Cởi áo "lâm tặc", trả nợ rừng xanh

Động Phong Nha tuyệt đẹp được đưa vào khai thác du lịch.
Động Phong Nha tuyệt đẹp được đưa vào khai thác du lịch.
(PLVN) - Khi các tuyến du lịch vào “Vương quốc hang động” Quảng Bình được khai thác, rất nhiều người dân địa phương vốn xưa là “lâm tặc” ở các vùng đệm Di sản Phong Nha - Kẻ Bàng đã quay trở lại rừng xanh. Nhưng không phải để phá rừng, mà làm “porter” (người khuân vác, vận chuyển hậu cần) để phục vụ du khách) để trả nợ rừng xanh.

Nay người ta hay ví von rằng, đến Quảng Bình mà chưa khám phá mạo hiểm hang động, chưa trải nghiệm các sản phẩm du lịch sinh thái tại Di sản Phong Nha – Kẻ Bàng là chưa “vô tới” Quảng Bình, chỉ là mới tạt qua Quảng Bình mà thôi… Thế là đủ hiểu sự thành công của các đơn vị hàng đầu đang khai thác sản phẩm du lịch tại “Vương quốc hang động” này như Trung tâm Du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng, các Cty như Oxalis, Jungle Boss… Thành công của họ ngoài việc việc tạo dựng được một thương hiệu du lịch, còn mang đến cho người dân địa phương sinh kế lâu dài.

Sinh kế mới nhờ du lịch

Vào một buổi sáng, anh Nguyễn Văn Đại (SN 1976) ở thôn Phong Nha (thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) lại đến văn phòng Công ty TNHH Jungle Boss – đơn vị tổ chức tour khám phá mạo hiểm hang động và rừng núi Phong Nha - Kẻ Bàng để bắt đầu công việc thường nhật.

Anh Đại đã gắn bó với công việc chính của anh là khuân vác hành lý cho khách du lịch được 5 năm nay. Anh cẩn thận, tỉ mỉ chuẩn bị đầy đủ từ lương thực, thực phẩm đến các vật dụng cần thiết để phục vụ hành trình chinh phục, khám phá các điểm đến của du khách.

“Trước đây, tôi đã từng làm nhiều công việc dựa vào rừng. Lắm rủi ro, vất vả và bấp bênh... Từ khi làm porter, thấy mình sống vui vẻ, thanh thản và ổn định hơn nhiều. Chúng tôi có nhiệm vụ mang, vác, gùi đồ, hộ tống, dựng lán trại, phục vụ thức ăn, đồ uống cho khách du lịch” – anh Đại cho hay. Cũng theo anh, porter mặc nhiên đã trở thành người bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường thiên nhiên, giữ gìn từng nhành cây, con thú... Vấn đề giữ vệ sinh cũng được anh em porter rất coi trọng bởi nó sẽ càng thu hút du khách và duy trì được việc làm lâu dài, cuộc sống ổn định.

Những năm gần đây, khách du lịch đến khám phá hệ thống hang động cũng như các điểm du lịch ngày càng đông, nhu cầu về khuân vác hành lý, phục vụ du khách cũng vì thế mà tăng lên. Porter chính thức trở thành nghề mưu sinh của người dân Phong Nha và nhiều vùng lân cận.

Porter là công việc đem lại nhiều niềm vui, đam mê và cuộc sống ổn định cho nhiều thanh niên trẻ ở Phong Nha.

Porter là công việc đem lại nhiều niềm vui, đam mê và cuộc sống ổn định cho nhiều thanh niên trẻ ở Phong Nha.

Chàng trợ lý an toàn (hỗ trợ đảm bảo an toàn cho các tour mạo hiểm) trẻ tuổi Phạm Văn Dương (SN 1998) thì khoe: “Anh em porter, hướng dẫn và trợ lý an toàn luôn đoàn kết, hỗ trợ nhau nên dễ dàng vượt qua khó khăn và cùng đam mê, yêu thích công việc. Từ chỗ không biết tiếng Anh, nhưng qua nhiều năm làm porter cho khách nước ngoài, giờ đây em có thể giao tiếp được với họ”.

Anh Lê Lưu Dũng - Giám đốc Công ty TNHH Jungle Boss cho hay: “Hiện công ty chúng tôi khai thác các tuyến du lịch, như: hang Trạ Ang, thung lũng Ha MaDa, hang Voi, hang Hổ, hang Pygmy, hung Thoòng... trong Vườn quốc gia (VQG) Phong Nha – Kẻ Bàng. Tất cả các điểm đến của du khách đều rất cần đội ngũ porter, trợ lý an toàn. Họ vừa là người dẫn đường, hỗ trợ du khách mang vác hành lý, vừa là người chăm sóc, phục vụ các bữa ăn cho du khách”.

