Hôm nay, Tp HCM dự kiến sẽ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em

Sẽ tổ chức tiêm theo lứa tuổi giảm dần, ưu tiên trẻ từ 16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi.
Sẽ tổ chức tiêm theo lứa tuổi giảm dần, ưu tiên trẻ từ 16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bác sĩ Trương Tấn Hùng, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Củ Chi cho biết, Trung tâm cùng Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp chuẩn bị, kiểm tra các điểm tiêm để có thể tiêm cho trẻ trong ngày hôm nay (27/10)

Tại TP HCM, chiều qua (26/10), trả lời báo chí, Bác sĩ Trương Tấn Hùng, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Củ Chi cho biết, Trung tâm cùng Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp chuẩn bị, kiểm tra các điểm tiêm để có thể tiêm cho trẻ trong ngày hôm nay (27/10), sau khi có hướng dẫn chính thức.

Theo bác sĩ Hùng, huyện Củ Chi sẽ tổ chức tiêm theo lứa tuổi giảm dần, ưu tiên trẻ từ 16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi. Số lượng trẻ từ 12-17 tuổi trên địa bàn huyện là hơn 51.000, trong đó hơn 16.000 trẻ từ 16-17 tuổi, gần 15.000 trẻ từ 14-16 tuổi, hơn 20.000 trẻ từ 12-14 tuổi. Dự kiến ngày 27/10 tiêm trước cho 1.500 trẻ.

Huyện Củ Chi tổ chức 6 điểm tiêm cố định cho trẻ, gồm: Trường Tiểu học thị trấn Củ Chi (đường Nguyễn Phúc Trú, khu phố 1), Trường THCS thị trấn 2 (số 28 đường Lê Vĩnh Huy, khu phố 7), Trường THCS Phước Thạnh (tỉnh lộ 7, ấp Phước An, xã Phước Thạnh), Trường THPT An Nhơn Tây (tỉnh lộ 7, xã An Nhơn Tây), Trường THCS Tân Thạnh Đông (tỉnh lộ 15, xã Tân Thạnh Đông), Trường Tiểu học Hòa Phú (ấp 1A, xã Hòa Phú).

Trong chiến dịch tiêm lần này, ngành Y tế huyện huy động lực lượng nhân viên y tế đã được tập huấn về tiêm vaccine phòng COVID-19. Ngành Giáo dục hỗ trợ mỗi điểm tiêm nhân sự để đón tiếp, hướng dẫn khai báo y tế, đo thân nhiệt, cân đo trẻ (nếu cần thiết), hỗ trợ cấp giấy xác nhận đã tiêm vaccine, hỗ trợ nhập liệu thông tin người tiêm vào Hệ thống tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Cha mẹ, người giám hộ thực hiện ký phiếu đồng ý nếu chấp nhận tiêm chủng cho trẻ.

Mỗi điểm tiêm chủng chuẩn bị sẵn một đội cấp cứu lưu động cùng xe cấp cứu với đầy đủ trang thiết bị cấp cứu, bộ đặt nội khí quản, bình oxy, mask, bóng Ambu... Những trường hợp phản ứng nặng cần xử trí tại bệnh viện sẽ được vận chuyển về Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi, Bệnh viện huyện Củ Chi, Phòng khám Đa khoa Tân Quy trực thuộc Bệnh viện huyện Củ Chi.

Trong khi đó, đại diện Trung tâm Y tế quận 1 cho biết dự kiến ngày hôm nay (27/10) quận sẽ tổ chức tiêm tại Trường THPT Lương Thế Vinh và Trường THPT Ernst Thälmann.

Sáng qua (26/10), Sở Y tế TP cùng Viện Pasteur TP HCM đã tập huấn trực tuyến cho các nhân viên bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế TP HCM, tập trung vấn đề tổ chức tiêm, khám sàng lọc trước tiêm, xử trí phản ứng sau tiêm, tổ chức công tác cấp cứu phục vụ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ.

