Họp “hỏa tốc” vụ sai phạm tại dự án nâng cấp đê biển Tây Cà Mau

(PLVN) - Kiểm toán Nhà nước Khu vực 5 chỉ ra hàng loạt sai phạm tại dự án nâng cấp đê biển Tây Cà Mau, đề nghị thu hồi hơn 90 tỉ đồng và yêu cầu tỉnh Cà Mau báo cáo để kiểm tra đánh giá lại độ an toàn của đê.

Chiều tối 7/9, UBND tỉnh Cà Mau đã tổ chức cuộc họp báo “hỏa tốc” về vấn đề liên quan đến Kết luận của Kiểm toán Nhà nước Khu vực 5 (KV5) về hàng loạt sai phạm nghiêm trọng tại dự án xây dựng nâng cấp đê biển Tây Cà Mau.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử, thông tin: Kiểm toán Nhà nước KV5 đã có văn bản báo cáo kết quả. Cụ thể, kiểm toán 8 nhóm gồm tiêu chuẩn thiết kế, định mức, đơn giá thiết kế; thẩm quyền thẩm định dự án qua các lần điều chỉnh; vấn đề thi công và giám sát thi công; nghiệm thu, quản lý chi phí đầu tư…

Đê biển Tây Cà Mau sụt lún nghiêm trọng (tháng 2/2020).
 Đê biển Tây Cà Mau sụt lún nghiêm trọng (tháng 2/2020).

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử cũng thừa nhận công tác quản lý đầu tư có nhiều hạn chế, song song nhiều nguyên nhân khách quan. Dự án xây dựng nâng cấp đê biển Tây Cà Mau trải qua gần 10 năm, đòi hỏi đơn vị quản lý đầu tư phải có sự cập nhật. Ngoài ra, biến đổi khí hậu diễn biến nhanh và phức tạp, Địa bàn triển khai dự án trong vùng có nền đất yếu, vùng rừng… 

Tuy nhiên, tỉnh Cà Mau đã có nhiều nỗ lực, bước đầu cho thấy hiệu quả, nhiều vị trí rừng phòng hộ đã có dấu hiệu phục hồi. Do đó, trong quá trình thực hiện chương trình có nhiều sai phạm về tài chính.

Trước đó, Kiểm toán Nhà nước KV5 kết luận việc sử dụng vốn nhà nước đầu tư dự án nâng cấp đê, làm kè khu vực biển Tây Cà Mau có nhiều sai phạm về tài chính, vi phạm một số điều cấm của Luật Đê điều nên đề nghị thu hồi hơn 90 tỉ đồng và yêu cầu tỉnh Cà Mau báo cáo để kiểm tra, đánh giá lại độ an toàn của đê.

Dù có kè phía ngoài, nhưng do không còn đai rừng phòng hộ nên nguy cơ vỡ đê rất cao mỗi khi có mưa bão kết hợp triều cường dâng cao.
 Dù có kè phía ngoài, nhưng do không còn đai rừng phòng hộ nên nguy cơ vỡ đê rất cao mỗi khi có mưa bão kết hợp triều cường dâng cao.

Trong quá trình kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước KV5 còn phát hiện có nhiều dấu hiệu sai phạm tài chính khác nhưng chưa đủ điều kiện để làm rõ. Trong đó giá kè ly tâm dự ứng lực dùng để làm kè chắn sóng bảo vệ rừng phòng hộ, ước tính số chênh lệch giá đã thanh toán cho các nhà thầu so với giá thị trường cùng thời điểm khoảng 28 tỉ đồng. Vì vậy, Kiểm toán Nhà nước KV5 kiến nghị tỉnh Cà Mau tự tổ chức đối chiếu, cấn trừ để thu hồi về cho ngân sách nhà nước. 

Theo Kiểm toán Nhà nước KV5, tỉnh Cà Mau là một trong những tỉnh có tình hình sạt lở nghiêm trọng, được Chính phủ ưu tiên bố trí các nguồn vốn để thực hiện chương trình củng cố, nâng cấp đê biển theo Quyết định 667/2009 của Thủ tướng Chính phủ (Chương trình 667).

Theo đó, số tiền sai phạm phải thu hồi nộp ngân sách, giảm thanh toán và giảm giá trị hợp đồng là hơn 95 tỉ đồng. Trong đó, hơn 90 tỉ đồng thanh toán sai do dự toán được duyệt không đúng. Thanh toán sai so với khối lượng thi công thực tế khoảng 5,4 tỉ đồng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử nhấn mạnh: Sẽ thực hiện nghiêm túc có hiệu quả Kết luận của Kiểm toán Nhà nước KV5 đối với dự án này. Việc xử lý phải hướng tới đảm bảo yêu cầu về chất lượng công trình, không để thất thoát ngân sách của nhà nước. Trong quá trình xử lý, phải xem xét xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan, trên quan điểm xử lý nghiêm túc.

