Hiệu quả từ việc nâng cao chất lượng cải cách hành chính của Tư pháp Đồng Tháp

(PLVN) -  Thời gian qua, Sở Tư pháp tỉnh Đồng Tháp có nhiều giải pháp tích cực đẩy mạnh hiệu quả và chất lượng công tác Cải cách hành chính (CCHC). Nổi bật là giảm thủ tục, giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính. Từ đó, góp phần giảm nhẹ “gánh nặng” về thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.

Xác định CCHC là nhiệm vụ trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, thời gian qua, Sở Tư pháp tỉnh Đồng Tháp đã đề ra nhiều giải pháp đẩy mạnh hiệu quả công việc. Đồng thời, Sở “hiến kế” khắc phục những khó khăn, hạn chế còn tồn tại. Trong đó, tập trung 6 nội dung trọng tâm như, "Cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, cải cách chế độ công vụ, cải cách tài chính công, xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số".

Trợ giúp viên pháp lý tư vấn, hỗ trợ người dân

Trợ giúp viên pháp lý tư vấn, hỗ trợ người dân

Có thể nói, xu hướng công nghệ 4.0 ngày càng phát triển, việc ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện các thủ tục hành chính công trực tuyến được xem là giải pháp tối ưu rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục, giảm gánh nặng, áp lực cho cán bộ công chức. Tuy nhiên, trên thực tế người dân còn ngần ngại và xa lạ với cách làm này. Phần lớn vẫn chọn cách làm “truyền thống” theo lối cũ. Để tháo gỡ vướng mắc này, Sở Tư pháp Đồng Tháp chỉ đạo Chi đoàn của Sở thực hiện mô hình “Công dân không viết”. Theo đó, cử đoàn viên trực tại Trung tâm Hành chính công của UBND tỉnh để hỗ trợ tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ thủ tục hành chính trực tuyến và số hóa hồ sơ. Cách làm này đã giúp nâng cao tỷ lệ nộp hồ sơ trực tuyến, Năm 2023, tỷ lệ này đạt đến 37%. Trong quý 1/2024, tiếp tục có sự tăng trưởng vượt bậc. Điều này đánh dấu sự nỗ lực và không ngừng cố gắng của ngành Tư pháp Đồng Tháp trong CCHC.

Tiếp đó, Sở Tư pháp Đồng Tháp còn thực hiện mô hình trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh. Theo đó, Sở chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh phối hợp Thanh tra, Văn phòng UBND tỉnh, Hội Luật gia và Đoàn Luật sư tỉnh tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý tại Trụ sở tiếp công dân. Các đơn vị sẽ luân phiên cử người trực tại trụ sở tiếp công dân, khi có người dân đến khiếu nại, tố cáo sẽ giải thích, tư vấn pháp luật trước cho người dân. Việc làm trên giúp người dân biết được những vụ việc nào vượt cấp, không đúng thẩm quyền từ đó hướng dẫn người dân thực hiện cho đúng.

Ngoài ra, việc làm nói trên còn giúp giảm tải công việc cho bộ phận tiếp công dân. Được biết, trong năm 2023, Sở thực hiện được 73 vụ việc. Trong đó vụ việc dân sự chiếm 51 vụ, còn hành chính chiếm 18 vụ. Bên cạnh đó, Sở còn quan tâm, chỉ đạo việc thu gọn đầu mối, bảo đảm tinh gọn hợp lý, xây dựng đề án tổ chức lại Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ .

Đoàn viên trực tại Trung tâm Hành chính công tỉnh để hỗ trợ tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ thủ tục hành chính trực tuyến và số hóa hồ sơ

Đoàn viên trực tại Trung tâm Hành chính công tỉnh để hỗ trợ tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ thủ tục hành chính trực tuyến và số hóa hồ sơ

Bà Lê Thị Hồng Phượng – Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Đồng Tháp cho biết, công tác CCHC trên địa bàn Đồng Tháp rất được lãnh đạo tỉnh quan tâm. Theo đó Sở đã thực hiện tốt công tác CCHC trên tất cả các lĩnh vực như, trả kết quả đúng hẹn, không gây phiền hà cho người dân. Kết quả Chỉ số CCHC của Sở Tư pháp từng bước được nâng cao, năm sau cao hơn năm trước. Qua đó, thể hiện tinh thần trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương, của lực lượng thực hiện nhiệm vụ. Những nỗ lực CCHC của Sở Tư pháp góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Theo bà Phượng, thời gian tới ngành tư pháp Đồng Tháp sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả các mô hình CCHC tại cơ quan. Đặc biệt, Sở sẽ tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, sự năng động cho cán bộ công chức. Đồng thời, Sở sẽ thường xuyên rà soát, đánh giá các thủ tục hành chính để kiến nghị đơn giản hóa hoặc loại bỏ những thủ tục rườm rà, không cần thiết. Qua đó, giảm chi phí, rút ngắn thời gian giải quyết, bảo đảm công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp và người dân.

Ngoài ra, Sở cũng tiếp tục rà soát các quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh Tư pháp để kịp thời đề nghị bãi bỏ, thay thế, bổ sung cho phù hợp với quy định. Đặc biệt, Sở đẩy mạnh tuyên truyền về dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực Tư pháp, nhất là đối với thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch Tư pháp, đảm bảo tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến theo cam kết với UBND tỉnh.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp trước nhà của đồng chí Võ Văn Kiệt tại Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam.

