Hoa Kỳ giao J&J phụ trách nhà máy sản xuất vắc xin COVID-19

Sau sự cố làm hỏng 15 triệu liều vaccine COVID-19, Mỹ không cho nhà sản xuất thuốc AstraZeneca của Anh sử dụng cơ sở Resolution BioSolutions (ở Baltimore). Ảnh: Reuters
Sau sự cố làm hỏng 15 triệu liều vaccine COVID-19, Mỹ không cho nhà sản xuất thuốc AstraZeneca của Anh sử dụng cơ sở Resolution BioSolutions (ở Baltimore). Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hoa Kỳ đã giao Johnson và Johnson phụ trách một nhà máy nơi 15 triệu liều vaccine COVID-19 bị hỏng và không để nhà sản xuất thuốc AstraZeneca của Anh sử dụng cơ sở này.

J&J cho biết họ “chịu hoàn toàn trách nhiệm” đối với nhà máy Resolution BioSolutions (ở Baltimore), đồng thời nhắc lại rằng cơ sở này sẽ cung cấp 100 triệu liều cho Chính phủ vào cuối tháng Năm. Bộ Y tế & Dịch vụ Nhân sinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thay đổi này.

AstraZeneca, công ty có vắc xin chưa được phê duyệt ở Hoa Kỳ, cho biết họ sẽ làm việc với chính quyền của Tổng thống Joe Biden để tìm một địa điểm thay thế để sản xuất vắc xin.

Tờ Times cho biết, đầu tuần trước, các công nhân tại nhà máy Resolution BioSolutions đã tổng hợp các thành phần cho vắc xin J&J và AstraZeneca. J&J cho biết vào thời điểm đó, lô vaccine hỏng chưa đến giai đoạn hoàn thiện.

Dẫn lời hai quan chức y tế cấp cao của liên bang tờ Times cho biết, động thái của Chính phủ để cơ sở chỉ sản xuất vắc-xin J&J một liều nhằm tránh sự cố như việc pha trộn dẫn đến làm hỏng 15 triệu liều vaccine như vừa qua.

Hoa Kỳ có các hợp đồng cho vay để gửi cho Mexico và Canada khoảng 4 triệu liều vaccine AstraZeneca, được sản xuất tại cơ sở của hãng này ở Hoa Kỳ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.