Nổ lực ứng phó nhằm bảo vệ thân đê vốn mong manh trong mùa mưa bão.
 Nổ lực ứng phó nhằm bảo vệ thân đê vốn mong manh trong mùa mưa bão.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh yêu cầu đơn vị thi công, xây lắp… trong đó có nhóm thi công xây dựng công trình, tư vấn, tiếp tục giải trình, làm rõ việc áp dụng tiêu chuẩn, định mức, quy chuẩn trong quá trình thiết kế công trình này. Nếu như giải trình chưa thuyết phục dẫn đến có những sai sót thì tư vấn phải chịu trách nhiệm.

"Chúng tôi yêu cầu chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án cùng với các đơn vị thi công khắc phục ngay đối với các hạng mục chưa thực hiện đúng thiết kế làm ảnh hưởng đến an toàn dự án công trình" - ông Lê Văn Sử nhấn mạnh.

Đặc biệt, UBND tỉnh Cà Mau giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành có liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện toàn diện nội dung kiến nghị của kiểm toán. Đồng thời, chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương thực hiện các nội dung mà Kết luận của kiểm toán Nhà nước KV5 đã nêu rõ./.

Đọc thêm

Xuất hiện bão mới gần biển Đông

Bão số 8 suy yếu ngay trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong khoảng 24 giờ tới, bão số 8 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp tại phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Tuy nhiên, gần biển Đông lại xuất hiện cơn bão có tên quốc tế là USAGI.

Khẩn cấp xử lý sự cố thủng đập thuỷ lợi ở Gia Lai

Đập hồ thuỷ lợi Ia Rằng huyện Chư Sê, Gia Lai, nơi xảy ra sự cố thủng bờ đập.
 (PLVN) - Trong quá trình kiểm tra thân đập, nhân viên công ty thuỷ lợi bất ngờ phát hiện vết thủng kéo dài tại thân đập tại hồ đập thuỷ lợi Ia Ring, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) khiến nước tràn xuống hạ du gây ngập úng lúa, hoa màu… Người dân xung quanh lo ngại.

Hướng tới đạt thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa

Sự bền vững của môi trường và hệ sinh thái biển đang đứng trước mối đe dọa to lớn từ ô nhiễm nhựa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ CT)
(PLVN) - Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc đàm phán toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra tại Phiên họp thứ 5 (INC-5), từ 24/11 đến 1/12/2024 ở Busan, Hàn Quốc. Khi được thực thi, Thỏa thuận này có thể tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, thúc đẩy một “cuộc cách mạng” trong sản xuất, tiêu dùng và quản lý rác thải nhựa trên toàn cầu.

Bão số 8 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, bão số 8 sẽ suy yếu dần và tan trên khu vực biển Đông.

Cập nhật mới nhất về cơn bão số 8 trên biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11.

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng
(PLVN) - Trong quá trình dập tắt đám cháy rừng tại thành phố Yên Bái, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) đã cứu sống 1 phụ nữ mắc kẹt trong đám cháy.

Bão số 8 sắp vào biển Đông, 2 cơn bão mới lại 'đe doạ'

Hiện tại ở khu vực phía Đông của Philippines đang có tới 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới đang hoạt động. Ảnh: VNDMS
(PLVN) - Cơn bão TORAJI nhiều khả năng sẽ di chuyển vào biển Đông trong khoảng chiều tối đến đêm 11/11. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện đề nghị loạt Bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó. Hiện khu vực phía Đông của Philippines còn 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới hoạt động...

Ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng động vật hoang dã ở Việt Nam: Pháp luật và ý thức cần song hành

Các hành vi quảng cáo, nuôi nhốt, tàng trữ và buôn bán trái phép cá thể, bộ phận hoặc sản phẩm của gấu đều là vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
(PLVN) - Nhằm đánh giá và xác định những vấn đề cấp bách cần được ưu tiên để xử lý hiệu quả tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép, góp phần bảo vệ các quần thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và từng bước xóa bỏ vai trò của Việt Nam trong mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép toàn cầu, đầu tháng 11/2024, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt tài liệu thường niên “Những hành động cấp bách bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng năm 2024”.

Nỗ lực bảo tồn loài động vật hoang dã trong Sách đỏ Việt Nam

SVW phối hợp với Vườn Quốc gia Cúc Phương tái thả 8 cá thể tê tê Java quý hiếm. (Nguồn: SVW)
(PLVN) - Tại Việt Nam, công tác bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm nói chung và bảo tồn tê tê nói riêng đã và đang được chú trọng hơn trước đây, đạt được nhiều kết quả khích lệ. Trong đó có cả những nỗ lực trong việc tăng cường thể chế, chính sách pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã và khắc phục những “lỗ hổng” pháp lý, nâng cao khung hình phạt.