“Hoa thi đua” yêu nước "nở rộ" toàn quốc

Sáng nay, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII long trọng diễn ra tại Hà Nội, trong không khí toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang ra sức thi đua phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2006-2010) lập thành tích chào mừng Đại hội lần thứ XI của Đảng CSVN.

Sáng nay, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII long trọng diễn ra tại Hà Nội, trong không khí toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang ra sức thi đua phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2006-2010) lập thành tích chào mừng Đại hội lần thứ XI của Đảng CSVN.

Cùng với nhiều sự kiện trọng đại của năm 2010, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần này có ý nghĩa quan trọng, tiếp nối truyền thống của bảy lần Đại hội trước, tiếp tục nhận thức sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, đồng thời khẳng định những quan điểm đúng đắn của Đảng và Nhà nước về thi đua, khen thưởng trong công cuộc đổi mới đất nước.

Phong trào thi đua nở rộ trên toàn quốc 

Trên cơ sở thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW và Chỉ thị số 39-CT/TW của Bộ Chính trị về công tác thi đua khen thưởng và Luật Thi đua khen thưởng, nhiều phong trào thi đua trên phạm vi cả nước đã được tổ chức và diễn ra với nội dung bám sát nhiệm vụ chính trị, tiêu chí, hình thức từng bước được đổi mới như mở rộng các hình thức thi đua theo chuyên đề, thi đua theo đợt, thi đua ngắn ngày, thi đua liên kết trên các công trình trọng điểm quốc gia, thi đua lập thành tích chào mừng các ngày kỷ niệm lớn của đất nước... 

Đại biểu trẻ nhất là Trần Ngọc Diễm Huyền (10 tuổi, học sinh lớp 5 Tiểu học Nam Thành công, Hà Nội). Trong ảnh: Diễm Huyền được tặng bằng khen Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ VII - 2010.
Đại biểu trẻ nhất là Trần Ngọc Diễm Huyền (10 tuổi, học sinh lớp 5 Tiểu học Nam Thành công, Hà Nội). Trong ảnh: Diễm Huyền được tặng bằng khen Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ VII - 2010.

Đặc biệt, sau khi Bộ Chính trị, Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa X phát động Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các phong trào thi đua đã gắn với việc triển khai thực hiện Cuộc vận động và đem lại hiệu quả thiết thực.

Trong 5 năm 2006-2010, các ngành nội chính đóng góp nhiều công sức và thành công của phong trào thi đua thông qua việc đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

Với chức năng, nhiệm vụ đặc thù của các Bộ, ngành Nội chính đã có nhiều sáng kiến, tổng kết kinh nghiệm, tổ chức các phong trào thi đua nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, góp phần quan trọng vào việc củng cố, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị - xã hội.

Thông qua các phong trào thi đua, đã có nhiều tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc, được Nhà nước, các cấp, các ngành khen thưuởng. Hội đồng thi đua khen thưởng và tổ chức bộ máy thi đua, khen thưởng các cấp được kiện toàn, củng cố hoạt động ngày càng có hiệu quả, các cơ quan truyền thông đại chúng có nhiều hình thức tuyên truyền, biểu dương gương người tốt, việc tốt trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Một nhân tố cơ bản nữa đã góp phần không nhỏ vào sự thành công của phong trào thi đua yêu nước trong thời gian qua, đó là các chủ trương chính sách về thi đua được đổi mới, kiện toàn. Đặc biệt, công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng đã có bước đổi mới tiến bộ.

Cùng với Luật Thi đua khen thưởng, các Nghị định hướng dẫn, các Quy chế hoạt động của Hội đồng thi đua khen thưởng trung ương, các Thông tư, Quyết định của các Bộ, ngành, địa phương... đã được ban hành để làm kim chỉ nam cho phong trào, làm tiền đề vững chắc cho những “đóa hoa thi đua” nở rộ trên toàn quốc.

Tươi thắm những đóa hoa của phong trào

Về dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần này, có 1.500 đại biểu, là những người ưu tú, tiêu biểu cho phong trào thi đua yêu nước trên cả nước, trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng, nội chính, đối ngoại; của các Ban, Bộ, ngành, Mặt trật tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể trung ương và các địa phương...

Chiếm 67% (1.001 người) trong số 1.500 đại biểu là các điển hình tiên tiến, tiêu biểu xuất sắc trên các lĩnh vực đời sống, xã hội. Họ là những tài năng trẻ, thiếu niên nhi đồng xuất sắc, đại diện các tôn giáo, nhân sỹ, thầy thuốc, nghệ sỹ, người có công với cách mạng, người khuyết tật vượt khó vươn lên, đại biểu tiêu biểu của các Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”...

Trong số những đại biểu về dự Đại hội, người cao tuổi nhất là Giáo sư, Anh hùng lao động Vũ Khiêu 94 tuổi và người trẻ tuổi nhất là em Trần Ngọc Diễm Huyền (10 tuổi, học sinh lớp 5 trường Tiểu học Nam Thành Công, Hà Nội).

Con số 1.500 đại biểu về dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII cho thấy, công tác xây dựng và nhân rộng các điển hình yêu nước trong 5 năm qua đã có những bước chuyển biến tích cực. Các cấp ủy, tổ chức Đảng, lãnh đạo chính quyền, đoàn thể các cấp đã coi việc phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến là một trong những động lực tinh thần quan trọng để thi đua, khen thưởng đi vào đời sống của nhân dân.

Bên cạnh đó, với sự chung tay góp sức của các cơ quan thông tin đại chúng, công tác tuyên truyền nêu gương các điển hình tiên tiến đã thực sự góp phần nâng cao và phát huy nền tảng giá trị văn hóa, qua đó tác động hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực trong xã hội.

Xuân Hoa

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...