Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên: Tháo "nút thắt" để Tây Nguyên bứt phá

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang (ngồi giữa) chủ trì Hội nghị.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang (ngồi giữa) chủ trì Hội nghị.
(PLVN) -  Sáng nay (20/9), tại Lâm Đồng, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên chủ trì Hội nghị Hội đồng lần thứ nhất. Hội nghị lần này nhằm phân tích, thảo luận, cho ý kiến về những cơ chế, chính sách để phát triển vùng Tây Nguyên tướng xứng với tiềm năng, lợi thế.

Tây Nguyên phát triển chưa tương xứng tiềm năng, lợi thế

Hội nghị xác định rõ, Tây Nguyên là địa bản địa chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước, là “phên dậu phía Tây của Tổ quốc”, là “nóc nhà của Đông Dương”, thuộc tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia, là nơi gần 6 triệu người thuộc tất cả 54/54 dân tộc anh em cả nước sinh sống.

Những năm qua, Tây Nguyên đã đạt được nhiều kết quả to lớn, rất quan trọng như GRDP bình quân đầu người năm 2022 gấp 11 lần so với năm 2002, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân giai đoạn 2002 - 2020 đạt gần 8%/năm và cao nhất so với các vùng.

Tuy nhiên quy mô kinh tế vùng Tây Nguyên còn những hạn chế, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế như: GRDP bình quân đầu người vẫn ở mức thấp nhất trong 6 vùng kinh tế - xã hội, chưa địa phương nào trong vùng tự cân đối được ngân sách, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài rất thấp, giảm nghèo chưa bền vững, số hộ nghèo, cận nghèo lớn, nguy cơ tái nghèo còn cao: khoảng cách giàu - nghèo giữa các nhóm dân tộc chậm được thu hẹp.

Toàn cảnh Hội nghị.

Toàn cảnh Hội nghị.

Cùng với đó tình trạng di dân tự do vào Tây Nguyên ngày càng phức tạp; đất sản xuất, đất ở của đồng bào dân tộc thiểu số chậm được giải quyết; tỷ lệ che phủ rừng giảm mạnh và không đạt mục tiêu đề ra; rừng tự nhiên suy giảm cả về diện tích và chất lượng.

Bên cạnh đó, Tây Nguyên cũng đang đối diện với nguy cơ nguồn nước cạn kiệt, tình trạng khô hạn diễn biến thất thường. Nhiều di sản văn hoá dân tộc đang đứng trước nguy cơ bị mai một, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. Giáo dục, đào tạo chuyển biến chậm; chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động thấp….

6 "Nút thắt" cần tháo của Tây Nguyên

Từ bức tranh tổng quan trên, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông gợi ý một số nội dung cần thảo luận, làm rõ như sau:

Một là, nghiên cứu các cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút, huy động hiệu quả nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nhất là hạ tầng giao thông; phân cấp, phân quyền cho các địa phương chủ động thực hiện các dự án liên vùng kết nối...

Hai là, thảo luận cho ý kiến về một số chính sách phát triển kinh tế rừng, tạo động lực cho các thành phần kinh tế tham gia vào bảo vệ và phát triển rừng; rà soát, có ý kiến về việc trồng các loại cây ăn quả có tán như cây rừng trên đất quy hoạch cho lâm nghiệp nhưng đang sản xuất nông nghiệp. Đây là nguồn lực tài nguyên hết sức quan trọng của vùng và cần có được những cơ chế đặc thù để duy trì và phát triển một cách bền vững nguồn tài nguyên này.

Ba là, đề xuất giải pháp về tăng cường quản lý và bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên nước; tăng khả năng trữ và lưu giữ nước của các công trình hỗ chứa, bảo đảm an ninh nguồn nước cho vùng; giải pháp tăng cường hợp tác trong quản lý, chia sẻ lợi ích từ tài nguyên nước.

Bốn là, cho ý kiến về chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp gắn với nông nghiệp như chính sách thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông sản (trái cây và các sản phẩm từ trái cây); phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản hình thành một số sản phẩm nông nghiệp quy mô lớn có thương hiệu quốc tế, gắn với trung tâm chế biến, ưu đãi thuế, điều chỉnh mức độ ưu đãi, hỗ trợ đầu tư.

Nhiều đô thị ở Tây Nguyên đã có sự phát triển song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế.

Nhiều đô thị ở Tây Nguyên đã có sự phát triển song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế.

Năm là, cho ý kiến về chính sách phát triển du lịch, chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển du lịch cộng đồng; phát triển du lịch gắn với bảo tồn phát huy di sản văn hóa, chính sách hỗ trợ cho người, nhóm người có công trong công tác bảo tồn phát huy di sản không gian văn hóa công chiêng.

Sáu là, đề xuất các chính sách về phát triển nguồn nhân lực, tăng thu nhập của cán bộ công chức, viên chức, chính sách thu hút, phát triển đội ngũ chuyên gia nhà khoa học, về chính sách, chế độ cho giáo viên theo từng vùng, miền, nhất là vùng núi, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn.

Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ rừng là một thách thức của Tây Nguyên

Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ rừng là một thách thức của Tây Nguyên

Bảy là, thảo luận về các chính sách giải quyết có hiệu quả đất ở, đất sản xuất cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số; xử lý dứt điểm các vụ khiếu kiện, tranh chấp đất đai đang tồn đọng; chính sách đặc thù hỗ trợ đầu tư ổn định dân di cư tự do Vùng Tây Nguyên, chính sách về an sinh xã hội, chính sách phát triển y tế...

Báo Pháp luật Việt Nam tiếp tục cập nhật thông tin Hội nghị.

Theo Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, quan điểm xây dựng và phát triển vùng Tây Nguyên phải kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường gắn chặt với quốc phòng, an ninh và đối ngoại; đồng thời, Bộ Chính trị giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo hoàn thiện thể chế, cơ chế tổ chức điều phối, liên kết phát triển vùng, tiểu vùng; điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển vùng Tây Nguyên.

Tin cùng chuyên mục

Đại tướng Phan Văn Giang. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân

Đại tướng Phan Văn Giang gửi Thư khen động viên lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PLVN) -  Nhằm động viên các lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2014), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư khen động viên cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dưới đây là nội dung Thư của Đại tướng Phan Văn Giang:

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.