Hơn 3.000 doanh nghiệp ở Đà Nẵng giải thể, tạm dừng hoạt động

6 tháng đầu năm 2023, kinh tế Đà Nẵng chỉ tăng trưởng 3,74%
6 tháng đầu năm 2023, kinh tế Đà Nẵng chỉ tăng trưởng 3,74%
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu năm 2023, Đà Nẵng có hơn 3.000 doanh nghiệp giải thể, tạm dừng hoạt động do nhu cầu tiêu dùng giảm, chuỗi cung ứng toàn cầu đang đứng trước nguy cơ bị gián đoạn, đứt gãy.

Cục Thống kê Đà Nẵng vừa công bố các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố này trong 6 tháng đầu năm 2023.

Theo đó, quý I/2023, kinh tế Đà Nẵng giữ được mức tăng trưởng tốt, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 7,81% so với năm 2022. Tuy nhiên, sang quý II/2023, một số lĩnh vực kinh tế có xu hướng sụt giảm mạnh dẫn đến GRDP quý II/2023 chỉ tăng 0,21% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, khu vực thương mại dịch vụ tăng 0,95% nhưng công nghiệp - xây dựng lại giảm 2,36% (công nghiệp tăng nhưng xây dựng giảm mạnh).

Từ kết quả tăng trưởng không khả quan quý II/2023, tính chung 6 tháng đầu năm 2023, GRDP Đà Nẵng ước tăng 3,74% so với cùng kỳ 2022; thấp hơn mức tăng 7,23% của 6 tháng đầu năm 2022. Dù vậy, so với 6 tháng đầu năm 2019, thời điểm chưa có dịch COVID-19, GRDP 6 tháng 2023 tăng 13,48%.

Trong mức tăng trưởng 3,74%, so với cùng kỳ 2022, khu vực nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 1,22% đóng góp 0,02 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực dịch vụ tăng 6,15% đóng góp 4,18 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đóng góp 0,04 điểm phần trăm. Riêng khu vực công nghiệp - xây dựng giảm 2,6%, làm giảm 0,51 điểm phần trăm trong mức tăng GRDP chung.

Quy mô nền kinh tế Đà Nẵng 6 tháng theo giá hiện hành ước đạt 64.784 tỷ đồng, mở rộng 5.138 tỷ đồng so với 2022.

Về cơ cấu trong quy mô nền kinh tế 6 tháng, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 2,15%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 18,73%; khu vực dịch vụ chiếm 69,19%; thuế sản phẩm (trừ trợ cấp sản phẩm) chiếm 9,93%.

Với kết quả trên, Đà Nẵng xếp thứ 3/5 thành phố trực thuộc Trung ương, 6/8 tỉnh thành phố vùng duyên hải miền Trung. Đà Nẵng xếp thứ 46/63 tỉnh, thành phố về tốc độ tăng GRDP, 17/63 tỉnh, thành phố về quy mô GRDP.

Tổng thu ngân sách Nhà nước đến ngày 20/6 đạt 9.679 tỷ đồng, giảm 25,3% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, thu ngân sách Trung ương đạt 2.705 tỷ đồng; thu ngân sách địa phương đạt 9.299 tỷ đồng.

Tổng chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn sơ bộ đến ngày 20-6 đạt 13.121 tỷ đồng, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 5.160 tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2022; chi thường xuyên đạt 7.941 tỷ đồng, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, có 2.103 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký đạt 9.185 tỷ đồng, giảm 11% về số doanh nghiệp và giảm 30,4% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2022. Bên cạnh đó, cũng có đến 328 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc hoàn tất thủ tục giải thể, xin rời khỏi thị trường; Có 2.889 doanh nghiệp, cơ sở trực thuộc xin tạm ngừng hoạt động trong 6 tháng qua.

Theo Cục Thống kê Đà Nẵng, do nhu cầu tiêu dùng giảm sút, chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục đứng trước nguy cơ bị gián đoạn, đứt gãy, dẫn đến nhiều hệ lụy cho hoạt động xuất, nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế, là một trong những nguyên nhân dẫn đến số doanh nghiệp tạm dừng và rút khỏi thị trường cao hơn doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường.

Điểm sáng là thu hút đầu tư trong nước đạt kết quả khá ấn tượng, tính đến 20/6, Đà Nẵng đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 13 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký mới 6.617 tỷ đồng, tăng 116,7% số dự án và tăng 110,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2022.

Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tính đến 20/6, Đà Nẵng đã cấp mới chứng nhận cho 64 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 10,6 triệu USD (so với cùng kỳ tăng 45 dự án và tăng 47,1% về số vốn đăng ký). Tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm trong 6 tháng đạt 27,31 triệu USD, bằng 60,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội ước đạt 13.783 tỷ đồng, giảm 23,8% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, vốn khu vực Nhà nước đạt 4.003 tỷ đồng, tăng 7,3% so với cùng kỳ; vốn ngoài Nhà nước đạt 8.300 tỷ đồng, giảm 28%; vốn khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 1.691 tỷ đồng, giảm 40,2%.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 1.427 triệu USD, giảm 17,6% so với cùng kỳ. Trong đó, hàng hóa xuất khẩu ước đạt 892,5 triệu USD, giảm 13,8%; nhập khẩu ước đạt 534,4 triệu USD, giảm 23,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2023 (CPI) tăng 6,74% so với cùng kỳ năm 2022. Trong mức tăng 6,74% của CPI, có 2/11 nhóm hàng có chỉ số giá giảm, 9/11 nhóm hàng có chỉ số giá tăng.

Cục Thống kê Đà Nẵng nhận định, mức tăng GRDP 3,74% trong 6 tháng đầu năm không phải là mức cao, nhưng là kết quả tích cực, đáng ghi nhận khi tăng trưởng tại nhiều địa phương có quy mô lớn như: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh...ở mức thấp. Tuy nhiên, với con số tăng trưởng chỉ 3,74% của 6 tháng đầu năm 2023, mục tiêu tăng 7% cả năm nay theo kế hoạch được đánh giá là thách thức trong bối cảnh các khó khăn của nền kinh tế vẫn còn tồn tại, những biến động từ kinh tế thế giới còn tiếp tục ảnh hưởng...

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch đã đề ra, Đà Nẵng phải đẩy mạnh phát triển sản xuất, tạo nguồn cung bền vững cho xuất khẩu, có giải pháp hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp khó khăn; triển khai tích cực các hoạt động xúc tiến thương mại để doanh nghiệp tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm; thúc đẩy phát triển du lịch, kiểm soát tăng trưởng tín dụng; tháo gỡ khó khăn thu hút đầu tư; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; nhân rộng mô hình công nghệ tiên tiến trong sản xuất; chăm lo an sinh xã hội, đảo bam an ninh trật tự xã hội.

Tin cùng chuyên mục

Các đại biểu tham dự Diễn đàn sáng 05/7/2024. (Nguồn Hội LHPNVN)

Nữ doanh nhân cùng kinh tế xanh hướng tới phát triển bền vững

(PLVN) - Phát triển kinh tế xanh là một xu hướng quan trọng và tất yếu trong Chương trình nghị sự phát triển bền vững toàn cầu. Trong dòng chảy mới này, các quốc gia, trong đó có Việt Nam, Lào và Campuchia đều đưa ra cam kết mạnh mẽ về tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững.

Đọc thêm

Công ty Yến sào Khánh Hòa có tân Chủ tịch Hội đồng thành viên

Công ty Yến sào Khánh Hòa có tân Chủ tịch Hội đồng thành viên
(PLVN) -  Ngày 01/7/2024, Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa (gọi tắt là Công ty Yến sào Khánh Hòa) đã tổ chức Hội nghị Công bố Quyết định bổ nhiệm quản lý doanh nghiệp với sự tham dự của ông Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa; ông Võ Chí Vương - Giám đốc Sở Nội vụ; ông Nguyễn Thế Sinh - Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa.

Vietnam Airlines phát triển bền vững nhờ chung tay kiến thiết một xã hội bình đẳng

VNA kỳ vọng hoạt động "Tô cam bầu trời" sẽ góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, chung sức hành động chấm dứt bạo lực với phụ nữ, trẻ em .
(PLVN) - Trong thời đại công nghệ PR phát triển, có những hoạt động của doanh nghiệp như lớp phấn son tô điểm cho nhan sắc một tên tuổi, nhưng cũ ng có những doanh nghiệp liên tục có các sự kiện như những lớp trầm tích làm tăng chất lượng cho thương hiệu vốn đã "vàng 10". “Tô cam” chuyến bay là một sự kiện như thế của Vietnam Airlines (VNA).

Tỷ phú Mai Vũ Minh bàn luận về nền kinh tế thế giới

Tỷ phú Mai Vũ Minh trong buổi làm việc với Ngài Milorad Dodik, Tổng thống Bosnia - Herzegovina.
(PLVN) - Những bàn luận của tỷ phú Mai Vũ Minh về kinh tế thế giới phản ánh sự hiểu biết sâu sắc của ông về các xu hướng kinh tế toàn cầu, cam kết của ông đối với tăng trưởng bền vững và bao gồm, cùng với khả năng lãnh đạo tầm nhìn của ông trong thế giới kinh doanh...

