Hội thảo thực tiễn hành nghề luật sư và kinh nghiệm xử lý các tình huống vi phạm đạo đức, quy tắc nghề nghiệp

Quang cảnh Hội thảo.
Quang cảnh Hội thảo.
(PLVN) -Sáng 14/8, Học viện Tư pháp, Viện Hợp tác quốc tế Đức về pháp luật và Đoàn Luật sư liên bang, Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức cùng phối hợp tổ chức hội thảo “Chia sẻ thực tiễn hành nghề luật sư và kinh nghiệm xử lý các tình huống vi phạm đạo đức, quy tắc nghề nghiệp”.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Minh Hằng, Phó Giám đốc Học viện Tư pháp cho biết, trong khuôn khổ triển khai Chương trình Đối thoại Nhà nước pháp quyền giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp CHLB Đức, giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2023, Học viện Tư pháp đã triển khai nhiều hoạt động hợp tác với một số đối tác từ CHLB Đức nhằm nâng cao chất lượng đào tạo các chức danh tư pháp của Học viện Tư pháp thông qua việc tổ chức các tọa đàm, hội thảo, các phiên tòa giả định, đoàn ra, xây dựng học liệu, tài liệu, giáo trình.

PGS.TS Nguyễn Minh Hằng, Phó Giám đốc Học viện Tư pháp phát biểu khai mạc Hội thảo

PGS.TS Nguyễn Minh Hằng, Phó Giám đốc Học viện Tư pháp phát biểu khai mạc Hội thảo

Tiếp nối các thành công trên và nhằm triển khai Chương trình Đối thoại Nhà nước pháp quyền giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp CHLB Đức, giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025, Học viện Tư pháp phối hợp với Viện Hợp tác quốc tế Đức về pháp luật và Đoàn Luật sư liên bang, Cộng hòa liên bang Đức tổ chức hội thảo “Chia sẻ thực tiễn hành nghề luật sư và kinh nghiệm xử lý các tình huống vi phạm đạo đức, quy tắc nghề nghiệp” tạo cơ hội cho giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng của Học viện, đặc biệt là học viên các chương trình đào tạo luật sư, chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư của Học viện Tư pháp, học hỏi những kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết trong việc học hỏi những kỹ năng, kinh nghiệm hành nghề luật sư trên thực tế và xử lý các tình huống vi phạm đạo đức, ứng xử nghề nghiệp luật sư từ các chuyên gia là các luật sư giỏi và có bề dày kinh nghiệm của CHLB Đức.

Để hội thảo đạt kết quả cao, PGS.TS Nguyễn Minh Hằng mong muốn các đại biểu tham dự và các học viên tích cực đóng góp ý kiến, trao đổi, thảo luận với các chuyên gia từ CHLB Đức.

Tại Hội thảo, TS. Lê Mai Anh, Nguyên Phó Giám đốc Học viện Tư pháp, giảng viên Khoa Đào tạo Luật sư, Học viện Tư pháp đã trình bày tổng quan hành nghề luật sư tại Việt Nam và thực tiễn hành nghề. Theo đó, TS Lê Mai Anh nhấn mạnh, nghề Luật sư hiện nay ở Việt Nam được biết đến với sứ mệnh thiêng liêng là bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa . Đây là sứ mệnh nghề nghiệp được khẳng định và đúc rút từ nhiều thập kỷ phát triển của nghề Luật sư ở Việt Nam, trải qua các giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước.

TS. Lê Mai Anh, Nguyên Phó Giám đốc Học viện Tư pháp, giảng viên Khoa Đào tạo Luật sư trình bày tại Hội thảo

TS. Lê Mai Anh, Nguyên Phó Giám đốc Học viện Tư pháp, giảng viên Khoa Đào tạo Luật sư trình bày tại Hội thảo

Đánh giá chung về hệ thống và môi trường thể chế pháp lý bảo đảm và thúc đẩy sự phát triển của Nghề luật sư tại Việt Nam, TS.Lê Mai Anh cho rằng, thể chế cứng và thể chế mềm không ngừng thiết lập và củng cố, phát triển; môi trường thể chế và hệ thống thể chế điều chỉnh Nghề luật sư ở Việt Nam qua các giai đoạn phát triển là chịu sự tác động sâu sắc của xu thế phát triển kinh tế - xã hội trong nước, khu vực và quốc tế; nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý luật sư ngày càng tăng, thúc đẩy sự phát triển của thị trường dịch vụ pháp lý tại Việt Nam, đặc biệt từ sau đại dịch covid-19.

