Hội thảo Quốc tế AEP 2024 tìm giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững

Hội Kinh tế Châu Á tổ chức Hội thảo thường niên về những vấn đề nổi bật của nền kinh tế Châu Á tại trường Đại học Keio.
Hội Kinh tế Châu Á tổ chức Hội thảo thường niên về những vấn đề nổi bật của nền kinh tế Châu Á tại trường Đại học Keio.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ ngày 3/9 đến 4/9/2024, Hội Kinh tế Châu Á tổ chức Hội thảo thường niên về những vấn đề nổi bật của nền kinh tế Châu Á tại trường Đại học Keio, Tokyo, Nhật Bản. GS. TS Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh (ĐH Kinh tế TP HCM) đã có bài tham luận tại Hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Giáo sư Wing Woo, Đại học California Davis nhấn mạnh rằng, vị thế toàn cầu của các nước Châu Á ngày càng cao. Tuy nhiên, các quốc gia trong khu vực đang đối mặt với nhiều thách thức về kinh tế và các vấn đề toàn cầu khác. Do vậy, các nước Châu Á, nhất là các khối liên kết như ASEAN, cần nhanh chóng đưa ra các chính sách để thích ứng và ứng phó với những thách thức này. Hội thảo lần này sẽ thảo luận về các vấn đề thực tiễn và đề xuất các chính sách kinh tế cho các quốc gia Châu Á nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

Các đại biểu tham dự phát biểu tại Hội thảo.

Các đại biểu tham dự phát biểu tại Hội thảo.

Đặc biệt, Hội thảo tập trung vào các chủ đề quan trọng như các chính sách cấp thiết của các chính phủ Châu Á để đối phó với vấn đề giá nhiên liệu và lương thực tăng cao, đứt gãy chuỗi cung ứng do chiến sự Nga – Ukraine; chính sách kinh tế của các nước Châu Á khi căng thẳng thương mại và công nghệ Mỹ - Trung chưa hạ nhiệt; các vấn đề tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, nhằm khám phá những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Châu Á và thảo luận về các chiến lược phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu và môi trường.

GS. TS Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh (ĐH Kinh tế TP HCM) tại Hội thảo thường niên về những vấn đề nổi bật của nền kinh tế Châu Á

GS. TS Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh (ĐH Kinh tế TP HCM) tại Hội thảo thường niên về những vấn đề nổi bật của nền kinh tế Châu Á

Tại hội thảo, GS. TS Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh (ĐH Kinh tế TP HCM) đã thảo luận về vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và sự thay đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam. Ông nhấn mạnh rằng, kể từ khi mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài và là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng FDI cao trong khu vực.

FDI mang lại nhiều lợi ích như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Khu vực FDI cũng đóng vai trò dẫn dắt trong hoạt động xuất nhập khẩu, trở thành động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng của Việt Nam.

Tuy nhiên, hiện nay, các lĩnh vực mà nhà đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn vẫn là sản xuất công nghiệp. Trong tương lai, Việt Nam cần hướng tới thu hút FDI trong lĩnh vực công nghệ cao và tập trung vào việc lan tỏa lợi ích cho cả vùng và khu vực.

Tiếp đó, Giáo sư Fukunari Kimura (Đại học Keio, Tokyo, Nhật Bản) và nhà kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) đã trình bày bài tham luận với chủ đề căng thẳng địa chính trị toàn cầu hiện nay và chính sách kinh tế của các nước ASEAN. Ông phân tích chi tiết các tác động đến nền kinh tế, đặc biệt là căng thẳng Mỹ - Trung và đề xuất các chính sách cho các nước ASEAN trong giai đoạn hiện nay.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã được trình bày tại hội thảo về tác động của công nghệ, đặc biệt là AI và blockchain, trong việc định hình tương lai của nền kinh tế Châu Á.

Các bài thuyết trình này phân tích ứng dụng thực tiễn của công nghệ trong các ngành công nghiệp chủ chốt và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết lập các quan hệ đối tác kinh tế chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển chung; đưa ra các chính sách công hiệu quả đã và đang được triển khai tại các quốc gia Châu Á, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm hữu ích cho các quốc gia khác trong khu vực.

