Trong đó, nhiều nhất tàu khách và tàu khách cao tốc là 750 chiếc, còn lại là tàu chở dầu, phà, tàu thủy lưu trú, nhà hàng nổi. Các trường hợp trên đều bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kiểm, xóa sổ đăng kiểm trên hệ thống đăng kiểm phương tiện thủy toàn quốc.
Theo quy định hiện nay, hành vi khai thác phương tiện thủy quá niên hạn sử dụng bị phạt 45-75 triệu đồng (tùy theo loại tàu) và bị tước bằng thuyền trưởng 2-3 tháng.
Theo Nghị định số 111/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định, niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa và niên hạn sử dụng của phương tiện thủy được phép nhập khẩu cùng với niên hạn sử dụng phương tiện thủy được phân chia theo công dụng và vật liệu của vỏ tàu.
Cụ thể, tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, khách sạn nổi, nhà hàng nổi loại vỏ gỗ niên hạn không quá 20 năm. Loại vỏ kim loại (hoặc chất dẻo cốt thủy tinh, bê tông cốt thép) không quá 25 năm. Tàu khách vỏ gỗ không quá 25 năm, vỏ kim loại không quá 30 năm.
Tàu vỏ gỗ chở hàng nguy hiểm, chở dầu, chở xô khí niên hạn không quá 25 năm, vỏ kim loại không quá 30 năm. Tàu chở khách cao tốc không quá 20 năm; tàu đệm khí không quá 18 năm.
Nghị định 111/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ năm 2015, nhưng cho gia hạn, kéo dài hoạt động thêm 5 năm đối với một số trường hợp tàu chở khách cao tốc, tàu chở người dưới 12 chỗ hết niên hạn trước tháng 5/1/2020.