đảng, công tác cán bộ của nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, lợi dụng những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc, bôi nhọ, nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.