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp về nguồn, thăm Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam

(PLVN) - Ngày 26/4, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Tây Ninh và nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp gồm đại diện Bộ Tư pháp, Học Viện tư pháp cơ sở 2, ĐH Luật Hà Nội do đồng chí Phan Thị Hồng Hà, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tư pháp dẫn đầu, đã đến thăm Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam.

Đọc thêm

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tới thăm Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân và Chi Đội kiểm ngư số 4

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh và đoàn công tác tới thăm Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân.
(PLVN) - Chiều nay (24/4) Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do ông Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp làm Trưởng đoàn cùng 50 thành viên là đại diện các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự đã tới thăm Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân và Chi Đội kiểm ngư số 4.

Hội Cựu chiến binh Bộ Tư pháp tri ân các "địa chỉ đỏ", thăm lại chiến trường xưa dọc Miền Trung - Tây Nguyên

Đoàn CCB Bộ Tư pháp thực hiện nghi lễ dâng hương hoa, tưởng niệm tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn. Ảnh: Nguyên Phong
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Hội Cựu chiến binh (CCB) Bộ Tư pháp đã bắt đầu chuyến hành trình tri ân thăm chiến trường xưa dọc dải đất miền Trung – Tây Nguyên với các “địa chỉ đỏ” đầu tiên là mảnh “đất lửa” Quảng Trị, Huế anh hùng.

Sở Tư pháp Điện Biên quyết tâm xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh

Tập thể công chức, viên chức và người lao động Sở Tư pháp Điện Biên quyết tâm xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.
(PLVN) - Những năm qua, Sở Tư pháp tỉnh Điện Biên luôn chú trọng công tác xây dựng Đảng, không ngừng sáng tạo, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động ; thực hiện các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên. Qua đó, góp phần t hực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị được giao, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

THADS Nam Định đẩy mạnh phong trào thể thao, nâng cao sức khoẻ

Cục Thi hành án dân sự tỉnh Nam Định tổ chức giải thi đấu chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.
(PLVN) - Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam (28/8), Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Nam Định tích cực đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao, trong đó nổi bật là hoạt động của Câu lạc bộ (CLB) Pickleball.​

Báo Pháp Luật Việt Nam trao tặng mái ấm Tư pháp cho 3 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Hà Tĩnh

Báo Pháp Luật Việt Nam trao tặng mái ấm Tư pháp cho 3 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Hà Tĩnh

(PLVN) - Trong những ngày giữa tháng Tư đầy nắng, tại Hà Tĩnh, ba mái ấm mới đã kịp hoàn thiện, mang theo hơi ấm của tình người, của sẻ chia. Ba mái ấm này là sản phẩm do Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với một số đơn vị và Công ty cổ phần MBN Jupiter mang đến tặng 3 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Hà Tĩnh.

Hội thảo bàn về vấn đề văn hóa tuân thủ pháp luật

Hội thảo bàn về “văn hóa tuân thủ pháp luật” do Cục PBGDPL&TGPL tổ chức.
(PLVN) - Làm thế nào để mọi người cảm thấy pháp luật là một điểm tựa, luôn tin tưởng tự giác chấp hành; cần làm gì để tuân thủ pháp luật trở thành nét văn hóa trong đời sống xã hội… là nội dung được đưa ra phân tích, thảo luận tại Hội thảo “Bàn về thuật ngữ, nội hàm, tiêu chí đánh giá, đo lường văn hóa tuân thủ pháp luật” do Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý (PBGDPL&TGPL, Bộ Tư pháp) tổ chức ngày 14/4 tại TP HCM.

Chiến dịch số hóa hộ tịch tại Nghệ An – Bài 2: Không chỉ là số hóa, mà là một cuộc chuyển mình

Số hóa hộ tịch giúp các cán bộ tư pháp giảm áp lực công việc, hạn chế các sai sót như khi xử lý trên hồ sơ giấy.
(PLVN) - Không còn là những xếp hàng dài chờ đợi, không còn những lần lặn lội đi – về chỉ vì thiếu một tờ giấy, chiến dịch số hóa hộ tịch ở Nghệ An đang mở ra một chương mới cho nền hành chính công – nơi người dân trở thành trung tâm của sự phục vụ. Dưới bàn tay cần mẫn của những cán bộ tư pháp, từng dữ liệu hộ tịch được “sống dậy” trong không gian số, kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, góp phần định hình một chính quyền số gần dân, hiểu dân và hành động vì dân.

Chiến dịch 30 ngày đêm số hóa hộ tịch tại Nghệ An - Bài 1: Quyết tâm vượt khó hoàn thành nhiệm vụ

Chiến dịch 30 ngày đêm số hóa dữ liệu hộ tịch tại Nghệ An là một bước tiến lớn trong công cuộc hiện đại hóa hành chính công.
(PLVN) -  Sâu trong những trụ sở xã vùng cao, dưới ánh đèn muộn và đường truyền Internet chập chờn, có những con người miệt mài chuyển từng dòng thông tin hộ tịch từ trang giấy cũ sang nền tảng số. Chiến dịch số hóa 30 ngày đêm tại Nghệ An không chỉ là cuộc vận động hành chính quy mô lớn – mà là bước tiến đầy nhân văn của ngành Tư pháp, nơi mỗi cán bộ học cách đi nhanh, làm kỹ và đặt lợi ích người dân làm trung tâm.