Hơn 350 học sinh bị ngộ độc sau bữa ăn bán trú: Vi khuẩn tụ cầu vàng nguy hiểm thế nào?

Hơn 350 học sinh bị ngộ độc sau bữa ăn bán trú: Vi khuẩn tụ cầu vàng nguy hiểm thế nào?
(PLO) - Vi khuẩn tụ cầu vàng khi xâm nhập vào thực phẩm có thể gây bệnh rất nguy hiểm cho người ăn.

Tụ cầu (Staphylococcus) là một chủng vi khuẩn có mặt ở nhiều nơi trong môi trường tự nhiên. Trong các loại khuẩn tụ cầu, phổ biến nhất là tụ cầu vàng.

Ở điều kiện bình thường chúng không gây bệnh, nhưng khi vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể, thông qua các vết thương trên da, đường hô hấp, tiêu hóa… có thể gây ra các nhiễm trùng rất nghiêm trọng như: Chốc lở, viêm mô tế bào trên da; viêm tủy xương, viêm phổi. Nguy hiểm hơn, nêu chúng xâm nhập vào máu có thể bị nhiễm khuẩn huyết gây sốc hay suy đa phủ tạng và dẫn tới tử vong.

Mọi người đều có thể bị ngộ độc khi ăn phải những thức ăn bị nhiễm tụ cầu vàng. Những thực phẩm dễ bị nhiễm tụ cầu vàng nhất là: Trứng, thịt gia súc, gia cầm, salad (có trứng, cá ngừ, thịt gà, khoai tây, mỳ ống), các loại bánh nướng có kem, các sản phẩm từ sữa…

Nguồn lây nhiễm tụ cầu vàng có thể do dụng cụ nấu nướng, chế biến thực phẩm không bảo đảm vệ sinh hay do quá trình lựa chọn, chế biến, bảo quản thực phẩm kém chất lượng.

Khi nhiễm khuẩn tụ cầu vàng thường có các triệu chứng sau:

- Nôn mửa dữ dội do vi khuẩn giải phóng độc tố vào trong thực phẩm khiến người bệnh bị nhiễm độc.

- Bệnh nhân có thể bị sốt.

- Trường hợp nặng có thể bị tiêu chảy, choáng váng.

Hiện chưa có vắc xin đặc hiệu để phòng các bệnh do tụ cầu vàng gây ra. Tuy nhiên người dân có thể áp dụng những biện pháp sau đây để phòng tránh lây lan vi khuẩn:

- Khi bị nhiễm khuẩn trên da cần bao phủ vùng da đó bằng băng gạc sạch, khô. Giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay theo hướng dẫn, tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh, cần làm sạch các vết xước, vết cắt và vết thương trên da để giảm thiểu nguy cơ tụ cầu vàng xâm nhập qua những vết thương hở này.

- Rửa tay kỹ với xà phòng và nước trước khi chế biến thực phẩm.

- Nếu có vết thương, nhiễm trùng da, hay nhiễm trùng tại mắt, mũi, không nên chuẩn bị thức ăn cho người khác.

- Làm sạch và tiệt trùng nhà bếp và khu vực ăn uống

- Khi nấu, đảm bảo nhiệt độ cao trên 60 độ C và bảo quản thực phẩm lạnh dưới 4 độ C.

- Những thực phẩm cần giữ lạnh cần được đưa vào tủ lạnh càng sớm càng tốt.

Trước đó, như PLVN đã đưa tin: Chiều 5/10, 352 học sinh trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (Ninh Bình) xuất hiện các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, phải nhập viện. Trước đó, vào bữa ăn bữa trưa tại trường, các em đã ăn cơm với các món: tôm rán, ruốc gà và canh xương cà chua.

Sáng 7/10, ông Vũ Mạnh Dương, Giám đốc Sở Y tế Ninh Bình cho biết, thông báo từ Viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia về kết quả xét nghiệm mẫu phẩm thức ăn và nước uống tại bữa trưa trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng cho thấy, trong món ruốc gà có độc tố tụ cầu vàng, bắt nguồn từ thịt gà sống sử dụng làm ruốc, độc tố này khi nấu chín vẫn không tiêu diệt được.

Đọc thêm

Báo động số người trẻ nhập viện do nicotine, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ ra Nghị quyết cấm thuốc lá mới

Báo động số người trẻ nhập viện do nicotine, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ ra Nghị quyết cấm thuốc lá mới
(PLVN) - Chúng ta "trầy trật" gần 10 năm mới giảm được tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở nhóm tuổi 13-17 xuống còn 2,78%, thế nhưng chỉ sau 2 năm, tỷ lệ này tăng gấp đôi. Chỉ tính riêng năm 2023, có tới 1.224 người, chủ yếu là giới trẻ, nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

VNVC ký kết hợp tác với tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu Nhật Bản

VNVC ký kết hợp tác với tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu Nhật Bản
(PLVN) - Ký kết hợp tác hướng đến mục tiêu thúc đẩy nghiên cứu khoa học, truyền thông giáo dục cộng đồng về dinh dưỡng, cải thiện sức khoẻ và tăng cơ hội sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao của Nhật Bản, từ đó nâng cao tầm vóc, trí tuệ cho trẻ em Việt Nam.

Phòng, chống dịch bệnh hậu bão lũ: Không thể lơ là

Người dân tại TP Yên Bái dọn dẹp môi trường sau khi lũ rút. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sau bão lũ, dòng nước mang theo vi sinh vật, bụi bẩn, rác thải, gây ô nhiễm môi trường và tăng nguy cơ dịch bệnh. Để sớm ổn định đời sống người dân, ngành Y tế đẩy mạnh các hoạt động xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh. Điều này không chỉ bảo vệ sức khỏe cộng đồng mà còn là khía cạnh quan trọng trong công cuộc tái thiết cuộc sống sau bão lũ.

‘Vũ khí’ mới trong phòng chống sốt xuất huyết tại Việt Nam

Hội thảo tại TP Hồ Chí Minh đã quy tụ nhiều chuyên gia y tế hàng đầu khu vực phía Nam. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong hai ngày 26 và 27/9 tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, Công ty TNHH Dược phẩm Takeda Việt Nam phối hợp cùng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh và Hội Y học dự phòng Việt Nam tổ chức chuỗi hội thảo khoa học “Vaccine: Vũ khí mới trong phòng chống sốt xuất huyết”.