Hồi ức về trận đánh trên ngọn đồi 'mồ chôn giặc Mỹ'

Đại tá Khóa và đồng đội ôn lại kỷ niệm chiến trường
Đại tá Khóa và đồng đội ôn lại kỷ niệm chiến trường
(PLO) - Hơn 45 năm đã trôi qua, Đại tá Hồ Mạnh Khóa (SN 1942, ngụ huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, nguyên là Chỉ huy trưởng BCHQS huyện A Lưới) vẫn không khỏi bồi hồi khi hồi ức về chiến thắng oanh liệt trên “Đồi Thịt Băm” (đồi A Biah, diễn ra từ ngày 10 - 20/5/1969).

Trận đánh 1 chọi 20

Năm 1969, để chuẩn bị mở đường cho Chiến dịch Lam Sơn - Đường 9 Nam Lào, Mỹ và quân đội Sài Gòn hành quân tiến đánh ác liệt từ Quảng Trị vào Huế, mục đích tiêu diệt quân chủ lực của ta. Đầu tháng 5, đối phương bắt đầu kéo đến chiếm đóng dọc thung lũng A Lưới và xây dựng nhiều cụm pháo tấn công đồi A Biah nhằm cắt đứt đường chi viện dọc đường mòn Hồ Chí Minh. 

Nắm được đường hành quân của địch, nên trước đó ta đã di chuyển hầu hết kho tàng lương thực, quân trang, quân dụng và sở chỉ huy về khu vực A Rum, phía bên kia sông A Lin. Từ ngày 10/5, đối phương ồ ạt tấn công lên đồi A Biah. Về quân số, ta chỉ bằng 1 phần 20 của địch. Về vũ khí, địch gấp ta 10 lần. Dù được trực thăng chi viện, các cụm pháo, đại liên quét liên tục, bộ binh được pháo yểm trợ đẩy quân nhưng địch vẫn không thể lên được đồi A Biah. Lúc đó, ông Khóa đang làm huyện đội trưởng, đồng thời nằm trong Ban chỉ huy trận đánh đồi A Biah.

Suốt một tuần liền, ta và địch quần nhau vòng trong vòng ngoài rất ác liệt. Tiếng súng ầm ào núi rừng A Lưới, khói lửa bay mù trời. “Bước vào trận đánh mỗi chiến sĩ đều được trang bị nước và lương khô bên mình nhưng sử dụng rất dè sẻn vì sợ thiếu hụt. Trong khi đó ở phía sau, lực lượng hậu cần dù cố gắng nhưng vẫn không thể vượt qua các làn đạn để tiếp tế cơm nắm cho bộ đội”, ông Khóa nhớ lại.

Cuộc tấn công ấy được Mỹ đặt tên rất văn hoa là “Tuyết rơi trên đỉnh núi – Apache Snow. Nhưng chỉ trong vòng vài ngày đã biến thành “máu chảy trên đỉnh núi”, gây nên nỗi khiếp sợ, hoang mang cho quân địch. Xác lính Mỹ tử trận hàng loạt nằm ngổn ngang, quân Mỹ thay đổi chiến thuật, quyết định dồn hết lực lượng “tiến công thần tốc” lên đồi A Biah nhằm cứu vãn tình thế.

“Đêm 16/5, sở chỉ huy triệu tập cuộc họp khẩn cấp. Vừa nghe thông báo quân ta đã tiêu diệt được 1.300 tên địch, bắn hạ 15 máy bay đồng thời phá hủy nhiều phương tiện của giặc chỉ trong vòng 5 ngày, không khí căng thẳng của buổi họp bỗng dưng rộn ràng hẳn. Anh em chiến sĩ mặt mày hốc hác, nhuốm đen thuốc súng nhưng ôm nhau cười rất tươi, ai nấy hồi hởi vui mừng, như được tiếp thêm sức mạnh”, ông Khóa nhớ lại. Tham gia trận đánh trên đồi A Biah lúc đó gồm có trung đoàn 3 của sư đoàn 324 và lực lượng bộ đội địa phương, dân quân du kích các làng xã. Trước việc quân địch “cố đấm ăn xôi”, tiến quân ồ ạt chiếm bằng được đồi A Biah, ban chỉ huy trận đánh quyết định rút quân bảo toàn lực lượng, chỉ để lại 1 đại đội của tiểu đoàn 3 và 1 đại đội của tiểu đoàn 6 (thuộc sư đoàn 324) chốt giữ. 

