Hoàn thiện khung pháp lý góp phần hạn chế suy giảm đa dạng sinh học

Hoàn thiện khung pháp lý góp phần hạn chế suy giảm đa dạng sinh học
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện nhiều cam kết và hành động mạnh mẽ để ngăn chặn, đẩy lùi sự suy giảm đa dạng sinh học, nâng cao nhận thức xã hội, kêu gọi chung tay nhằm xây dựng tương lai “sống hài hòa với thiên nhiên” vào năm 2050.

Hiện thực hóa cam kết bằng khung pháp lý

Theo các báo cáo của Liên Hợp quốc, nguyên nhân gây mất đa dạng sinh học do thay đổi phương thức sử dụng đất và biển, biến đổi khí hậu, các hoạt động như nông nghiệp không bền vững, ô nhiễm và sự xâm lấn của các loài ngoại lai. Những hiện tượng này ngày càng phổ biến và diễn biến phức tạp hơn ở khắp nơi trên thế giới.

Việt Nam vốn được xem là một trong 12 trung tâm đa dạng sinh học, một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất trên toàn cầu với các nguồn gen quý, hiếm. Tuy nhiên, nước ta cũng đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái nhanh về đa dạng sinh học cùng với những thách thức to lớn như ô nhiễm môi trường, suy thoái đất đai, rác thải nhựa đại dương và ảnh hưởng cực đoan từ biến đổi khí hậu.

Nhân dịp Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2023 với chủ đề “Từ thỏa thuận đến hành động: Phục hồi đa dạng sinh học”, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân khẳng định: “Chúng ta phải nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, bảo đảm hài hòa mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên”.

Để chuyển hóa những thách thức và hưởng ứng chủ đề Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm nay, Bộ TN&MT đề nghị các cấp bộ, ngành, địa phương ưu tiên rà soát hoàn thiện hệ thống chính sách, thể chế, chủ trương của Đảng, Nhà nước về quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học; thể chế hóa và nội luật hóa những nội dung điều ước, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam tham gia. Đáng chú ý, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp cần có Kế hoạch hành động về đa dạng sinh học để triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; bảo đảm phù hợp với khuôn khổ, mục tiêu của Khung đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh - Montreal. Qua đó, thực hiện có hiệu quả mục tiêu về Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái tự nhiên của Liên Hợp quốc.

Theo bà Hoàng Thị Thanh Nhàn, Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Khung Đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh - Montreal đã xác định 23 mục tiêu cần đạt được đến năm 2030, với những chỉ tiêu hết sức tham vọng, đòi hỏi các quốc gia trên thế giới cần có hành động quyết liệt, thậm chí cần có những chuyển đổi căn bản để giảm tác động tới đa dạng sinh học. Bên cạnh những nỗ lực của các quốc gia, việc tạo ra các cơ chế hỗ trợ về nguồn lực cho các nước đang và kém phát triển, bao gồm cả cơ chế tài chính, chuyển giao khoa học - công nghệ và tri thức để hỗ trợ các hành động bảo tồn rất quan trọng.

Với vai trò là cơ quan đầu mối đối với Công ước Đa dạng sinh học, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định 3220/QĐ-BTNMT về Kế hoạch thực hiện Quyết định số 149/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Vai trò quan trọng của cộng đồng

Bên cạnh hoàn thiện khung pháp lý, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng nêu rõ, cần tăng cường truyền thông, giáo dục và nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học; nghiên cứu và áp dụng các giải pháp dựa vào tự nhiên, tiếp cận dựa trên hệ sinh thái để bảo vệ, bảo tồn, quản lý và sử dụng bền vững các hệ sinh thái; củng cố và tăng cường hệ thống di sản thiên nhiên thông qua triển khai đồng bộ các quy định pháp luật. Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế sẽ giúp tăng cường năng lực, cơ sở hạ tầng trong việc tiếp cận và kết nối với các bộ, ngành, địa phương. Điều này cũng bảo đảm sự công bằng, toàn diện, hiệu quả và có trách nhiệm của cộng đồng trong việc tham gia và đưa ra các quyết định liên quan đến đa dạng sinh học gắn với văn hóa bản địa tại từng địa phương.