Trước đó, như PLVN đã đưa tin: Chiều qua (26/10), Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em sẽ được tổ chức trên cả nước từ tháng 11 với loại vaccine Comirnaty do Pfizer-BioNTech của Mỹ sản xuất.

Vaccine này được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo tiêm chủng cho trẻ em, nhiều nước đã sử dụng. “Đây là vaccine đảm bảo an toàn cho trẻ em”, ông Long cho biết tại cuộc họp với các đơn vị liên quan.

Bộ trưởng Y tế yêu cầu các đơn vị, địa phương chuẩn bị triển khai tiêm chủng vaccine cho trẻ em theo độ tuổi đã hướng dẫn, đảm bảo an toàn, khoa học, hiệu quả. Theo đó, chiến dịch tiêm sẽ được thực hiện trước với trẻ ở độ tuổi 16-17, sau đó hạ thấp dần độ tuổi. Cha mẹ, người giám hộ cần ký phiếu đồng ý tiêm chủng cho trẻ.

Trẻ được khám sàng lọc trước tiêm theo hướng dẫn của Bộ Y tế và chỉ định tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất; theo dõi, chăm sóc sau tiêm.

Chiến dịch tiêm cho trẻ em được triển khai tương tự như chiến dịch tiêm chủng cho người lớn trong thời gian qua, với các điểm tiêm tại trạm y tế xã/phường, các trường học, trung tâm y tế và các bệnh viện (với một số trẻ có bệnh nền, béo phì). Chiến dịch tiến hành trước tại các địa phương đã trải qua đợt giãn cách xã hội, tỷ lệ lây nhiễm nCoV cao; vùng có mật độ dân số đông, nguy cơ lây nhiễm cao.

Với trẻ em ở độ tuổi nhỏ hơn, Bộ Y tế đã lên kế hoạch triển khai tiêm chủng trong năm 2022 trên cơ sở khoa học và cập nhật các loại vaccine cho trẻ em.

Bộ trưởng Y tế khẳng định yêu cầu hàng đầu trong tổ chức tiêm chủng cho trẻ em là đảm bảo an toàn. “Bộ Y tế yêu cầu các Sở Y tế tăng cường theo dõi phản ứng sau tiêm để kịp thời hỗ trợ xử lý”, ông Long nói.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tổ chức tập huấn chuyên môn cho tất cả tỉnh, thành về tiêm chủng cho trẻ em trong ngày 29/10; hỗ trợ tổ chức triển khai tiêm chủng.

Hôm 14/10, Bộ Y tế cho phép tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ 12-17 tuổi, theo nguyên tắc ưu tiên từ lớn đến nhỏ, lộ trình tiêm trẻ 16-17 trước, sau đó hạ dần độ tuổi, theo tình hình địa phương và nguồn cung vaccine. Tuy nhiên, khi đó Bộ Y tế không hướng dẫn rõ loại vaccine được tiêm, triển khai tiêm như thế nào... khiến các địa phương không thể tổ chức.

Trước nhu cầu cấp bách tiêm cho học sinh để chuẩn bị đến trường, ước tính khoảng 780.000 trẻ, TP HCM nhiều lần đề xuất các thời điểm tiêm cho trẻ, từ 22/10, đến 26/10, rồi 27/10; đề nghị được sử dụng vaccine Pfizer để tiêm cho trẻ em...

Vaccine Pfizer đã được khoảng 30 nước trên thế giới tiêm cho trẻ em 12-17 tuổi, hiệu quả ngăn ngừa hơn 90% triệu chứng COVID-19. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) hôm 23/10 công nhận vaccine Pfizer đáp ứng tiêu chuẩn cho trẻ 5-11 tuổi, có thể cấp phép khẩn cấp sử dụng cho lứa tuổi này trong thời gian tới.

Ngoài các phản ứng thông thường sau tiêm như xảy ra ở người lớn, gồm sốt, đau mỏi cơ, đau vết tiêm... triệu chứng hiếm gặp được ghi nhận ở trẻ sau tiêm là viêm cơ tim, song hầu hết đều nhẹ và hồi phục nhanh.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.