Cũng theo anh Dũng, hàng năm công ty luôn tổ chức mở các khóa tập huấn dành riêng cho đội ngũ phục vụ du khách. Các lao động địa phương được tập huấn về thực hiện nội quy, trau dồi kỹ năng làm việc, giao tiếp, tiếng Anh, cứu hộ cứu nạn và chế biến thức ăn, đồ uống... để phục vụ và bảo đảm an toàn cho du khách.

Hiện nay, trên địa bàn thị trấn Phong Nha và các vùng đệm có khoảng 500 người ở độ tuổi từ 20 - 45 đang làm công việc khuân vác hành lý, hướng dẫn an toàn cho du khách. Tùy vào mùa du lịch cao hay thấp điểm, trung bình một tháng, mỗi porter phục vụ khoảng 10 - 15 tour du lịch. Tour dài nhất là 4 ngày và ngắn nhất là 1 ngày. Ngoài chế độ ăn, uống như du khách, mỗi porter sẽ có nguồn thu nhập ổn định từ 5 - 8 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, được tiếp xúc với du khách từ khắp nơi trên thế giới, những porter được trau dồi kỹ năng tiếng Anh và hiểu biết thêm về nhiều nền văn hóa khác nhau. Ý thức về bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên cũng từ đó được nâng lên.

Trả nợ rừng xanh

10 năm trước, việc hoạch định sinh kế cho người dân khu vực Phong Nha và các vùng đệm của Di sản Thiên nhiên thế giới này thực sự là bài toán nan giải cho chính quyền các cấp. Cuộc sống của bà con, ngoài làm nông, trồng trọt, thì còn “đi rừng”... Công tác bảo vệ rừng rất khó khăn vì một số người dân vào rừng để khai thác lâm sản trái phép. Không ít người vì gánh nặng mưu sinh đã “ăn của rừng rưng rưng nước mắt” và vướng vào vòng lao lý.

Ông Hoàng Hải Vân – Phó giám đốc Ban quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng tâm sự rằng: “Người dân Phong Nha và các vùng đệm, ngoài làm nông, trồng trọt, thì trước đây chủ yếu sống dựa vào việc “đi rừng”... Công tác bảo vệ rừng vì thế rất khó khăn, bởi lâm sản bị khai thác trái phép. Từ khi du lịch phát triển, một số công ty dịch vụ mở ra, đã có hơn 1.000 lao động có việc làm ổn định. Phần nhiều lao động tham gia các công việc, như: hướng dẫn viên, lễ tân hay phụ trách buồng, bàn, bếp... Trong đó, những porter vừa làm du lịch vừa bảo vệ rừng, nên tình trạng phá rừng trên địa bàn hiện đã cơ bản được hạn chế”.

Các tour mạo hiểm khám phá những hang động nổi tiếng, độc đáo có một không hai tại Di sản Phong Nha – Kẻ Bàng, mỗi chuyến đi chỉ tối đa 10 du khách cùng 30 người gồm các chuyên gia hang động, hướng dẫn viên, trợ lý an toàn, porter… Để tham gia thám hiểm các hang động này, ngoài kinh phí, yêu cầu sức khỏe, du khách cần phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định an toàn và cách thức ứng xử với thiên nhiên trong lòng Di sản.

Đu dây mạo hiểm cực đại vào lòng hang Hổ đặc biệt thu hút du khách, để khai thác tour này thì các trợ lý an toàn và poter đóng vai trò rất quan trọng.

Đu dây mạo hiểm cực đại vào lòng hang Hổ đặc biệt thu hút du khách, để khai thác tour này thì các trợ lý an toàn và poter đóng vai trò rất quan trọng.

Có 1 quy tắc mà các đơn vị khai thác du lịch bắt buộc nhân viên và du khách phải tuân thủ, đó là mang vào rừng những thứ gì thì cũng phải đưa ra khỏi rừng, khỏi hang động thứ ấy, dù chỉ là một mẫu giấy nhỏ. Ngay cả nhà vệ sinh di động trong hang động cũng được sử dụng với công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường nhất. Lối đi của du khách trong hang cũng được giới hạn bởi những sợi dây màu đỏ để hạn chế tối đa sự tác động của con người đối với thiên nhiên.