Chủ tịch Tập đoàn BRG được vinh danh 'Chủ tịch Tập đoàn Cống hiến cho Xã hội'

Chủ tịch Tập đoàn BRG được vinh danh 'Chủ tịch Tập đoàn Cống hiến cho Xã hội'
(PLVN) - Ban Tổ chức giải thưởng Global Economics 2024 vừa vinh danh bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG với danh hiệu “Chủ tịch Tập đoàn Cống hiến cho Xã hội” (Most Socially Responsible Business Chairwoman) ghi nhận những nỗ lực đóng góp và cống hiến hết mình của bà trong các hoạt động xã hội tại Việt Nam. Đây là lần thứ hai liên tiếp bà Nguyễn Thị Nga được Ban tổ chức giải thưởng Global Economics vinh danh, sau giải thưởng “Nữ Doanh Nhân Tiêu Biểu” (Outstanding Women Entrepreneur) năm 2023.

Công bố Báo cáo phát triển bền vững lần thứ hai, MSB tiên phong thực hiện xu hướng ESG

Công bố Báo cáo phát triển bền vững lần thứ hai, MSB tiên phong thực hiện xu hướng ESG
(PLVN) - Vừa qua, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (HoSE: MSB) công bố Báo cáo phát triển bền vững (PTBV) năm 2023. Đây là năm thứ 2 MSB phát hành tài liệu này độc lập với Báo cáo thường niên. Nội dung báo cáo thể hiện những cột mốc trên hành trình “xanh hóa” ngân hàng đặt trong toàn cảnh bức tranh hoạt động năm và định hướng phát triển bền vững cho tương lai.

“Đa dạng nhà cung cấp và Mua sắm có trách nhiệm giới”: Tập trung giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp do nữ làm chủ

“Đa dạng nhà cung cấp và Mua sắm có trách nhiệm giới”: Tập trung giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp do nữ làm chủ
(PLVN) - Hội thảo Kết nối Kinh doanh với chủ đề “Đa dạng nhà cung cấp và Mua sắm có trách nhiệm giới” tập trung vào các giải pháp thiết thực để hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ được tiếp cận với các công ty mua hàng lớn và tiềm năng thông qua Phiên đối thoại và Phiên kết nối kinh doanh.

Vinafood 1 có tân Tổng Giám đốc

Tân Tổng Giám đốc Trần Sơn Hà (giữa) nhận quyết định từ lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
(PLVN) - Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nói tân Tổng Giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1) là cán bộ được đào tạo bài bản, đã khẳng định được năng lực, trách nhiệm và nhận được tín nhiệm cao của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ và người lao động Vinafood 1.

Chủ quản EVN 'hối thúc' chuẩn bị điều kiện để tăng giá điện

Chủ quản EVN 'hối thúc' chuẩn bị điều kiện để tăng giá điện
(PLVN) -Ngoài việc yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tăng cường tuyên truyền tiết kiệm điện và đẩy nhanh các dự án nguồn, lưới điện nhằm đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp còn yêu cầu EVN đảm bảo đủ các điều kiện để thực hiện việc tăng giá bán lẻ điện bình quân năm 2024…

Vietfarm sẵn sàng vươn ra 'biển lớn'

Vietfarm sẵn sàng vươn ra 'biển lớn'
(PLVN) - Với vùng nguyên liệu hơn 200 ha đạt chứng nhận VietGAP, GlobalGAP và nhà máy chế biến nha đam lớn nhất Việt Nam đặt tại Khu công nghiệp Thành Hải, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, VietFarm tự tin cung cấp những sản phẩm từ nha đam với chất lượng tốt nhất.

Vietcombank giữ vị trí đầu mối cấp vốn bằng ngoại tệ lớn nhất từ trước đến nay

Thủ tướng phát biểu tại buổi lễ
(PLVN) - 3 ngân hàng gồm Vietcombank (giữ vị trí đầu mối thu xếp) và Vietinbank, BIDV đã tiến hành cung cấp vốn ngoại tệ trung hạn lớn nhất từ trước đến nay cho dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự sự kiện lớn - lần đầu tiên của 3 ngân hàng thương mại nhà nước.

VINACHEM và VNR tăng cường sử dụng dịch vụ của nhau

Đưa số đông cán bộ đi họp bằng tàu "charter" là một sự lựa chọn hợp lý, thú vị của VINACHEM.
(PLVN) - Với cam kết ưu tiên sử dụng hàng hoá và dịch vụ của nhau, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã phối hợp với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức cho 168 cán bộ công nhân viên đi dự Hội nghị người lao động của Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất năm 2024, tại Thanh Hóa bằng phương tiện tàu hỏa.