Hiệp hội Kinh tế Châu Á (AEP) được thành lập và tài trợ bởi Trung tâm Phát triển Bền vững, Đại học Columbia, Hoa Kỳ; Viện Chính sách Kinh tế Quốc tế Hàn Quốc; Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc (SDSN) tại New York, Paris, và Kuala Lumpur; Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN, Đông Á và Indonesia. Đặc biệt, AEP hiện cũng là tổ chức chủ trì của Tạp chí Asian Economic Papers, một trong những tạp chí kinh tế uy tín, được xuất bản bởi Nhà xuất bản của Học viện Công nghệ Massachusetts, Hoa Kỳ (MIT Press).

Đọc thêm

Khai thác nguồn thu từ khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, để phấn đấu vượt 10% dự toán năm 2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngành Thuế sẽ tập trung khai thác nguồn thu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN), nhất là khối DN nhà nước và DN FDI…

Thúc đẩy phát triển logistics xanh

Logistics Việt Nam đứng trước áp lực chuyển đổi xanh. (Ảnh: TCCT).
(PLVN) - Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chiếm phần lớn ở các thị trường khó tính. Đòi hỏi của các thị trường này ngày càng cao và hiện các khách hàng này đang yêu cầu xanh cả quy trình sản xuất. Điều này đang đặt logistics trước khó khăn lớn.

Chủ tịch VNR: 'Tôi quan tâm cảm xúc của khách đi tàu'

Lãnh đạo VNR và đại diện UBND tỉnh Thừa Huế, TP.Đà Nẵng khai trương đoàn tàu du lịch.
(PLVN) - Khoảng một năm trở lại đây, nói tới đường sắt là không chỉ nói tới đầu máy toa xe, hay những đoàn tàu đưa rước khách. Bởi giờ đây, lên tàu hay xuống ga, đôi mắt, đôi tai của khách đi tàu còn nhiều thứ để nghe và cảm nhận…

Phải có cơ chế chính sách hợp lý cho các khoản nợ của khách hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp ở Quảng Ninh

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú đi thực tế tại Quảng Ninh
(PLVN) -  Qua nắm bắt nhanh của các đơn vị ngân hàng trên địa bàn Quảng Ninh, đến hết ngày 10/9/2024 có tổng số 10.811 khách hàng, với tổng dư nợ 7.437 tỷ đồng; Hải Phòng có tổng số 890 khách hàng với tổng dư nợ là 15.686 tỷ đồng bị ảnh hưởng sau bão. Ngân hàng nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại khẩn trương có biện pháp hỗ trợ khách hàng.

Bộ Công Thương yêu cầu triển khai các biện pháp khẩn cấp khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Bộ Công Thương yêu cầu Công ty Vận hành Hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia đảm bảo duy trì liên lạc thông suốt với các đơn vị phát điện và truyền tải điện, trực 24/24 để đảm bảo hệ thống điện hoạt động ổn định, chuẩn bị sẵn sàng các phương án dự phòng kỹ thuật cho trường hợp có sự cố xảy ra...

Ngành Nông nghiệp sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu hơn 50 tỷ USD?

Nhiều cơ hội gia tăng giá trị xuất khẩu dừa tươi sang thị trường Trung Quốc.
(PLVN) -  Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho hay, trong 8 tháng đầu năm 2024 kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chủ lực đều cao hơn cùng kỳ năm trước, ước tính đạt mục tiêu xuất khẩu đạt 55 tỷ USD vào cuối năm 2024.

10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp: Xử lý hàng chục nghìn vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: Thái Bình)
(PLVN) - Ngày 10/9, đúng ngày kỷ niệm 79 năm thành lập Hải quan Việt Nam (10/9/1945 - 10/9/2024), Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ đã dự và có bài phát biểu đầy ý nghĩa tại Diễn đàn Hải quan - Doanh nghiệp năm 2024 với chủ đề: “10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp” do Tạp chí Hải quan và Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan tổ chức.

Cán cân thương mại hàng hóa tháng 8/2024 thặng dư 4,53 tỷ USD

Xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng biển. (Ảnh minh họa: haiquanonline.com.vn)
(PLVN) - Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 8/2024 đạt 70,65 tỷ USD, trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 37,59 tỷ USD và trị giá nhập khẩu đạt 33,06 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 8/2024 thặng dư 4,53 tỷ USD.

VASEP góp ý Dự thảo sửa đổi Nghị định 09/2016/NĐ-CP

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có góp ý về Dự thảo sửa đổi Nghị định 09/2016/NĐ-CP. Theo VASEP, một số quy định trong Dự thảo đang gây ra khó khăn cho doanh nghiệp, vì vậy cần được thay thế bằng chính sách khuyến khích, phù hợp hơn với thực tiễn.