Hội nghị COP27: Việt Nam đẩy mạnh hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Hội nghị COP 27 được kỳ vọng đem lại nhiều kết quả về nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu. (Ảnh: Reuters)
Hội nghị COP 27 được kỳ vọng đem lại nhiều kết quả về nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu. (Ảnh: Reuters)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Giữa bối cảnh khủng hoảng năng lượng và phục hồi sau đại dịch COVID-19, những nỗ lực của Việt Nam trong bảo vệ khí hậu được đánh giá là “điểm sáng” tại Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu.

Thúc đẩy tài chính khí hậu

Tại Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đang diễn ra ở Ai Cập, Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Antonio Guterres đã nêu rõ, nhân loại phải lựa chọn hiệp ước đoàn kết bảo vệ khí hậu hay “tự sát tập thể” trong khi dân số thế giới sắp tròn 8 tỷ người. Chính vì vậy, Liên Hợp quốc đề nghị các bên tham gia COP27 thảo luận đề xuất xây dựng một “hiệp ước đoàn kết”, theo đó tất cả các quốc gia nỗ lực hơn nữa để giảm lượng khí thải, các nước giàu và các tổ chức tài chính quốc tế hỗ trợ các nền kinh tế đang phát triển thúc đẩy chuyển đổi, chấm dứt phụ thuộc nhiên liệu hóa thạch, giảm mạnh phát thải và nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH).

Một trong những điểm nhấn quan trọng trong tuần đầu tiên của Hội nghị COP27 là vấn đề tài chính khí hậu với nhiều tuyên bố và cam kết mới. Trước toàn Hội nghị, Tổng thống Senegal, kiêm Chủ tịch Liên minh Châu Phi Macky Sall kêu gọi các bên thực hiện đầy đủ các cam kết. Về vấn đề rừng và khí hậu, ít nhất 25 nước nhất trí tham gia cơ chế hợp tác mới, được gọi là Quan hệ đối tác của các nhà lãnh đạo về vấn đề rừng và khí hậu, theo đuổi mục tiêu chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030. Trong đó, Tổng thống Colombia Gustavo Petro tuyên bố, Colombia sẽ đóng góp 200 triệu USD mỗi năm trong 20 năm cho các dự án bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon...

Các nhà lãnh đạo từ gần 50 quốc gia và tổ chức quốc tế đã ra mắt Liên minh quốc tế ứng phó hạn hán, được thành lập theo đề xuất của Senegal và Tây Ban Nha. Trong tuyên bố chung, Thủ tướng Tây Ban Nha và Tổng thống Senegal nêu rõ, nhiệm vụ của liên minh là tạo động lực chính trị để giúp đất đai trên thế giới có khả năng phục hồi tốt hơn trong bối cảnh hạn hán và BĐKH. Quỹ khởi đầu trị giá 5 triệu euro đã được Tây Ban Nha công bố nhằm hỗ trợ các hoạt động của Liên minh.

Ngoài ra còn có nhiều cam kết tài chính đáng chú ý khác, đơn cử Hà Lan tuyên bố sẽ tăng mức đóng góp hằng năm cho tài chính khí hậu của các nước đang phát triển lên mức 1,8 tỷ euro vào năm 2025, cao hơn khoảng 50% so với mức năm 2021. Ðức và Bỉ đã tham gia cùng một số quốc gia khác cam kết tài trợ giúp các nước đang phát triển khắc phục thiệt hại do BĐKH gây ra. Trong khi đó, Quỹ Bill & Melinda Gates đã cam kết tài trợ 1,4 tỷ USD giúp các hộ nông dân nhỏ lẻ ứng phó tác động của BĐKH…

Việt Nam đóng góp vào nỗ lực toàn cầu

Trả lời phỏng vấn báo chí bên lề Hội nghị COP 27, ông Phạm Văn Tấn - Phó Cục trưởng Cục BĐKH, Bộ TN&MT - Phó Trưởng Ban Công tác đàm phán của Việt Nam về BĐKH đánh giá, đến thời điểm hiện nay, điều quan trọng nhất là các quốc gia đã thống nhất sẽ thảo luận nội dung sử dụng nguồn lực như thế nào để xử lý vấn đề tổn thất và thiệt hại, thích ứng BĐKH tại các nước đang phát triển.

