Học pháp luật về biển, đảo trên sân trường

Nhiều học sinh hăng hái xung phong trả lời câu hỏi
Nhiều học sinh hăng hái xung phong trả lời câu hỏi
(PLO) - Được chọn làm trường điểm tổ chức Ngày Pháp luật năm 2016 của khối nhà trường quận Thanh Xuân, Hà Nội, hơn 1.000 học sinh của Trường THCS Khương Đình đã hào hứng với Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về biển, đảo Việt Nam trong Ngày Pháp luật (9/11) do trường tổ chức.

Từ chủ đề Ngày Pháp luật năm 2016 là: “Nâng cao năng lực xây dựng, thực thi pháp luật; giáo dục ý thức tôn trọng, tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh; phát huy dân chủ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân”, Trường THCS Khương Đình đã tổ chức Cuộc thi Rung chuông vàng tìm hiểu pháp luật về biển đảo, lồng ghép với thi tìm hiểu pháp luật về hình sự, giao thông đường bộ, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em... 

Được lồng ghép với những tiết mục ca múa nhạc, kịch hấp dẫn, đầy màu sắc do chính các học sinh của trường biểu diễn, Ngày Pháp luật năm 2016 của Trường Khương Đình cuốn hút tất cả học sinh bằng cuộc thi đầy kịch tính và lôi cuốn từ đầu đến cuối. Hai đội chơi của trường có tên gọi Pháp luật và Công lý, mỗi đội có 8 học sinh. Cuộc thi có 3 phần gồm màn chào hỏi, thi tìm hiểu pháp luật và phần thi tài năng. Kết thúc cuộc thi phần thắng thuộc về đội Công lý. Ngoài ra, Ban Tổ chức còn có nhiều câu hỏi dành cho học sinh toàn trường. 

Tuyên truyền pháp luật về biển đảo trong nhà trường phổ thông là một việc làm khó bởi các em còn nhỏ, nhiều em mới chỉ nhìn thấy biển trên ti vi, ngoài Luật Biển Việt Nam năm 2012 còn có luật biển quốc tế, Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982, các khái niệm trở nên trừu tượng với các em. Thế nhưng các thông tin khác về biển đảo chỉ như một bài học địa lý: Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa chính trị và địa kinh tế rất quan trọng không phải quốc gia nào cũng có. Với bờ biển dài trên 3.260km trải dài từ Bắc xuống Nam, Việt Nam đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Chỉ số chiều dài bờ biển trên diện tích đất liền của nước ta là xấp xỉ 0,01 (nghĩa là cứ 100km2 đất liền có 1km bờ biển). 

Vùng biển nước ta có khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa, được phân bố khá đều theo chiều dài của bờ biển đất nước, với vị trí đặc biệt quan trọng như một tuyến phòng thủ tiền tiêu để bảo vệ sườn phía Đông của đất nước. Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển. Biển Đông là vùng biển có 1 trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất trên thế giới đi qua. Giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 thế giới (sau Địa Trung Hải). Biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ khí đốt. Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Biển Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển du lịch - ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước. 

Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển đảo luôn gắn với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước và con người Việt Nam. Biển nước ta được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia; biển, đảo, thềm lục địa và đất liền hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử dân tộc đã ghi nhận có tới 2/3 cuộc chiến tranh, kẻ thù đã sử dụng đường biển để tấn công xâm lược nước ta. Những chiến công hiển hách trên chiến trường sông biển đã minh chứng: Ba lần đại thắng quân thù trên sông Bạch Đằng (năm 938, 981 và 1288); chiến thắng trên phòng tuyến sông Như Nguyệt 1077; chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785 và những chiến công vang dội của quân và dân ta trên chiến trường sông biển trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là những minh chứng ghi đậm dấu ấn không bao giờ mờ phai trong lịch sử dân tộc.

Một câu hỏi rất hóc búa được đặt ra với các em học sinh là: đường biên giới biển của Việt Nam nằm ở đâu? Có phải nằm ở đường bờ biển không? Hàng loạt các cánh tay giơ lên nhưng các em đều chưa trả lời đúng câu hỏi này. Cô giáo Phạm Bích Thủy đã giải thích cho các em được biết: Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới của quốc gia ven biển chứ không phải đường bờ biển là biên giới biển của nước ta. Mà lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý (1 hải lý tương đương 1.852m) ở phía ngoài đường cơ sở. 

Bà Đỗ Thị Việt Hiền - Hiệu trưởng Trường PTCS Khương Đình cho biết: “Để các câu hỏi đúng luật và bổ ích, nhà trường đã nhờ các chuyên gia, cố vấn pháp luật của Phòng Tư pháp, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân giúp đỡ. Cuộc thi được tổ chức ở nhiều mảng, lĩnh vực không tạo cho học sinh sự nhàm chán, mà giúp các các em tìm hiểu, nắm pháp luật, học pháp luật một cách dễ hiểu và thiết thực nhất. Cuộc thi đã trang bị cho các em học sinh những kiến thức cơ bản về pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức về ý thức chấp hành pháp luật, nhen lên tình yêu biển đảo và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo, hun đúc thêm ý thức, ý chí bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trên biển trong mỗi học sinh”. 

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.