Hổ không phải là heo

Hổ không phải là heo
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Vụ phát giác, bắt giữ gần 20 con hổ trưởng thành được nuôi nhốt dưới tầng hầm một gia đình nằm giữa khu dân cư tại xóm Nam Vực, xã Đô Thành, huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) vào rạng sáng ngày 4/8/2021 khiến dư luận không chỉ sững sờ, tò mò, mà còn có những ý kiến rất “cắc cớ”.

Nơi phát hiện vụ nuôi nhốt hổ trái phép là ngôi nhà hai tầng, có xây một khu vực như tầng hầm dùng để nuôi hổ, hoàn toàn cách âm với bên ngoài nên khó bị phát hiện.

Hàng xóm cho rằng dù ở giữa làng nhưng hiếm khi hàng xóm nghe thấy tiếng động lạ hoặc như tiếng hổ gầm; trong nhà này còn con, cháu nhỏ, nên có nằm mơ nhiều người cũng không nghĩ đây là “trại hổ”, mà toàn những con hổ trưởng thành nặng đến hơn 200kg.

Thông thường, một con hổ ngoài tự nhiên phải 3-5 tuổi mới đạt trọng lượng trên 100kg. Nhưng nếu được nuôi nhốt cho ăn thì phát triển nhanh hơn, trọng lượng vài tạ.

Theo nhiều chuyên gia, có thể gia đình trên đã “nhập khẩu” “công nghệ” nuôi hổ từ một số “cơ sở bảo tồn” bên Lào chuyên nuôi hổ. Thức ăn cho hổ gồm thịt bò, xương bò, thịt gà, chân gà… Hổ trẻ đang nuôi lớn ăn xương bò, chân gà, thịt bò tươi. Hổ già chủ yếu ăn xương cho “bổ xương”. Con nào phát hiện tăng cân nhanh thì giảm khẩu phần. Hổ đực béo quá sẽ lười vận động, hổ cái béo núng ních sẽ khó sinh sản

Vòng đời con hổ nuôi chỉ trong 20 năm, sau đó yếu dần rồi tự chết. Hổ càng già, xương càng dày, chắc. Lớp hổ “trẻ” lên thay hổ “bố, mẹ” bắt đầu từ tuổi thứ 3, có thể sinh sản để “cung ứng giống” cho các cơ sở nuôi hổ trái phép.

Lớp hổ này có thể bị bán bất cứ lúc nào nếu được giá, hoặc bán nguyên con (tiêm thuốc mê), hoặc bán con đã chết. Hổ chết thì phải cho vào thùng đông lạnh, vừa dễ vận chuyển, vừa ăn gian bơm được nước vào trước khi ướp lạnh.

Hổ cái sinh sản khá dày. 5 tháng một lần sinh. Bình quân một năm hai lứa rưỡi. Một lần sinh từ 1-3 con. Hổ sinh nhiều nhưng tỷ lệ chết lên đến 70%, được ngâm rượu nguyên con.

“Công nghệ” như vậy, thì quả là nuôi hổ mà như… nuôi heo. Thế nhưng người nuôi “heo – hổ” trái phép tại Việt Nam là vi phạm Điều 244 BLHS, có thể bị phạt đến 15 năm tù. Nuôi hổ dễ dàng như nuôi heo, có thể cho hổ sinh đàn nở đống như vậy, sao vẫn trái phép, sao vẫn là tội phạm?

Căn nguyên ở chỗ loài hổ đang có nguy cơ tuyệt chủng và biến mất vĩnh viễn khỏi địa cầu. Số lượng hổ trên thế giới giảm 95% trong vòng 100 năm qua. Một trong những nguyên nhân là quan niệm của nhiều người phương Đông sử dụng các sản phẩm chế tạo từ hổ như là “thuốc bổ dưỡng tốt cho sức khoẻ”. Suốt nhiều thập kỷ, các bộ phận cơ thể hổ được sử dụng trong các loại thuốc Đông y, khiến giao dịch chợ đen nhộn nhịp. Người ta tận diệt hổ để phục vụ nhu cầu “bồi bổ” của một số người.

Sự tồn tại của những trại nuôi hổ trái phép càng làm gia tăng nhu cầu của nhóm đối tượng trên, khiến những con hổ bị biến thành “heo”, lại gây nguy hại cho số ít những cá thể hổ hoang dã còn lại. Các trại nuôi hổ trái phép không giúp ích gì cho việc bảo tồn hổ hoang dã; mà việc lén lút buôn bán các sản phẩm từ hổ càng kích thích nhu cầu bất hợp pháp, làm gia tăng hoạt động săn bắt trộm, dẫn tới sự tuyệt chủng của hổ hoang dã. Hàng trăm nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đều đã khẳng định quan điểm trên qua các Công ước quốc tế.

Nói tóm lại, hổ không phải là heo, nên ngoài mục đích bảo tồn, không ai có quyền nuôi nhốt.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Lâm Đồng nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Hậu quả nặng nề từ sự cố sạt trượt đất

Cùng với tốc độ phát triển nhanh, vấn đề sạt trượt là thách thức của Lâm Đồng.
(PLVN) - Chưa bao giờ sự cố sạt trượt đất lại gây ra nhiều hậu quả nặng nề như năm 2023, nhất là với tỉnh Lâm Đồng. Các sự cố xảy ra liên tiếp, không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn cướp đi sinh mạng của nhiều người, gây ra những nỗi đau khó khắc phục.

Ngày mai, 17/4, khu vực nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (17/4), nắng nóng tiếp tục duy trì ở Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa đến Phú Yên, Tây Nguyên, Nam Bộ. Nhiệt độ cao nhất tại những khu vực này phổ biến 35 – 38 độ C, có nơi trên 39 độ C.

'Hiu hắt' tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Hà Nội

Hơn 2 tháng đưa vào sử dụng, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp ở Hà Nội vắng người qua lại.
(PLVN) - Hơn 2 tháng được khánh thành và đưa vào hoạt động, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp tại Hà Nội vắng vẻ, ít người qua lại. Nhiều điểm trên đường thành nơi tập kết rác bừa bãi, gây mất mỹ quan đô thị.

Đừng để rừng già trở thành điều “từng là”...

Hoa hậu H’Hen Niê đã góp 1.000 cây cho rừng Bến En trích từ cát xê lần đi hát đầu tiên. (Ảnh: Gaia).
(PLVN) - Xin trích lời bài hát “Nhạc của rừng” của ca sĩ Đen Vâu đã và đang đứng top thịnh hành nhiều bảng xếp hạng âm nhạc và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả làm tiêu đề cho bài viết này. Tháng 3/2024, Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh do hạn chế mất rừng và suy thoái rừng. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán này.