Việc Hòa Phát Hà Nội chính thức chuyển giao cho Hà Nội ACB vẫn là thông tin “sốc” đối với nhiều người. Vì không ai chẳng biết “bầu” Tuấn và “bầu” Long đã đổ bao nhiêu công sức, tiền bạc để xây dựng nên Hòa Phát Hà Nội, từ việc chăm lo cho công tác đào tạo trẻ, mua sắm các cầu thủ có chất lượng trong những mùa bóng vừa qua.
Hòa Phát HN quyết định bỏ bóng đá vì quá mỏi mệt.
“Sau gần 10 năm gắn bó với bóng đá Việt Nam, chúng tôi nhận thấy bóng đá hiện tại đã có quá nhiều sự thay đổi, chúng tôi, đặc biệt là những người trong tập đoàn Hòa Phát, cảm thấy mệt mỏi, chán nản với bóng đá nên chúng tôi xin rút lui, để Hà Nội ACB tiếp quản đội bóng. Nhưng chúng tôi chắc chắn rằng mọi hợp đồng của các cầu thủ và HLV của Hòa Phát HN sẽ được giải quyết minh bạch”, lời chủ tịch CLB Hòa Phát HN, ông Nguyễn Mạnh Tuấn.
“Bầu” Tuấn và “bầu” Long của Hòa Phát HN đột nhiên quyết định nghỉ chơi. Sau 8 năm làm bóng đá, tập đoàn Hòa Phát đã bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để xây dựng đội bóng. Mới đây, đội bóng thủ đô đã không tiếc tiền để xây dựng hẳn khu liên hợp thể thao hoành tráng rộng gần 3 ha nằm dọc trên quốc lộ 5 với các trang thiết bị máy móc tối tân như sân tập, khu hồi phục, giải trí… Sau mỗi năm, Hòa Phát HN lại tuyển các chọn tài năng trẻ ở khắp các lứa tuổi khu vực Bắc miền Trung.
Vậy thì vì sao Hòa Phát HN bỏ bóng đá? Có lẽ BTC giải là những người có câu trả lời chính xác nhất chăng? Ở vài mùa bóng gần đây, thầy trò ông Vinh “Nghệ” đều bị các trọng tài xử ép, bằng chứng là trận gặp V.Hải Phòng cuối mùa bóng 2011, chưa kể đến chuyện “xin”, “cho”, “mua”, “bán” điểm đang diễn ra ở khắp các sân chơi V.League. Đến người hiền lành như ông Vinh còn ‘ức hộc máu’ chứ nói chi đến các ông bầu. Cũng thật dễ hiểu cho Hòa Phát HN khi họ muốn chơi thứ bóng đá sạch.
Nghiễm nhiên Hà Nội ACB sẽ được quyền trở lại V.League 2012 sau khi được người bạn láng giềng chuyển giao. Đến thời điểm hiện tại, đội bóng của bầu Kiên đã hoàn tất thủ tục, kiểm kê toàn bộ cơ sở vật chất của Hòa Phát HN hiện có. Dự kiến trong ngày hôm nay (8/9), HLV Nguyễn Thành Vinh sẽ có buổi họp mặt chính thức với lãnh đạo Hà Nội ACB và Hòa Phát HN để giải quyết hợp đồng của ông và đội bóng cũ vẫn còn 1 năm. Chuyện đi hay ở của HLV xứ Nghệ vẫn chưa thể quyết định.
Tuy “bầu” Tuấn đã công bố sẽ rạch ròi trong chuyện hợp đồng, lương thưởng với các cầu thủ cũng như HLV nhưng hầu hết cầu thủ Hòa Phát HN đều rất hoang mang trước sự thật này. Đội trưởng Đinh Thanh Trung nói: “Biết được thông tin trên em cũng rất buồn, nhiều đồng đội gọi điện hỏi bây giờ làm thế nào, em cũng không biết trả lời sao nữa. Hợp đồng của em và Hòa Phát HN đến tháng 1 sẽ kết thúc, nhưng có quá nhiều kỷ niệm của em về đội bóng thủ đô, chia tay đội bóng em rất buồn nhưng ban lãnh đạo đã quyết định”.
Như vậy, sau 11 năm bước trên con đường chuyên nghiệp, bóng đá Việt Nam có tất cả 23 đội bóng nhưng 5 trong số đó đã bị xóa sổ là Ngân hàng Đông Á, Quân khu 4, LS. Thanh Hóa, Thể Công và bây giờ là Hòa Phát HN. Sự chia tay để lại nhiều tiếc nuối nhất là Thể Công, sau 6 mùa bóng dự V.League, họ chuyển giao cho bóng đá Thanh Hóa và cái tên Thể Công chỉ còn trong ký ức.
