Hòa giải cơ sở: Cần nhiều hơn những tấm lòng

Hòa giải cơ sở: Cần nhiều hơn những tấm lòng
(PLO) -  Cần nhận thức rõ: hòa giải ở cơ sở là một trong các cơ chế giải quyết xung đột xã hội rất nhân văn, ít tốn kém, hiệu quả cao, giá trị bền vững; là nội dung, phương thức thực hiện dân chủ hóa đời sống của người dân tại cộng đồng. Duy trì, củng cố, phát triển hòa giải ở cơ sở là trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân, là  nhiệm vụ của các cấp, các ngành, tổ chức, đoàn thể, trong đó Mặt trận Tổ quốc giữ vai trò nòng cốt.

Trong những năm qua, hoà giải ở cơ sở luôn được Đảng, Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân quan tâm, tạo điều kiện duy trì, củng cố và phát triển. Nhờ vậy, đến nay hầu hết các thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố trong cả nước đều có tổ hòa giải ở cơ sở. Hòa giải góp phần giải quyết có hiệu quả các tranh chấp, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở; củng cố, duy trì, phát triển khối đoàn kết, đạo lý truyền thống tốt đẹp, thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

Tính đến hết tháng 12/2017, cả nước có 107.561 tổ hòa giải với 651.215 hòa giải viên. Hàng năm, đội ngũ hòa giải viên trên cả nước đã thực hiện hòa giải phần lớn các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải trong cộng đồng dân cư. Tỷ lệ hòa giải thành trung bình đạt gần 80%. Hòa giải góp phần giảm thiểu vi phạm pháp luật, khiếu nại, tố cáo, áp lực cho cơ quan nhà nước; tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của cho Nhà nước và nhân dân; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, tạo sự đồng thuận xã hội, ổn định, phát triển đất nước. 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hòa giải ở cơ sở vẫn còn gặp khó khăn, tồn tại, hạn chế, bất cập:

Thứ nhất, hòa giải ở cơ sở chưa thực sự được coi trọng; chưa được ứng xử đầy đủ như với một trong các cơ chế giải quyết xung đột xã hội. 

 Thứ hai, chất lượng, hiệu quả hòa giải ở cơ sở chưa cao, không đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống. Nhiều mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở chưa được phát hiện, hoặc được phát hiện nhưng chưa được hòa giải, hòa giải không kịp thời, hòa giải không thành, trở lên nghiêm trọng, gay gắt“cái sảy nảy cái ung“. 

Thứ ba, đội ngũ hòa giải viên thường xuyên biến động. Trình độ học vấn, kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải của đa số hòa giải viên còn thấp. Trong quá trình hòa giải, vẫn còn tình trạng hòa giải viên vi phạm quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, gây tác động tiêu cực đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, giảm chất lượng, hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở và tính nghiêm minh của pháp luật, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Những khó khăn, tồn tại, hạn chế, bất cập nói trên bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ yếu: vị trí, vai trò, ý nghĩa xã hội, nhân văn của hòa giải ở cơ sở chưa được nhận thức đầy đủ, đúng tầm; thể chế, chính sách chưa thực sự đồng bộ, có chỗ chưa phù hợp; quản lý nhà nước còn bất cập, thiếu hiệu quả. Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận chưa thường xuyên, thiếu chủ động. Cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể ở một số địa phương chưa thật sự quan tâm...

Để tiếp tục phát huy những giá trị nhân văn cao đẹp, khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập trong thời gian qua, hòa giải ở cơ sở cần có bước phát triển mạnh mẽ, trong đó tập trung thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu sau:

Tiếp tục phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, ý nghĩa xã hội, nhân văn của hòa giải ở cơ sở. Cần nhận thức rõ: hòa giải ở cơ sở là một trong các cơ chế giải quyết xung đột xã hội rất nhân văn, ít tốn kém, hiệu quả cao, giá trị bền vững; là nội dung, phương thức thực hiện dân chủ hóa đời sống của người dân tại cộng đồng. Duy trì, củng cố, phát triển hòa giải ở cơ sở là trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân, là  nhiệm vụ của các cấp, các ngành, tổ chức, đoàn thể, trong đó Mặt trận Tổ quốc giữ vai trò nòng cốt.

Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ hòa giải, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở; hướng dẫn, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, tổ chức, đoàn thể trong công tác hòa giải ở cơ sở. Nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh, khắc phục kịp thời những hạn chế, bất cập của Luật Hòa giải ở cơ sở, các văn bản hướng dẫn thi hành và các quy định pháp luật liên quan, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, phù hợp cho hòa giải ở cơ sở.

Hoàn thiện việc xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và sau khi được phê duyệt, khẩn trương triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Kiện toàn và nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2018-2025”.

Các cơ quan, tổ chức có liên quan cần chủ động thực hiện đúng trách nhiệm quản lý nhà nước về hòa giải cơ sở; quan tâm bố trí, hỗ trợ kinh phí, trước hết bảo đảm chi thù lao cho hòa giải viên và tổ hòa giải hoạt động theo quy định của pháp luật; tích cực huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài hỗ trợ cho hoạt động hòa giải phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế tại bộ, ngành, đoàn thể, địa phương.

Thực hiện tốt việc đánh giá nội dung kết quả công tác hòa giải ở cơ sở trong tiêu chí về xây dựng xã nông thôn mới (Mục 18.5 tiêu chí thứ 18 Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020).

Đọc thêm

Hoàn thiện quy định về phân cấp, phân quyền giữa trung ương và chính quyền địa phương

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Chiều 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức họp H ội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) với sự chủ trì của Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh. Về phía cơ quan chủ trì lập đề nghị có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cùng đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.

Giải lan toả kết quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban tổ chức phát biểu tại buổi lễ.
(PLVN) - Thiết thực hướng đến Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống của ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2025) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), phát huy vai trò của báo chí, nâng cao chất lượng công tác thông tin truyền thông, góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển, sáng 22/11, Bộ Tư pháp phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất (gọi chung là Giải báo chí).

Bộ Pháp điển Việt Nam: Giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách

Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Bộ Pháp điển Việt Nam là một công cụ tra cứu pháp luật hữu ích trong Kỷ nguyên mới. Việc Công bố và đưa Bộ Pháp điển vào cuộc sống là một trong các giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách, giảm chi phí tuân thủ pháp luật đồng thời mở ra những nguồn lực, tạo nên sức mạnh, hiệu quả cao trong việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật…

Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí”

Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ tư pháp Phan Hồng Nguyên phát biểu khai mạc Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, tại tỉnh Sóc Trăng, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến thí điểm xây dựng mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí” với sự chủ trì của đồng chí Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng.

Xác định đúng và trúng giải pháp để đưa công tác xây dựng pháp luật lên tầm cao mới

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu khai mạc phiên họp.
(PLVN) - Ngày 21/11, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Hội đồng khoa học Bộ với chủ đề “Nhận diện những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp trên cơ sở các phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây và Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp”. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Thư ký thi hành án Trần Văn Toán và những kỷ niệm “cưỡng chế” nhớ đời!

Anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
(PLVN) -“Phải nhìn nhận, trong giai đoạn hiện nay hoạt động Thi hành án dân sự (THADS) vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn nhất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm cho đội ngũ Chấp hành viên khi tổ chức thi hành án” là chia sẻ của anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

TS Lê Việt Nga: Người góp sức mở những “cung đường” cho hàng Việt vươn xa

TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)
(PLVN) -  Chỉ từ một lời “rủ rê” mà TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có 13 năm gắn bó với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Từ cuộc vận động này, cùng với nỗ lực, nhiệt huyết và tình yêu với hàng Việt của TS. Lê Việt Nga mà hàng Việt đã có một “cuộc trường chinh vạn dặm” vượt ra khỏi biên giới quốc gia, xuất hiện trên kệ những hệ thống siêu thị lớn nhất trên thế giới…

Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu kết luận phiên họp.
(PLVN) -Ngày 20/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.