Hòn đá chữa bệnh tưa lưỡi trẻ con, sưng ngực phụ nữ?

Hàng trăm năm qua ở xã Phù Lưu (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) có một hòn đá được người dân địa phương xem như một “báu vật” bởi nó có khả năng chữa bệnh tưa lưỡi cho trẻ em và sưng, đau ngực của phụ nữ?. Điều đặc biệt, người ta cho rằng hòn đá này chỉ có tác dụng khi nằm trên mảnh đất của Phù Lưu, nếu di chuyển đến một địa điểm khác thì bài thuốc mất hiệu nghiệm.

Hàng trăm năm qua ở xã Phù Lưu (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) có một hòn đá được người dân địa phương xem như một “báu vật” bởi nó có khả năng chữa bệnh tưa lưỡi cho trẻ em và sưng, đau ngực của phụ nữ?. Điều đặc biệt, người ta cho rằng hòn đá này chỉ có tác dụng khi nằm trên mảnh đất của Phù Lưu, nếu di chuyển đến một địa điểm khác thì bài thuốc mất hiệu nghiệm.

Hòn đá ’thuốc
"Hòn đá ’thuốc".

“Thần dược” không tốn tiền

Khi được hỏi về hòn đá, ông Lê Tử Hán (74 tuổi, ngụ xóm Mỹ Hòa, xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà) tự hào cho biết, hòn đá này có từ rất lâu đời, không ai xác định được nguồn gốc hay tuổi tác. Ông chỉ nhớ rằng từ nhỏ đã thấy một hòn đá có màu trắng đục nằm ở ruộng Đình trong xóm.

Bên cạnh hòn đá lúc ấy còn có một cái miếu thờ nhỏ. Do thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, ngôi miếu bị xuống cấp rồi mất đi, chỉ còn hòn đá vẫn nằm ở chỗ ấy cho đến ngày nay.

Ngày xưa hòn đá rất to, dài khoảng 1,5m, rộng gần 1m, tuy nhiên, do có nhiều người đến cạo bột về chữa bệnh nên hiện nay hòn đá bị bào mòn dần, diện tích chỉ còn khoảng 1/3 so với trước.

Theo các cụ cao niên trong làng, cũng không biết ai là người đầu tiên phát hiện được công dụng của hòn đá. Từ khi tóc còn để chỏm, trẻ con trong làng đã thấy dân làng thường đến mài bột từ “đá thần” về chữa bệnh. Điều kỳ lạ là hòn đá chứa “thần dược” này không “trơ như đá, vững như đồng” mà chỉ cần dùng dao hoặc một vật cứng cạo nhẹ là sẽ lấy được một ít bột đá có màu trắng đục, khi nếm thử bột đó thì có vị hơi chát.

Ông Hán cho biết: “Để chữa bệnh tưa lưỡi, người dân thường lấy bột đá về hòa với sữa mẹ rồi dùng ngón tay bôi nhẹ lên phần lưỡi bị tưa của em bé. Mỗi ngày bôi khoảng hai lần vào buổi sáng và buổi tối. Cứ bôi liên tục như vậy trong vòng 2 – 3 ngày thì bệnh sẽ khỏi. Còn đối với bệnh sưng ngực của phụ nữ thì chỉ cần hòa tan bột đá với nước rồi bôi lên chỗ sưng trong một vài ngày là sẽ hết bệnh”.

Ông Hán sống cả đời gần nơi hòn đá tọa lạc, nên tổng kết rằng người nào muốn đến lấy bột đá trước hết phải khấn vái xin phép thần linh, sau khi lấy xong bột thì để lại bên cạnh tảng đá mấy đồng tiền “lộc”. “Nếu người nào không thành tâm khấn vái hay có hành động mạo phạm thì thuốc đem về sẽ không hiệu nghiệm. Còn nếu người nào làm đúng các bước như các cụ đã dặn thì bệnh tình sẽ rất nhanh khỏi”, ông Hán nói.

Số tiền mà người lấy thuốc để lại được người dân nơi đây để lại bên hòn đá không ai được phép lấy làm của riêng mà chỉ dành cho người già trong làng lấy để mua trầu cau, hoặc trẻ con trong làng đi mua kẹo.

Ông Hán tâm sự, con cháu ông đều lấy bột đá về làm thuốc chữa bệnh tưa lưỡi rất hiệu nghiệm. Ông cho biết: “Cách đây hai tháng đứa cháu nội 3 tháng tuổi của tôi cũng bị tưa lưỡi. Lúc đó tôi liền ra khấn vái cạo một ít bột đá về bôi cho cháu. Chỉ hai ngày sau thì cháu tôi đã hoàn toàn khỏi bệnh. Dân làng chúng tôi rất biết ơn hòn đá bởi bao nhiêu thế hệ ở làng đều nhờ nó để chữa bệnh vặt”.

