Huyền thoại “bất khả chiến bại” trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”

Ông Felix Dzerzhinsky – người thành lập Cheka, tiền thân của KGB
Ông Felix Dzerzhinsky – người thành lập Cheka, tiền thân của KGB
(PLO) -Theo trang RT của Nga, KGB là từ viết tắt của Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti, tức Ủy ban an ninh quốc gia Liên Xô. Cơ quan này được thành lập trên cơ sở Ủy ban đặc biệt về chống những cuộc phản công và phá hoại (Cheka) được thành lập theo đề xuất của ông Felix Dzerzhisky vào năm 1917 nhằm bảo vệ an ninh quốc gia của Nhà nước Xô viết non trẻ.

Biểu tượng thanh gươm và tấm khiên

Qua các năm, Cheka đã vài lần đổi tên, thành NKGB, MGB và đến năm 1954 thì chính thức đổi tên thành KGB. Trong quá trình này, KGB cũng đã vài lần được sáp nhập vào các cơ quan an ninh khác rồi lại tách riêng ra.

Cùng với việc tiếp quản cơ sở của Cheka, KGB cũng tiếp tục đảm nhiệm sứ mệnh “thanh gươm và tấm khiên” của cơ quan tiền thân, trong đó tấm khiên là để bảo vệ cách mạng còn thanh gươm là để đâm kẻ thù. 

Chức năng của cơ quan này khi đó là tổng hợp các nhiệm vụ và quyền lực của Cục tình báo trung ương (CIA), bộ phận phản gián của Cục điều tra liên bang (FBI), Cơ quan an ninh quốc gia (NSA) và Mật vụ Mỹ. 

Kể từ thời điểm chính thức được đặt tên KGB và trở nên tự chủ vào năm 1954, KGB đã trở thành một lực lượng vững chắc, có trách nhiệm bảo vệ Nhà nước Xô viết khỏi những mối đe dọa từ cả bên trong lẫn bên ngoài, đồng thời thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo trên khắp thế giới. KGB lúc đó trở thành tên chung cho lực lượng an ninh của các nước thuộc Liên Xô.

Trong đó, tình báo là mảng hoạt động chính tạo nên tên tuổi của KGB. Một bài báo của tạp chí Time năm 1983 cho rằng KGB chính là tổ chức thu thập thông tin tình báo hàng đầu thế giới. Nhiều cơ quan báo chí, các tổ chức nghiên cứu và các nhà quan sát khác cũng đánh giá đây là một trong những cơ quan tình báo hoạt động hiệu quả nhất thế giới. Với mạng lưới tình báo rộng khắp, KGB nắm trong tay hệ thống cả các điệp viên hợp pháp và bất hợp pháp tại các thành phố mục tiêu.

Những điệp viên “hợp pháp” của KGB là những người làm việc trong các Đại sứ quán hay lãnh sự quán của Liên Xô tại các nước và được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao. Trong trường hợp bị bắt, khả năng xấu nhất mà những người này phải đối mặt chỉ là bị trục xuất về Moscow. 

Trong khi đó, những “điệp viên bất hợp pháp” là những người làm việc độc lập, tách khỏi các phái đoàn ngoại giao và thương mại, bao gồm những người phương Tây được Moscow tuyển mộ. 

Theo các ghi chép, trong giai đoạn đầu khi mới hình thành, KGB đánh giá cao những điệp viên bất hợp pháp hơn những điệp viên hợp pháp bởi những người này có thể xâm nhập mục tiêu một cách dễ dàng hơn. Các điệp viên của KGB khi đó tiến hành hoạt động gián điệp trên 4 lĩnh vực chính, bao gồm chính trị; kinh tế; chiến lược quân sự; phát tán tin giả, phản gián, an ninh và tình báo khoa học công nghệ.

Cũng giống như các cơ quan tình báo phương Tây, KGB cũng chia các nhân viên tình báo thành các điệp viên – là những người cung cấp thông tin và những kiểm soát viên – là những người chuyển thông tin về cho Điện Kremlin và chịu trách nhiệm giữ liên lạc, thanh toán tiền cho các điệp viên. Để cài cắm điệp viên tới các nước, KGB thường lập giấy tờ tùy thân giả cho các điệp viên của họ rồi hợp pháp hóa những thông tin cá nhân giả mạo đó bằng cách để họ sống ở một nước ngoài trước khi di chuyển tới nước mục tiêu.

Vươn tới đỉnh cao và suy yếu

Để nói rằng điệp viên nào thành công nhất tại KGB là việc không thể vì cho đến nay hầu hết những tài liệu của KGB vẫn chưa được giải mật. Song, kết quả của công việc mà họ đã làm lại là điều rất rõ ràng. 