“Sau gần 10 năm gắn bó với bóng đá Việt Nam, chúng tôi nhận thấy bóng đá hiện tại đã có quá nhiều sự thay đổi, chúng tôi, đặc biệt là những người trong tập đoàn Hòa Phát, cảm thấy mệt mỏi, chán nản với bóng đá nên chúng tôi xin rút lui, để Hà Nội ACB tiếp quản đội bóng. Nhưng chúng tôi chắc chắn rằng mọi hợp đồng của các cầu thủ và HLV của Hòa Phát HN sẽ được giải quyết minh bạch”, lời chủ tịch CLB Hòa Phát HN, ông Nguyễn Mạnh Tuấn.
“Bầu” Tuấn và “bầu” Long của Hòa Phát HN đột nhiên quyết định nghỉ chơi. Sau 8 năm làm bóng đá, tập đoàn Hòa Phát đã bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để xây dựng đội bóng. Mới đây, đội bóng thủ đô đã không tiếc tiền để xây dựng hẳn khu liên hợp thể thao hoành tráng rộng gần 3 ha nằm dọc trên quốc lộ 5 với các trang thiết bị máy móc tối tân như sân tập, khu hồi phục, giải trí… Sau mỗi năm, Hòa Phát HN lại tuyển các chọn tài năng trẻ ở khắp các lứa tuổi khu vực Bắc miền Trung.
Vậy thì vì sao Hòa Phát HN bỏ bóng đá? Có lẽ BTC giải là những người có câu trả lời chính xác nhất chăng? Ở vài mùa bóng gần đây, thầy trò ông Vinh “Nghệ” đều bị các trọng tài xử ép, bằng chứng là trận gặp V.Hải Phòng cuối mùa bóng 2011, chưa kể đến chuyện “xin”, “cho”, “mua”, “bán” điểm đang diễn ra ở khắp các sân chơi V.League. Đến người hiền lành như ông Vinh còn ‘ức hộc máu’ chứ nói chi đến các ông bầu. Cũng thật dễ hiểu cho Hòa Phát HN khi họ muốn chơi thứ bóng đá sạch.
Nghiễm nhiên Hà Nội ACB sẽ được quyền trở lại V.League 2012 sau khi được người bạn láng giềng chuyển giao. Đến thời điểm hiện tại, đội bóng của bầu Kiên đã hoàn tất thủ tục, kiểm kê toàn bộ cơ sở vật chất của Hòa Phát HN hiện có. Dự kiến trong ngày hôm nay (8/9), HLV Nguyễn Thành Vinh sẽ có buổi họp mặt chính thức với lãnh đạo Hà Nội ACB và Hòa Phát HN để giải quyết hợp đồng của ông và đội bóng cũ vẫn còn 1 năm. Chuyện đi hay ở của HLV xứ Nghệ vẫn chưa thể quyết định.
Tuy “bầu” Tuấn đã công bố sẽ rạch ròi trong chuyện hợp đồng, lương thưởng với các cầu thủ cũng như HLV nhưng hầu hết cầu thủ Hòa Phát HN đều rất hoang mang trước sự thật này. Đội trưởng Đinh Thanh Trung nói: “Biết được thông tin trên em cũng rất buồn, nhiều đồng đội gọi điện hỏi bây giờ làm thế nào, em cũng không biết trả lời sao nữa. Hợp đồng của em và Hòa Phát HN đến tháng 1 sẽ kết thúc, nhưng có quá nhiều kỷ niệm của em về đội bóng thủ đô, chia tay đội bóng em rất buồn nhưng ban lãnh đạo đã quyết định”.
Như vậy, sau 11 năm bước trên con đường chuyên nghiệp, bóng đá Việt Nam có tất cả 23 đội bóng nhưng 5 trong số đó đã bị xóa sổ là Ngân hàng Đông Á, Quân khu 4, LS. Thanh Hóa, Thể Công và bây giờ là Hòa Phát HN. Sự chia tay để lại nhiều tiếc nuối nhất là Thể Công, sau 6 mùa bóng dự V.League, họ chuyển giao cho bóng đá Thanh Hóa và cái tên Thể Công chỉ còn trong ký ức.
Theo GDVN