Hòn đá cứ di chuyển là mất công dụng

Từ trước đến nay các cao niên trong làng vẫn bảo rằng hòn đá này được “thần linh” ban cho dân làng Phù Lưu mà thôi, bởi cứ mỗi lần hòn đá bị đưa đến nơi khác là bị “mất thiêng”, không chữa bệnh được nữa. Vì thấy công dụng của “đá thần”, lại thêm hòn đá để giữa đồng không mông quạnh nên rất nhiều lần bị kẻ gian lấy trộm.

“Lúc đầu khi phát hiện tảng đá bị mất, dân làng rất hốt hoảng, tỏa đi khắp nơi tìm kiếm. Sau một ngày cật lực truy tìm, hòn đá vẫn biệt vô âm tín. Nhưng không hiểu vì sao hôm sau, hòn đá đã quay về nằm ở chỗ cũ. Sau này cũng vậy, cứ bị lấy mất vài ngày thì hòn đá lại trở về nguyên vị trí. Nhiều người cho rằng có lẽ kẻ ăn trộm tảng đá bị “thần linh trừng phạt, gặp nhiều điều xui xẻo”, nên chúng sợ hãi mà phải mang trả lại cho làng Phù Lưu”, một cụ bà trong làng cho biết.

Năm 1995, từng có chuyện một số người dân ở xã Thạch Kim ở gần Phù Lưu đến xin phép dân làng Phù Lưu “cho mượn” đá thần. Theo những người làng bên, họ sẽ “ưu tiên” đặt “đá thần” ở một vị trí sạch đẹp hơn, đường đi đến thuận tiện hơn cho việc chữa bệnh cho người dân trong làng mình và các làng lân cận, thay vì để đá thần ở chỗ cũ thì khuất nẻo, đường khó đi.  

Ông trưởng xóm kể về số phận “không giống ai” của hòn đá kì lạ
Ông trưởng xóm kể về số phận “không giống ai” của hòn đá kì lạ.

Lúc đó người dân làng Phù Lưu đồng ý vì cũng muốn nhiều người được hưởng bài thuốc kỳ diệu từ “đá thần”. Tuy nhiên, khi hòn đá được “thỉnh” về xã Thạch Kim thì bài thuốc lại không có hiệu nghiệm nữa, người dân nơi đây lại phải hì hục khiêng hòn đá trả lại cho xã Phù Lưu.

Một câu chuyện được truyền miệng nhiều ở làng là cách đây hơn 10 năm cũng có một nhóm người ở xã lân cận đến lấy trộm hòn đá về bán thuốc trục lợi. Tuy nhiên, chưa đầy một tuần sau, nhóm người xấu đã phải khiêng “đá thần” đến trả và rối rít xin lỗi người dân làng Phù Lưu.

Thì ra sau khi lấy đá về, những người này rêu rao khắp nơi về sự hiệu nghiệm linh thiêng của hòn đá. Rất nhiều người đã đến mua thuốc với giá cao về chữa bệnh. Tuy nhiên, bệnh tình không hề thuyên giảm như lời quảng cáo của nhóm người kia, người nhà các bệnh nhân đến đòi lại tiền thuốc và đánh cho những “lang băm” một trận thừa sống thiếu chết.

Chưa kể trong thời giam giữ tảng đá, nhóm người đó còn gặp rất nhiều điều xui xẻo, từ tai nạn, đau ốm, đến gia đình li tán… Cho rằng việc gặp nhiều tai họa như vậy liên quan đến hòn đá, cả nhóm liền vội vàng đưa tảng đá về yên vị tại chỗ cũ.

Ông Trần Anh, trưởng xóm nơi hòn đá lạ tọa lạc, cho biết: “Không chỉ người dân trong làng đến mài bột về chữa bệnh mà người dân từ khắp nơi ở các huyện Cẩm Xuyên, Can Lộc, Nghi Xuân, Thạch Hà… cũng kéo đến xin bột đá.

Có thời điểm người đến mài bột nhiều quá, phải xếp hàng theo thứ tự. Nhiều khi lãnh đạo xã phải cử người đến để quản lí, tránh tình trạng tranh giành nhau mài bột đá dẫn đến mất trật tự an ninh”.

Ông Phạm Văn Nội, Chủ tịch xã Phù Lưu mộc mạc nhận xét: “Việc hòn đá lạ ở xóm Mỹ Hòa có khả năng chữa bệnh là có thật. Bài thuốc đã tồn tại qua rất nhiều thế hệ ở địa phương. Chúng tôi cũng không giải thích được lí do vì sao bột đá lại có tác dụng chữa bệnh, mà chỉ đúng hai bệnh sưng ngực của phụ nữ và tưa lưỡi của trẻ em mà thôi”.

Ông Nội bày tỏ mong muốn các nhà khoa học nên quan tâm, nghiên cứu bài thuốc dân gian từ bột đá của hòn đá ở làng mình để có thể phổ biến phương pháp chữa bệnh cổ truyền hiệu nghiệm mà không tốn kém.

Theo Xa lộ pháp luật

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.