Về nguồn tài chính BĐKH, theo ước tính Ban Thư ký Công ước khung của Liên Hợp quốc tổng hợp lại đến nay, thế giới vẫn chưa huy động đủ mục tiêu 100 tỷ USD – mục tiêu lẽ ra phải đạt được vào năm 2020. Thực tế tại những nước đang phát triển, nhu cầu thích ứng với BĐKH để tồn tại và phát triển rất cao, nhưng không có nguồn lực. Đây là chặng đường đấu tranh khá dài, bởi giảm nhẹ phát thải khí nhà kính dễ dàng huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, trong khi với thích ứng BĐKH, các quốc gia thường sử dụng nguồn lực từ chính phủ hoặc hỗ trợ không hoàn lại.

Bên cạnh đó, ông Phạm Văn Tấn cũng khẳng định, trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng và phục hồi sau đại dịch COVID-19, trong khi các nước khác đưa ra cam kết nhưng thực hiện chưa được nhiều, những nỗ lực của Việt Nam là điểm sáng tại Hội nghị lần này. Trong khuôn khổ Hội nghị, Việt Nam sẽ chia sẻ về thực tế các hoạt động triển khai cam kết, những nỗ lực của Việt Nam trong việc thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia thực hiện cam kết của Việt Nam về COP 26, phê duyệt Chiến lược quốc gia về BĐKH đến năm 2050, cập nhật Báo cáo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), báo cáo này đã được phê duyệt và trình lên Liên Hợp quốc...

Đọc thêm

Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng

Ảnh minh họa (Ảnh: Báo dân tộc và Phát triển)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, nắng nóng gay gắt đã diễn ra trên phạm vi cả nước, có nơi trên 43 độ C. Cháy rừng đã xảy ra ở một số địa phương, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và của.

Hơn 500 người chung sức cứu 2 cánh rừng bị cháy ở An Giang

Đại tá Nguyễn Thế Hải – Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang báo cáo nhanh về công tác triển khai lực lượng hỗ trợ địa phương tham gia chữa cháy.
(PLVN) - Hơn 500 người tham gia khắc phục hỏa hoạn tại khu vực Núi Tô và Núi Dài huyện Tri Tôn (An Giang) dốc toàn lực, huy động toàn bộ trang thiết bị, phương tiện với quyết tâm khống chế bằng được đám cháy, chống cháy lan, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản...

Nhiệt độ Hà Nội và các khu vực trong cả nước ngày mai, 29/4

Nhiệt độ Hà Nội và các khu vực trong cả nước ngày mai, 29/4
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (29/4) Hà Nội và các tỉnh miền Bắc nói chung, các tỉnh miền Trung tiếp tục có nắng nóng gay gắt, cục bộ đặc biệt gay gắt. Nhiệt độ cao nhất tại các địa phương phổ biến khoảng 39 độ C, có nơi 41 - 42 độ C...

Ngày mai (28/4) khu vực nào nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia ngày mai (28/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở nhiều khu vực trên cả nước. Đặc biệt có một số khu vực nắng nóng với nhiệt độ có nơi trên 41 độ C.

Xâm nhập mặn tại miền Tây ngày càng gay gắt, bất thường

Mương nước nội đồng ở xã Đại Ân 2 (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) trơ đáy, khô, nứt nẻ. (Ảnh: An Bình)
(PLVN) - Xâm nhập mặn có xu hướng ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sớm hơn trước 1 - 1,5 tháng, gay gắt và bất thường, theo báo cáo về công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL của Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT).

Nắng nóng vẫn tiếp tục bao trùm cả nước

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên cả nước kéo dài đến khoảng ngày 30/4, từ ngày 1-2/5 nắng nóng trên cả nước có khả năng giảm dần. Ngày mai (27/4) nắng nóng vẫn tiếp tục bao trùm các khu vực trên cả nước.

Đề phòng mưa dông khu vực Bắc Bộ

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo dự báo của Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, chiều tối và đêm nay (24/4) mưa rào và dông rải rác vẫn xuất hiện ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An...

Cảnh báo mưa rào và dông ở một số khu vực

Cảnh báo mưa rào và dông ở một số khu vực
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, đêm 23 và ngày 24/4, ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 60mm (mưa tập trung vào thời gian chiều tối và đêm).

Miền Trung chủ động ứng phó hạn nặng

Độ mặn nước sông tại cửa thu nước thô vào các Nhà máy nước ở Đà Nẵng đang vượt ngưỡng
(PLVN) - Các đợt nắng nóng gay gắt kéo dài tập trung từ tháng 4 đến tháng 6 tại miền Trung dẫn đến nguy cơ thiếu nước phục vụ dân sinh, sản xuất vụ Đông Xuân và Hè thu tới. Thời gian qua, nhiều tỉnh, thành như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đã tích cực chủ động ứng phó…