Mặt khác, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) khuyến nghị Việt Nam cần tăng cường sự lãnh đạo của chính phủ các cấp từ quốc gia tới cấp xã/thôn trong công tác bảo tồn. Qua đó, đẩy mạnh hợp tác giữa các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, khu vực tư nhân và cộng đồng; xây dựng các mối quan hệ đối tác mang tính đột phá. Việc xây dựng Kế hoạch tài chính quốc gia cho đa dạng sinh học rất cần thiết để giải quyết thiếu hụt về tài chính. Đồng thời, WWF cũng khuyến nghị cần tăng cường bảo tồn dựa vào cộng đồng và thực hiện các giải pháp giám sát đánh giá, xây dựng hệ thống dữ liệu. Quy trình phê duyệt dự án cần nhanh và đơn giản hơn để có thể tận dụng tối đa nguồn tài trợ cũng như đẩy nhanh các mối quan hệ đối tác cần thiết.

Trong cuộc chiến đẩy lùi sự suy thoái đa dạng sinh học, doanh nghiệp và người tiêu dùng đóng vai trò rất quan trọng. Kết quả nghiên cứu khách hàng năm 2022 của Liên minh Thương mại Sinh học có Đạo đức (UEBT) cho thấy, phần lớn người tiêu dùng ngày nay cảm thấy khủng hoảng đa dạng sinh học là mối quan tâm khẩn cấp, tuy nhiên họ lại ít có niềm tin đối với hành động của doanh nghiệp trong khai thác có đạo đức. Mặt khác, rất nhiều khách hàng mong muốn doanh nghiệp hành động mạnh mẽ hơn để bảo vệ đa dạng sinh học. UEBT khẳng định, các biện pháp đa dạng sinh học sẽ trở nên quan trọng hơn trong hoạt động của bất kỳ chuỗi cung ứng nào, sẽ ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động doanh nghiệp. Hiện tượng này vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Đọc thêm

Miền Trung chủ động ứng phó hạn nặng

Độ mặn nước sông tại cửa thu nước thô vào các Nhà máy nước ở Đà Nẵng đang vượt ngưỡng
(PLVN) - Các đợt nắng nóng gay gắt kéo dài tập trung từ tháng 4 đến tháng 6 tại miền Trung dẫn đến nguy cơ thiếu nước phục vụ dân sinh, sản xuất vụ Đông Xuân và Hè thu tới. Thời gian qua, nhiều tỉnh, thành như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đã tích cực chủ động ứng phó…

Ngày mai (23/4) nơi nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (23/4) nắng nóng tiếp tục duy trì ở nhiều khu vực, riêng khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 39 độ C.

Khi thanh niên 'nghiêm túc' với khí hậu

Trí trình bày tham luận trong Hội nghị quốc tế ASEAN về năng lượng và môi trường tại Indonesia. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Thạc sĩ Đào Mạnh Trí dù vẫn còn rất trẻ nhưng anh đã “bén duyên” và hoạt động trong lĩnh vực khí hậu từ rất sớm, đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ xã hội. Câu chuyện của anh không dừng ở cuộc hành trình cá nhân mà hoà chung vào dòng chảy của một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết và cống hiến cho công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng quốc gia và toàn cầu.

Chiều tối nay, Bắc Bộ có mưa rào

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, chiều tối và đêm nay, 20/4, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 4 - Chủ động ứng phó sạt trượt đất mùa mưa 2024

Năm 2023, Lâm Đồng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do sạt trượt đất gây ra.
(PLVN) - Lâm Đồng chuẩn bị bước vào mùa mưa 2024 với nhiều dự báo khó lường về tình trạng sạt trượt đất. Vậy giải pháp căn cơ xử lý hiệu quả lâu dài tình trạng sạt trượt, hạn chế tối đa thiệt hại do sạt trượt là gì? Ông Nguyễn Ngọc Phúc – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam liên quan nội dung này.

Nắng nóng ở các khu vực bao giờ kết thúc?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (20/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở khác khu vực. Từ ngày 21/4 khu vực Bắc Bộ sẽ có mưa dông cục bộ, ngày trời nắng. Từ ngày 23-24/4 khu vực Bắc Trung Bộ nắng nóng suy giảm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 2 - Nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.