Đồng thời, TS.Lê Mai Anh cho biết hiện nay, đa phần các Luật sư và Tổ chức hành nghề luật sư vẫn tập trung phần lớn ở những thành phố lớn, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển mạnh, như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và những địa phương đang trong tốp có sự phát triển nhanh về kinh tế, văn hóa, xã hội. Theo số liệu báo cáo tổng kết của 63 địa phương và Liên đoàn Luật sư Việt Nam thì số lượng Luật sư hành nghề thực tế đến nay đã đạt tới con số hơn 18.200 luật sư. Trung bình mỗi năm tăng thêm gần 1.000 luật sư (tính từ thời điểm Luật Luật sư ra đời cho đến nay). Ngoài số lượng Luật sư và Tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam thì tính đến tháng 12/2022, Việt Nam hiện có 93 tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài (37 chi nhánh, 56 công ty luật) và hơn 300 luật sư nước ngoài (như Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản…) hiện đang hoạt động tại Việt Nam.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe bà Swetlana Schaworonkowa, Luật sự và cố vấn pháp lý cao cấp, Đoàn Luật sư liên bang Đức giới thiệu về hệ thống Đoàn Luật sư tại Đức (các Đoàn Luật sư khu vực; Đoàn Luật sư liên bang Đức (BRAK); nguyên tắc tự quản…).

Hội thảo diễn ra trong 2 ngày 14-15/8 với các nội dung cụ thể về hành nghề luật tại Đức (các quy định của pháp luật về nghề nghiệp, cấp phép hành nghề luật sư tại Đức, quyền lợi và nghĩa vụ của nghề luật bao gồm cả những quy tắc đạo đức, cơ cấu tổ chức, luật sư chuyên ngành, luật sư nước ngoài tại Đức); những vấn đề chung của quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư trong quan hệ với khách hàng và thực tiễn thực hiện quy tắc tại Việt Nam; Những vấn đề chung của quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư trong quan hệ với đồng nghiệp, cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan, nhà nước khác và thực tiễn thực hiện quy tắc này tại Việt Nam…

Một số hình ảnh tại Hội thảo

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

(PLVN) - Ngày 20/12, tại Quảng Nam, thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao, Cục Kiểm tra văn bản QPPL tổ chức “Hội thảo lấy ý kiến góp ý, đánh giá đối với việc xử lý kết quả rà soát văn bản do Tổ công tác và các bộ, ngành thực hiện từ năm 2020 đến nay”.

Nồng ấm mối quan hệ Tư pháp Việt Nam - Lào

Chiều 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trao 20 máy tính do Bộ Tư pháp Việt Nam tặng Bộ Tư pháp Lào
(PLVN) - Chuyến công tác nước ngoài đầu tiên ở cương vị Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam của Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh đến Lào thật đặc biệt và cả nhiều cảm xúc. Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào mở rộng lần thứ 6 diễn ra tại thủ đô Vientiane, Lào kỳ vọng sẽ tiếp tục là sợi dây kết nối bền chặt mối quan hệ hợp tác, gắn bó, phát triển về công tác tư pháp và pháp luật giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam- Lào.

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng 'Mái ấm Tư pháp' ở Hậu Giang

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng 'Mái ấm Tư pháp' ở Hậu Giang
(PLVN) -  Chiều 18/12, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Trường Cao đẳng Luật Miền Nam trao tặng “Mái ấm Tư pháp” cho chị Nguyễn Thị Nhung (nhân viên Trường Cao đẳng Luật miền Nam) tại khu vực 6, phường IV, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Hội đàm giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam- Lào: Vun đắp, phát triển mối quan hệ truyền thống, gắn bó

Toàn cảnh Hội đàm
(PLVN) - Chiều 18/12, trong chương trình thăm luân phiên Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và tham dự Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào lần thứ 6 mở rộng tại Lào, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã Hội đàm với Bộ trưởng Tư pháp Lào Phây-vy Sỉ-bua-lị-pha. Cùng tham dự có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lào Đc Kệt Sạ Ná-Phôm Mạ Chăn. Về phía Việt Nam có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc.

Khẩn trương rà soát pháp luật chịu tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết liên quan để thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường tháng 2/2025, sáng 18/12, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp để triển khai ý kiến chỉ đạo trên. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự
(PLVN) - Sáng 17/12, Đoàn giám sát của đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai do ông Quản Minh Cường – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh về việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác THADS từ ngày 1/10/2020 đến ngày 30/9/2024.

Ghi nhận những đóng góp tích cực của công tác tư pháp

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2025, nhiều đại biểu đánh giá công tác tư pháp ngày càng thể hiện được vai trò, vị thế, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của Bộ, ngành, địa phương đồng thời đưa ra các kiến nghị, đề xuất cụ thể để đưa công tác tư pháp tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực.

Chị Lưu Thị Thu Huyền: Hơn 20 năm tận tuỵ đưa pháp luật đến với người dân thành phố Cảng

Trưởng phòng PBGDPL Lưu Thị Thu Huyền (ngoài cùng bên trái) phát tờ gấp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU cho ngư dân tại cảng cá Trân Châu, huyện Cát Hải.
(PLVN) - Ở Hải Phòng nói đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, dù ở cấp xã hay cấp huyện, mọi người đều nhắc đến chị Lưu Thị Thu Huyền – Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật , Sở Tư pháp TP Hải Phòng . Người cán bộ với sự tận tâm, trách nhiệm trong công việc, nỗ lực hết mình để hoàn thành “sứ mệnh” đưa pháp luật đến với người dân.