Ảnh tư liệu
Ảnh tư liệu

Mồ chôn quân địch 

Ngoài hai đại đội thuộc quân chủ lực, ông Khóa trực tiếp chỉ huy một đại đội quân địa phương, hành quân lên đỉnh yểm trợ cánh quân chủ lực. Ban chỉ huy có chỉ thị “không cần giữ A Biah, chỉ cần đạt mục đích tiêu hao sinh lực địch càng nhiều càng tốt”. “Cuộc hành quân đêm ấy đến bây giờ tôi vẫn nhớ như in. Pháo sáng của địch bắn liên tục, khiến cánh rừng đêm mà sáng như ban ngày. Lợi dụng pháo sáng của giặc khiến cuộc hành quân của ta diễn ra dễ dàng hơn, nhưng lại dễ bị lộ. Tôi cứ nôn nao, chỉ sợ không hành quân lên được đến đỉnh, nhưng may mắn đã thành công”, Đại tá Khóa kể lại.

Để lên đến được đỉnh A Biah trong đêm, cánh quân của ông Khóa nhiều lần chạm trán địch. “Mới lên được nữa quả đồi thì cô y tá bị thương, tui còn đùa vui “ra trận, chiến sĩ bị thương còn có người thay, chứ y tá bị thương biết lấy ai thay vào”, cô y tá dù đang đau, nhưng vẫn cười. Cũng trong trận đó, tui bị thương ở chân vì máy bay địch tập kích”, ông nhớ lại. 

Chiều 20/5/1969, địch lên được đỉnh đồi A Biah, nhưng đến ngày 5/6/1969, chúng lặng lẽ rút khỏi ngọn đồi. “Mất rất nhiều xương máu để lên được đỉnh một ngọn đồi không có giá trị về mặt quân sự, quân Mỹ xem trận đánh trên đồi A Biah như một vết nhơ về mặt quân sự, là mồ chôn lính Mỹ. Trong suốt trận đánh, rất nhiều lần chiến sĩ của ta đã dùng chính xác của giặc để làm giá súng, ngắm bắn quân thù. Thương vong của người Mỹ nhiều đến nỗi, sau này người Mỹ đã gọi ngọn đồi bằng một cái tên khác là “Đồi thịt băm – Hamburger Hill”, ông Khóa suy tư. 

Chiến thắng A Biah đã làm tăng nỗi khiếp sợ của lính Mỹ trên chiến trường Việt Nam, làm xói mòn niềm kiêu hãnh của quân đội Mỹ, khiến Mỹ phải đánh giá lại chiến lược của mình. Kết quả, Mỹ đã tiến hành đợt rút quân viễn chinh đầu tiên khỏi chiến trường miền Nam. Ông Khóa cho biết, sau chiến tranh, rất nhiều phóng viên Mỹ tìm đến đồi A Biah: “Họ hỏi tui tại sao lại gọi là “đồi thịt băm”? Tui nói, người Mỹ đã gọi cái tên ấy, chứ không phải chúng tôi. Đồi thịt băm chính là ngọn đồi băm xác người”.

Có rất nhiều ký ức đọng mãi trong lòng người chiến sĩ năm xưa từng tham gia trận đánh. Đó là thời khắc tiếng súng cuối cùng im bặt, núi rừng A Lưới vốn xanh tốt màu cỏ cây, giờ tan hoang. Sự im lặng đến tê tái khiến nhiều người phải ngỡ ngàng. Núi rừng vắng lặng, chết chóc, không còn nổi một tiếng chim rừng. Hòa trong mùi thuốc súng là mùi tanh nồng của máu và xác chết, khiến bữa cơm đầu tiên sau trận đánh ám ảnh mãi.

Ông Khóa kể lại, trên đường xuống núi, vị y sĩ của huyện đội gặp được người đồng bào, may mắn được biếu 3 quả trứng gà. Vì ông là đại đội trưởng nên được đặt cách, luộc riêng cho một quả. “Nhìn quả trứng luộc mới bóc, trắng nõn, ngon đến nỗi tui liên tục nuốt nước miếng. Nhưng khi vừa cắn vào miệng, cơn buồn nôn ập đến khiến tui nôn xanh cả mặt. Cậu y sĩ đành vào rừng, kiếm môn thục, môn vót, ăn thay cơm”.

Bây giờ, tuổi đã cao, sức đã yếu, nhưng thỉnh thoảng, người chiến sĩ ấy lại một mình lặng lẽ lên ngọn đồi xưa, nơi từng diễn ra trận đánh ác liệt năm nào, bâng khuâng nhớ về những hồi ức cũ.

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình cho rằng, CCHC là quá trình liên tục, càng làm càng lộ ra những bất cập, cần kịp thời khắc phục để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đáp ứng mong đợi của Nhân dân. (Ảnh: VGP)

Cải cách hành chính, khơi thông các nguồn lực cho phát triển

(PLVN) -  Chiều 15/1, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức Phiên họp thứ 9, đánh giá kết quả triển khai công tác cải cách hành chính năm 2024, bàn phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025. Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Ngày 15/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (18/1/1950 - 18/1/2025) và trong không khí phấn khởi hai dân tộc đang chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.