Trong số những thành công đáng kể của các mạng lưới gián điệp mà KGB đã cài đặt trên khắp thế giới có những tài liệu mật về công nghệ vũ khí hạt nhân do đường dây gián điệp Cambridge Five thu thập được và tài liệu về dự án US Manhattan do các nhà khoa học kiêm điệp viên Klaus Fuchs và Theodore Hall chuyển về. 

Những tài liệu này đã giúp Moscow rút ngắn được đáng kể thời gian nghiên cứu và bắt kịp được với phương Tây trong lĩnh vực công nghệ ở giai đoạn đầu của Cuộc Chiến tranh lạnh. Nhờ đó Liên Xô đã thử nghiệm thành công bom hạt nhân vào năm 1949 và sản xuất được máy bay Tupolev Tu-144 SST, còn được biết đến với tên Concorde gần như cùng lúc với phương Tây trong khi lại tiết kiệm được hàng tỉ USD nghiên cứu.

Liên tiếp những vụ rò rỉ thông tin quan trọng như vậy đã trở thành đòn giáng mạnh vào tham vọng thống trị trong lĩnh vực công nghệ của phương Tây. Để đối phó với tình hình, các nước đã tăng cường an ninh quốc gia, khiến cuộc sống của những điệp viên KGB tại các nước trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Trong vài thập kỷ kể từ thời Chiến tranh Lạnh, hàng loạt các điệp viên của cơ quan tình báo lẫy lừng ngày nào đã đào tẩu hoặc trở mặt hoạt động 2 mang. 

Một trong những bê bối đáng chú ý nhất xảy ra trong thời gian này là câu chuyện về điệp viên bất hợp pháp Rudolf Abel – một trong những “kiến trúc sư” của chiến dịch thu thập các bản thiết kế bom hạt nhân từ Mỹ của Moscow. Bị một trong những trợ lý phản bội, ông Abel đã bị bắt giữ tại New York vào năm 1957. Sau 5 năm bị tống giam, ông mới được trở về nước theo một thỏa thuận trao đổi tù nhân giữa Mỹ và Nga. 

Một đòn giáng mạnh khác vào danh tiếng và uy tín của KGB là vụ mật vụ được cơ quan này cài cắm ở Anh Oleg Gordievsky bị phát giác cũng đã phản bội và trở thành điệp viên 2 mang, phục vụ cho cơ quan tình báo Anh MI6. Sau khi Gordievsky đào tẩu tới Anh, ông ta đã tiết lộ gần như toàn bộ mạng lưới của KGB ở phía Tây Âu cho tình báo Anh. 

Hành vi này đã được Gordievsky tiết lộ trong những cuốn sách đã được ông ta xuất bản. Năm 1985, Gordievsky đã bị Liên Xô kết án tử hình vắng mặt về tội phản quốc. Ngược lại, ông ta được Anh trao nhiều huân chương quý vì đóng góp cho an ninh nước này.

Ngoài ra, cũng có thông tin cho rằng KGB cũng đã đứng sau một số vụ ám sát kẻ thù của Liên Xô như dàn dựng vụ ám sát nhà hoạt động chính trị Leon Trotsky ở Mexico vào năm 1940, nhà biên kịch người Bulgaria Georgi Markov vào năm 1978. 

Thậm chí, có thông tin cho rằng KGB có liên quan tới vụ máy bay chở Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Dag Hammarskjöld rơi khiến ông tử nạn vào năm 1961. Những thông tin này được đưa ra dựa trên lời của một số điệp viên đã đào tẩu của KGB và cho đến nay không được chứng minh. Dù khiến phương Tây có cái nhìn bất lợi với KGB nhưng những cáo buộc đó càng khiến cho danh tiếng về quyền lực của KGB gia tăng.

Hiện nay

Năm 1991, khi Liên Xô sụp đổ, KGB cũng đã bị giải tán. Các công việc liên quan đến an ninh nội bộ của cơ quan này được chuyển cho một số cơ quan khác nhau, chủ yếu là Cơ quan an ninh Nga FBS. Cái tên KGB kể từ đó chỉ được sử dụng tại Belarus. 

Tuy nhiên, không vì thế mà danh tiếng lẫy lừng KGB từng xây dựng được bị mất. Những câu chuyện về cơ quan tình báo lừng lẫy vẫn tiếp tục được kể lại dưới nhiều hình thức khác nhau. Cựu Thủ tướng và hiện là Tổng thống Vladimir Putin cũng từng là một điệp viên KGB thời Xô viết và hiện nay, khi nói đến ông, truyền thông cũng vẫn nói về quá khứ điệp viên như một điểm nhấn quan trọng trong lý lịch của ông.  

Ngoài ra, truyền thông Nga hồi đầu năm dẫn nguồn tin giấu tên trong ngành an ninh nước này cho biết giới chức Nga đang có kế hoạch cải cách các cơ quan an ninh theo hướng khôi phục lại các chức năng của KGB thời Liên Xô nhằm đáp ứng các yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia Nga trong tình hình thế giới mới. 

(còn nữa)

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.