Đến hiện tại, các đơn vị khai thác du lịch nơi vùng Di sản này đều “đóng đinh” với định hướng phát triển kinh doanh hướng đến việc bảo tồn tài nguyên rừng gián tiếp bằng cách sử dụng lao động địa phương, tạo nguồn thu nhập ổn định nuôi sống gia đình họ. Từ đó, giảm áp lực cho công tác bảo vệ rừng Phong Nha – Kẻ Bàng và nguồn thuế thu từ du lịch, cũng chính là một phần kinh phí để chi trả cho công tác bảo vệ rừng. Và đó, cũng chính là cách bắc nhịp cầu nối cho họ trả món “nợ cũ” với rừng xanh…

Sau 20 năm VQG Phong Nha – Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên giới (05/7/2003 – 05/7/2023), họat động phát triển du lịch đã đạt được những kết quả vượt bậc khi trở thành "trái tim" của du lịch Quảng Bình và là thiên đường của du lịch khám phá mạo hiểm hang động. Từ đó đến nay, đã có 17 tuyến, điểm du lịch được đưa vào khai thác. Trong đó, chinh phục Sơn Đoòng - hang động lớn nhất thế giới là sản phẩm đẳng cấp quốc tế. 20 năm qua, Di sản này đã đón gần 10 triệu lượt khách, doanh thu từ phí tham quan đạt 1.742 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Cảnh Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).

Loạt tin vui lớn dành cho người Ninh Bình

(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (huyện Yên Mô) và Đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, đều thuộc tỉnh Ninh Bình) là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời, UBND tỉnh Ninh Bình công nhận khu vực thị trấn Thịnh Vượng đạt tiêu chí đô thị loại V, đánh dấu bước phát triển mới của huyện Gia Viễn.

Đọc thêm

2 người tử vong trên quốc lộ

Hiện trường vụ tai nạn giao thông xảy ra trên Quốc lộ 9, đoạn qua thị trấn Cam Lộ.
(PLVN) - Trong 2 ngày (10 và 11/12), trên Quốc lộ 1 và Quốc lộ 9 qua địa bàn tỉnh Quảng Trị xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông khiến 2 người tử vong.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cảnh sát giao thông Hà Nội: Triển khai mô hình 'Ngã tư an toàn giao thông'

CSGT sẽ đẩy mạnh xử lý các lỗi không chấp hành hệ thống biển báo, vạch kẻ đường. (Ảnh: Trường Thắng)
(PLVN) - Theo đại diện Phòng Cảnh sát giao thông - CSGT (Công an TP Hà Nội), hiện nay tại một số nút giao trọng điểm trên các tuyến trục chính ra, vào TP, tình trạng lộn xộn, thiếu an toàn vẫn diễn ra. Mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" được triển khai để góp phần giải quyết tình trạng này.

Bài học từ sự việc ồn ào liên quan Thảo Cầm Viên

Thảo Cầm Viên Sài Gòn (Ảnh: Thanhnien.vn)
(PLVN) - Sự việc Cty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn (còn gọi là Sở thú) có doanh thu 104 tỷ/năm mà riêng tiền thuê đất đã phải trả 163 tỷ/năm khiến dư luận chú ý, không chỉ vì đây là câu chuyện hi hữu, mà còn quan tâm động thái giải quyết "gỡ vướng" của UBND TP HCM.

Thay đổi lớn từ những hành động nhỏ

Lối sống xanh không chỉ là một xu hướng mà là một cách tiếp cận bền vững, giúp bảo vệ môi trường.
(PLVN) - Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, mỗi hành động nhỏ hàng ngày của chúng ta đều có tác động lớn đến môi trường sống, góp phần vào việc giảm thiểu tác động xấu đến Trái đất.

Nỗ lực hơn nữa để tiếp nhận động vật hoang dã bị tịch thu từ buôn bán trái phép

Giải chạy thu hút hơn 300 vận động viên đến từ 26 quốc gia. (Ảnh: ENV)
(PLVN) - Ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội đã khẳng định điều này tại Giải “Chạy để cứu hộ ĐVHD” tại Việt Nam trong khuôn khổ Giải chạy “Song Hong Half Marathon” lần thứ 15 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Sporting Republic tổ chức.

TP Hồ Chí Minh: Một số cơ chế, chính sách đặc thù đã đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận cao

Các đại biểu biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp. (Ảnh: Việt Dũng)
(PLVN) - Hôm qua (9/12), HĐND TP HCM khai mạc Kỳ họp 20 khóa X. Theo báo cáo kết quả thực hiện chủ đề công tác năm 2024: “Quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết 98/2023/QH15”, một số cơ chế, chính sách đặc thù với TP đã đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

Chuẩn y Phó Bí thư Huyện ủy Châu Thành

 Chuẩn y Phó Bí thư Huyện ủy Châu Thành
(PLVN) - Ngày 9/12, Huyện ủy Châu Thành (tỉnh Kiên Giang) tổ chức công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, chuẩn y nhân sự giữ chức Phó Bí thư Huyện ủy Châu Thành.